Cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng cực hay
Bài viết Cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng cực hay
Phương pháp xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng:
Bài toán 1: Xác định vùng đặt của mắt để nhìn thấy vật bằng cách vẽ hai tia tới từ vật sáng đến mép gương và vẽ tia phản xạ của các tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia phản xạ này là vùng đặt mắt ta nhìn thấy vật.
Bài toán 2: Vẽ ảnh của mắt bằng cách lấy đối xứng qua gương. Từ ảnh này kẻ các đường tới mép gương (về phía trước gương). Vùng giới hạn bởi hai tia đó là vùng nhìn thấy của mắt.
Bài tập
Câu 1: Tại các cửa hiệu hớt tóc, để khách có thể quan sát phần sau gáy của mình chủ cửa hiệu cần phải đặt 2 gương phẳng như thế nào?
Lời giải:
Để các khách có thể quan sát sau gáy của mình, chủ tiệm cắt tóc cần đặt 2 gương song ở hai bức tường đối diện nhau. 1 gương sau lưng khách, 1 cái trước mặt khách. Để ảnh sau gáy của khách ở gương sau lưng sẽ là vật đối với gương trước mặt khách và khác sẽ nhìn thấy ảnh của gáy trong gương thứ nhất này.
Câu 2: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (như hình vẽ)
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng.
b. Xác định và gạch chéo vùng đặt mắt có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’.
Lời giải:
a) Có 2 cách để vẽ ảnh:
Cách 1: Vẽ ảnh của A và B bằng cách vẽ hai tia bất kì tới gương, sau đó nối A với B.
Cách 2: Lấy đối xứng AB qua gương.
b) Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách từ A và B vẽ các tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ. Đặt mắt trong vùng tia phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh A’B’ của AB.
Câu 3: Tại sao ở các phòng hẹp hoặc căn hộ có diện tích nhỏ, người ta thường khuyên lắp một gương phẳng lớn đối diện với cửa.
Lời giải:
Gương phẳng có tác dụng phản xạ ánh sáng, nó tạo ra ảnh ảo cùng chiều và có kích thước bằng vật, ảnh cách vật một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Khi treo gương lên tường nó sẽ tạo ra các ảnh ảo cùng chiều, cùng kích thước vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Khi treo gương một cách khéo léo, ta có cảm giác căn phòng rộng gấp đôi, điều này tạo cảm giác dễ chịu cho người sống trong căn phòng đó.
Câu 4: Tại sao bác tài xế ngồi đằng trước xe mà vẫn nhìn thấy đằng sau xe dù không ngoái đầu lại?
Lời giải:
Ở phía trước khoang lái có gắn một cái gương, mặt kính hướng về phía sau lưng bác tài xế, do vậy bác tài xế chỉ cần quay gương một góc thích hợp rồi nhìn vào kính là có thể thấy được những người và vật phía sau mà không cần ngoái đầu lại.
Câu 5: Trong hình dưới đây cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, có hai tia tới SI và SK chiếu tới gương.
a) Xác định ảnh của S
b) Vẽ hai tia phản xạ của SI và SK
c) Đánh dấu vị trí đặt mắt để nhìn được ảnh S’
d) Giải thích vì sao ta thấy được ảnh của S mà không hứng được ảnh.
Lời giải:
a) Có 2 cách vẽ ảnh của S.
Cách 1: Vẽ hai tia phản xạ IJ và KJ’, hai tia này có đường kéo dài cắt nhau ở đâu thì đó là ảnh S’ của S.
Cách 2: Lấy S’ đối xứng với S qua gương phẳng.
b) Vẽ tia phản xạ của SI và SK bằng cách vẽ pháp tuyến tại I và K sau đó vẽ tia phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
c) Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách vẽ hai tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ của các tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia này là vùng mắt nhìn thấy ảnh S’ của S.
d) Ta nhìn thấy ảnh của S vì có các tia phản xạ đi vào mắt ta, các tia phản xạ này có đường kéo dài cắt nhau, nên ảnh tạo ra là ảnh ảo. Vì vậy ta không hứng được ảnh này.
Câu 6: Hai quả cầu nhỏ A và B được đặt trước một gương phẳng như hình dưới đây. Đặt mắt ở vị trí nào thì nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia? Vẽ hình.
Lời giải:
Hai quả cầu A và B sẽ cho hai ảnh A’ và B’. Ta nhìn thấy các ảnh này do tia sáng từ vật đến gương phản xạ lại mắt ta. Tia phản xạ của tia tới từ vật A đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh A’ của A. Tia phản xạ của tia tới từ vật B đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh B’ của B. Vậy nếu tia phản xạ của A và B trùng nhau đi vào mắt ta thì ta sẽ thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.
Hình vẽ:
Câu 7: Một người đứng trước một gương phẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng như hình 5.11
a) Dùng hình vẽ xác định khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ
b) Nếu người ấy tiến lại gần gương thì khoảng PQ thay đổi thế nào?
Lời giải:
a) Khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương phải thỏa mãn điều kiện: Tất cả các điểm sáng nằm trên tường trong khoảng PQ đều có tia sáng phát ra đến đập vào mặt gương, bị phản xạ và đi vào mắt M của người quan sát. Vậy tia tới PI và QJ phải nằm trên đường kéo dài gặp ảnh M’ của M.
Cách vẽ:
+ Vẽ ảnh M’ của mắt M qua gương.
+ Nối điểm mép gương I và J với M’ và kéo dài ra sau cắt tường tại P và Q.
Như vậy mọi tia tới xuất phát từ một điểm bất kì trên tường nằm trong khoảng PQ trên tường đều cho tia phản xạ trên gương đi được vào mắt M.
b) Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì ảnh M’ của mắt M cũng tiến lại gần gương hơn, khi đó tia IP và JQ sẽ loe rộng hơn, suy ra khoảng PQ sẽ tăng lên.
Câu 8: Một nguồn sáng S được đặt trước một gương phẳng như hình 5.12.
a) Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S.
b) Nếu đưa S lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào?
Lời giải:
a) Để mắt M có thể quan sát thấy ảnh S’ của S thì mắt phải nằm trong vùng không gian chứa chùm tia phản xạ. Đó chính là vùng không gian giới hạn tạo bởi chìm phản xạ trên mép gương.
Xác định khoảng không gian cần đặt mắt
+ Vẽ ảnh S’ của S đối xứng qua gương.
+ Gọi I và J là các diểm nằm trên mép gương; Nối S’I và S’J
Vùng không gian trước gương giới hạn tạo bởi cùm phản xạ S’I và S’J như hình 5.12a là vùng có thể đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S’.
b) Nếu đưa S lại gần gương hơn thì ảnh S’ của S cũng tiến gần gương hơn, khi đó chùm phản xạ giới hạn bởi hai tia SI và S’J sẽ loe rộng hơn, nên khoảng không gian này sẽ tăng lên.
Câu 9: Đặt một gương phẳng trước một vật như thế nào thì nhìn thấy ảnh của vật lộn ngược so với vật? Vẽ hình minh họa.
Lời giải:
Do tính đối xứng của ảnh và vật qua một gương phẳng, để ảnh lộn ngược so với vật thì cần đặt gương sao cho ảnh và vật cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc so với gương.
Hình vẽ minh họa:
Câu 10: Tại sao ở các xe cứu thương thường in ngược chữ AMBULANCE trước mũi xe?
Lời giải:
Vì các dòng chữ khi phản xạ qua gương phẳng cho ảnh các dòng chữ ngược lại. Do đó các dòng chữ AMBULANCE được in ngược trên xe khi phản xạ qua kính của các xe phía trước sẽ cho dòng chữ AMBULANCE bình thường, nhằm giúp các phương tiện vận tải khác chạy trước xe cứu thương có thể đọc được dễ dàng thông điệp cấp cứu của xe phía sau để nhường đường cho xe cấp cứu.
Bài tập bổ sung
Bài 1: Khi xếp hàng trong tiết học thể dục. Em là một học sinh đứng trong hàng. Em hãy mô tả cách để xác định xem mình đã thẳng hàng hay chưa.
Bài 2: Để trồng một hàng cây (có số lượng nhiều hơn hoặc bằng 3 cây). Em hãy mô tả cách để xác định xem mình đã trồng các cây thẳng hàng hay chưa.
Bài 3: Một người đứng trước gương phẳng (hình vẽ). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích vì sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?
Bài 4: Hai em A, B đứng trước gương phẳng như hình vẽ. Xác định vùng quan sát được của em A qua gương bằng cách vẽ. Từ đó xét xem hai em có nhìn thấy nhau qua gương không?
Bài 5: Cho điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’. Nêu cách vẽ.
Bài 6: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (như hình vẽ).
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng.
b. Xác định và gạch chéo vùng đặt mắt có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’.
Bài 7: Lan có 2 chiếc gương phẳng. Lan dùng cách nào có thể quan sát phần tóc sau gáy của mình?
Bài 8: Hai nguồn sáng C, D được đặt trước một gương phẳng như hình vẽ.
a) Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của C, D.
b) Nếu đưa D lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào?
Bài 9: Hai vật A và B đặt trước một tấm gương phẳng như ảnh dưới đây. Để có thể nhìn thấy ảnh của vật này che ảnh của vật kia thì nên đặt mắt ở vị trí nào? Vẽ hình minh họa.
Bài 10: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (như hình vẽ). Hãy xác định cách đặt mắt để:
a. chỉ thấy ảnh của A.
b. chỉ thấy ảnh của B.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 5: Bài tập về bóng tối, bóng nửa tối nâng cao cực hay (có lời giải)
- Dạng 6: Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng hay, có đáp án
- Dạng 7: Cách Vẽ đường đi của tia sáng và ảnh tạo bởi gương phẳng hay, có đáp án
- Dạng 9: Cách giải bài tập về gương phẳng nâng cao cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều