Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Hạt gạo làng ta - Kết nối tri thức
Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Hạt gạo làng ta sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Hạt gạo làng ta - Kết nối tri thức
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 12 Bài 1: Chép lại câu ghép trong các đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 19) và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
Câu ghép |
Kết từ nối các vế câu |
M: Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. |
còn |
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Câu ghép |
Kết từ nối các vế câu |
M: Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. |
còn |
Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. |
nhưng |
Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành. |
và |
Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên. |
rồi |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 13 Bài 2: Tìm các vế của mỗi câu ghép và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.
Câu |
Các vế của câu ghép |
Cách nối các vế câu khác với bài tập 1 |
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xóa. |
- Vế 1: ………………….
- Vế 2: ………………….. |
|
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. |
- Vế 1: …………………..
- Vế 2: ………………….. |
|
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc ca da dưới vệ sông. |
- Vế 1: …………………..
- Vế 2: …………………..
- Vế 3: ………………….. |
|
Trả lời:
Câu |
Các vế của câu ghép |
Cách nối các vế câu khác với bài tập 1 |
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xóa. |
- Vế 1: Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng - Vế 2: hoa sở và hoa kim anh trắng xóa. |
|
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. |
- Vế 1: dòng sông sáng rực lên - Vế 2: những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. |
So với bài tập 1, cách nối các vế câu dùng kết từ; còn ở bài tập này, các vế câu ghép nối với nhau thông qua các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy. |
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc ca da dưới vệ sông. |
- Vế 1: tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; - Vế 2: tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; - Vế 3: tháng Chín, tháng Mười, đi móc ca da dưới vệ sông. |
|
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 13 Bài 3: Điền kết từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu ghép dưới đây:
và, rồi, còn, nhưng |
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ ........................... nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng ........................... cún con cũng vậy.
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc ........................... ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau tỏa hương.
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố ........................... em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Trả lời:
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ nhưng nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng và cún con cũng vậy.
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc còn ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố rồi em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Trả lời:
“Hạt gạo làng ta” là một bài thơ hay được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết nên. Có lẽ vì bài thơ có câu từ quá hay, quá ý nghĩa mà nhạc sĩ Trần Viết Bính đã phổ nhạc, cho ra đời ca khúc “Hạt gạo làng ta”. Bài hát với giai điệu du dương, giọng điệu hồn nhiên vui tươi. “Hạt gạo làng ta” không dừng lại ở một tác phẩm thơ, một tác phẩm nhạc; nó là nỗi lòng và tình yêu “hạt vàng” của nhân dân Việt Nam bao đời nay.
Quả nhiên, hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
(Nguyễn Kiên)
Trả lời:
- Vào mùa xuân, bầu trời trong xanh và nắng thì vàng rực rỡ.
- Hoa bưởi thì nồng nàn còn hoa cau thoảng qua.
Viết: Quan sát để viết bài văn tả người
Yêu cầu: Quan sát một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp và ghi lại kết quả quan sát.
G: Khi quan sát (hoặc nhớ lại những đặc điểm của người được chọn quan sát và miêu tả), cần lựa chọn một số chi tiết tiêu biểu (về ngoại hình, hoạt động, sở trường, sở thích,...) thể hiện nét riêng, giúp phân biệt người được tả với những người khác.
- Người được em chọn để quan sát: ………………………………………………..
- Kết quả quan sát:
Ngoại hình (dáng người, nước da, gương mặt, trang phục,...) |
|
Hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói,...) |
|
Sở trường, sở thích,... |
|
Trả lời:
- Người được em chọn để quan sát: Mẹ của em
- Kết quả quan sát:
Ngoại hình (dáng người, nước da, gương mặt, trang phục,...) |
Dáng người cao dỏng, mặt mẹ hình trái xoan, tóc đen, môi chúm chím hay cười; tay mẹ hơi nhăn vì làm việc vất vả. |
Hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói,...) |
Mẹ nấu cơm cho gia đình mỗi bữa, mẹ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để quét dọn, giặt giũ đồ dùng; đi chợ, kể chuyện cho cả gia đình cùng nghe. |
Sở trường, sở thích,... |
Mẹ em thích hát, thích được xem phim cùng gia đình. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 16 Bài 2: Kết quả quan sát của em đạt được những yêu cầu nào dưới đây?
□ Lựa chọn được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động,...
□ Sắp xếp các đặc điểm để miêu tả theo trình tự hợp lí.
□ Chú ý sử dụng từ ngữ, hình ảnh,... có sức gợi tả.
Trả lời:
- Em soát lại bài và chọn ô tương ứng.
Vận dụng
Trả lời:
- Em trao đổi với người thân và ghi lại một số đặc điểm nổi bật.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT