Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Tiếng hát của người đá - Kết nối tri thức
Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Tiếng hát của người đá sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Tiếng hát của người đá - Kết nối tri thức
Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 4 Bài 1: Đọc các câu trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 10) và thực hiện yêu cầu.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.
Câu |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Trời không mưa. |
|
|
Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. |
|
|
- Ghi lại các cụm chủ ngữ - vị ngữ của câu ở ví dụ b. Từ nên có tác dụng gì trong câu?
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ nhất |
|
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ hai |
|
Tác dụng của từ nên trong câu |
|
Trả lời:
Câu |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Trời không mưa. |
Trời |
không mưa. |
Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. |
Ruộng đồng |
khô hạn, nứt nẻ. |
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ nhất |
Trời – không mưa |
Cụm chủ ngữ - vị ngữ thứ hai |
ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ. |
Tác dụng của từ nên trong câu |
Là từ nối hai cụm chủ vị với nhau. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 5 Bài 2: Xác định câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thủy cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
(Theo Băng Sơn)
- Câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ là: ……………………………………………...
- Từ có tác dụng nối các cụm chủ ngữ - vị ngữ là: …………………………………
Trả lời:
– Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn là: Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
– Từ có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ là: nhưng
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 5 Bài 3: Khoanh vào những đáp án đúng về câu ghép.
A. Câu ghép là câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
B. Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại.
C. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu.
D. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau.
Trả lời:
- Các đáp án đúng là:
B. Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ - vị ngữ ghép lại.
C. Mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu.
D. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 5 Bài 4: Tìm câu ghép trong đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 10) và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
Câu ghép |
Các vế trong câu ghép |
|
Vế 1 |
Vế 2 |
|
Câu số: |
|
|
Câu số: |
|
|
Trả lời:
Câu ghép |
Các vế trong câu ghép |
|
Vế 1 |
Vế 2 |
|
Câu số: 2 |
Cỏ gần nước tươi tốt |
trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi |
Câu số: 3 |
đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối |
chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. |
Trả lời:
- Câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá:
+ Tuy Nai Ngọc chỉ là một người đá nhưng cậu bé có một tấm lòng thơm thảo, biết cưu mang và đem hạnh phúc tới cho dân làng.
+ Nai Ngọc không gắn bó được lâu dài với làng, song cậu sẽ mãi là người hùng khó quên trong tâm trí mọi người.
Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 6 Bài 1: Đọc bài Chú bé vùng biển ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 11) và thực hiện yêu cầu.
a. Người được tả trong bài văn là ai?
…………………………………………………………………………
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và nêu nội dung chính của mỗi phần.
Phần |
Nội dung chính |
|
Mở bài |
Từ đầu đến ............ ............................... |
|
Thân bài |
Tiếp theo đến ......... ............................... |
|
Kết bài |
Phần còn lại |
|
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?
Ngoại hình |
Tầm vóc so với lứa tuổi |
Cao hơn hẳn các bạn một cái đầu |
Dáng người |
|
|
Nước da |
|
|
Gương mặt |
|
|
Trang phục |
|
|
Hoạt động |
Việc làm, cử chỉ,... |
- Lúc đan lưới: - Lúc trông thấy các bạn: |
Sở trường |
Điểm mạnh nổi trội |
|
d. Bằng cách nào, tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả?
Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả |
- Từ ngữ tả ngoại hình: - Từ ngữ tả hoạt động: |
Sử dụng hình ảnh so sánh |
- Tả ngoại hình: - Tả hoạt động: |
|
|
Trả lời:
a. Người được tả trong bài văn trên là Thắng, cậu bé được ví như con cá vược của thôn Bần, là người bơi giỏi trong số đám trẻ của thôn.
b.
Phần |
Nội dung chính |
|
Mở bài |
Từ đầu đến “đáng gờm nhất của bọn trẻ” |
Giới thiệu nhân vật Thắng và tài năng của cậu bé. |
Thân bài |
Tiếp theo đến “biến đi như một con cá”. |
Miêu tả dáng vóc, thân hình, tư thế và tác phong làm việc, cách bơi của cậu bé Thắng. |
Kết bài |
Phần còn lại |
Miêu tả thái độ, cảm xúc của bạn bè với cậu bé Thắng. |
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra:
Ngoại hình |
Tầm vóc so với lứa tuổi |
Trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. |
Dáng người |
Thân hình rắn chắc, cân đối, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế chắc nịch. |
|
Nước da |
Nước da rám đỏ khoẻ mạnh |
|
Gương mặt |
Cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra. |
|
Trang phục |
Cởi trần |
|
Hoạt động |
Việc làm, cử chỉ,… |
- Lúc đan lưới: tấm lưới phủ lên hai đầu gối; cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt; tay thoăn thoắt vá lưới, mắt thỉnh thoảng nhìn lên bờ. - Lúc trông thấy các bạn: bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước, êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá. |
Sở trường |
Điểm mạnh nổi trội |
Bơi ngụp, lặn xuống nước giỏi như một con cá. |
d. Tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả bằng cách:
Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả |
- Từ ngữ tả ngoại hình: nước da rám đỏ; thân hình rắn chắc, cân đối, nở nang, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi - Từ ngữ tả hoạt động: thoăn thoắt vá lưới, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước, ngụp một cái lặn biến. |
Sử dụng hình ảnh so sánh |
- Tả ngoại hình: hai cánh tay gân guốc như hai mái bơi chèo - Tả hoạt động: cậu bé bơi giỏi như một con cá |
Đặt người được tả vào thế được ngưỡng mộ trầm trồ |
Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục; địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.
|
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả người:
+ Bố cục của bài văn phải đảm bảo có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Cách lựa chọn chi tiết miêu tả: cần chọn lựa các chi tiết tiêu biểu, khi miêu tả có thể làm rõ liên tưởng, hình dung về người được tả.
+ Cần quan sát người được tả thật kĩ: về ngoại hình, thói quen, cử chỉ, hành động, công việc, quan hệ của người đó với mọi người xung quanh.
+ Chọn từ ngữ miêu tả thích hợp: dùng từ ngữ phù hợp với người miêu tả về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp.
Vận dụng
Trả lời:
“Bà hiền như suối trong”. Đây là câu thơ mà em rất thích. Bởi vì em rất yêu bà của em. Bà đã chăm sóc em từ lúc lọt lòng và đã ru em bằng những câu hát ru êm dịu, ngọt ngào.
Bà em là một người phụ nữ tần tảo, đầy nghị lực. Bà luôn phải chống chọi với lưng còng. Tóc bà bạc phơ. Hai má bà đã hóp, thái dương hơi nhô. Trên khuôn mặt bà đã có nhiều nếp nhăn nhưng bà vẫn có những nét đẹp của bà thời con gái. Đó là khuôn mặt hình trái xoan, chiếc mũi cao và hàm răng đều. Tuy lưng bà còng, chân đi chậm nhưng bà vẫn tham công tiếc việc, chẳng mấy khi ngồi không. Từ sáng sớm, bà đã dậy cho gà ăn, nấu cơm, đun nước, quét nhà, quét sân… Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, tưới cây, bón phân cho cây.
Bà rất hiền và tốt bụng. Với con, với cháu bà yêu thương hết mực. Lần nào em về với bà, bà cũng có bánh hay kẹo cho em, khi thì kẹo lộc của bà đi lễ chùa, khi thì bánh của các bác về thăm nhà biếu bà. Đặc biệt bà chẳng bao giờ quên hỏi han về việc học hành của em và công việc của bố mẹ em. Bà luôn căn dặn nhắc nhở em về cách cư xử với mọi người và phải chăm học. Với hàng xóm láng giềng, bà luôn thăm hỏi, chia sẻ khi ốm đau; giúp đỡ người kém may mắn, gia đình khó khăn.
Em luôn kính trọng và mong bà sống lâu bởi em luôn hiểu rằng: tình thương yêu bà dành cho em là vô tận!
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 9 Bài 2: Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.
- Tên sách báo: ………………………………………………
- Việc tốt được nói tới: …………………………………………
Trả lời:
- Tên sách báo: báo Tuổi trẻ
- Việc tốt được nói tới: Khen thưởng học sinh lớp 11 dũng cảm truy đuổi 10 km bắt kẻ trộm xe máy chuyên nghiệp.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT