Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 9 trang 32, 33, 34

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tuần 9 trang 32, 33, 34 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai Tập 1.

Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 9 trang 32, 33, 34

Tiết 1 (trang 32, 33)

1.Đọc (trang 32, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Chuyện của thước kẻ

Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.

Những ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì: “Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?”. Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp: “Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!”.

Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói: “Bạn soi thử xem nhé!”.

Thước kẻ cao giọng: “Đó không phải là tôi!”.

Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường.

Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên. Đem về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực. Từ đó, chúng lại hoà thuận, chăm chỉ như xưa.

(Theo Nguyễn Kiên)

Trả lời

Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu, …

2.(trang 32, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Đánh dấu X vào ô trống trước đáp án đúng.

a. Câu chuyện nhắc tới những đồ dùng học tập nào?

 

Bảng, phấn, tẩy

 

Bút mực, bút chì, thước kẻ

 

Kéo, giấy màu, bút màu

b. Bút mực phát hiện điều gì?

 

Thước kẻ không kẻ được

 

Thước kẻ bị mất một góc

 

Thước kẻ hơi cong

c.Hành động nào của thước kẻ cho thấy thước kẻ rất kiêu ngạo?

 

Kẻ từng đường thẳng tắp

 

Luôn cúi đầu nhìn xuống

 

Ngực cứ ưỡn mãi lên

d.Vì sao bút mực lại mang gương đến cho thước kẻ soi?

 

Để thước kẻ thấy mình bị hơi cong

 

Để thước kẻ thấy mình rất đẹp

 

Để thước kẻ thấy mình rất thẳng

 Trả lời

a. Câu chuyện nhắc tới những đồ dùng học tập nào?

 

Bảng, phấn, tẩy

X

Bút mực, bút chì, thước kẻ

 

Kéo, giấy màu, bút màu

b. Bút mực phát hiện điều gì?

 

Thước kẻ không kẻ được

 

Thước kẻ bị mất một góc

X

Thước kẻ hơi cong

c.Hành động nào của thước kẻ cho thấy thước kẻ rất kiêu ngạo?

 

Kẻ từng đường thẳng tắp

 

Luôn cúi đầu nhìn xuống

X

Ngực cứ ưỡn mãi lên

d.Vì sao bút mực lại mang gương đến cho thước kẻ soi?

X

Để thước kẻ thấy mình bị hơi cong

 

Để thước kẻ thấy mình rất đẹp

 

Để thước kẻ thấy mình rất thẳng

 

3.(trang 33, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Hành động nào của thước kẻ cho thấy thước kẻ nhận ra lỗi lầm của mình?

Trả lời

Thước kẻ quay về xin lỗi bút mực

4.(trang 33, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Trả lời

Mỗi người không nên kiêu ngạo, xem thường người khác mà cần khiên tốn, sống cởi mở và đoàn kết với bạn bè

Tiết 2 (trang 33, 34)

1.(trang 33, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?

 

Mẹ mua cho em, cặp sách, thước kẻ và bút chì màu.

 

Mẹ mua, cho em cặp sách, thước kẻ và bút chì màu.

 

Mẹ mua cho em cặp sách, thước kẻ và bút chì màu.

 Trả lời

 

Mẹ mua cho em, cặp sách, thước kẻ và bút chì màu.

 

Mẹ mua, cho em cặp sách, thước kẻ và bút chì màu.

X

Mẹ mua cho em cặp sách, thước kẻ và bút chì màu.

 2.(trang 33, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Tìm trong bài Chuyện của thước kẻ 3 từ ngữ cho mỗi nhóm dưới đây:

Từ ngữ chỉ sự vật

 

Từ ngữ chỉ hoạt động

 

Từ ngữ chỉ đặc điểm

 

Trả lời

Từ ngữ chỉ sự vật

cặp sách, thước kẻ, bút mực

Từ ngữ chỉ hoạt động

vẽ, ưỡn, cầm

Từ ngữ chỉ đặc điểm

thẳng tắp, cong, giỏi

 3.(trang 34, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Viết 1-2 câu nói về đặc điểm nổi bật của thước kẻ (hoặc bút mực, bút chì).

Trả lời

Thước kẻ ban đầu là một kẻ kiêu ngạo, ích kỉ, xem thường người khác. Nhưng sau này thước kẻ đã nhận ra lỗi của mình và chủ động xin lỗi bút mực.

Tiết 3 (trang 34)

1.(trang 34, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

a. Điền vào chỗ trống r, d, hoặc gi.

Tinh mơ em thức ...ậy

...ửa mặt rồi đến trường

Em bước vội trên đường

Núi ...ăng hàng trước mặt.

(Theo Thanh Hào)

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã.

Cái chôi thấy rác quét nhà

Cây kim sợi chi giúp bà may vá

Quyên vơ chép chư ca ngày

Ngọn mướp xoè lá, vươn tay leo giàn.

(Theo Nguyễn Văn Chương)

Trả lời

a. Điền vào chỗ trống r, d, hoặc gi.

Tinh mơ em thức dậy

Rửa mặt rồi đến trường

Em bước vội trên đường

Núi giăng hàng trước mặt.

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã.

Cái chổi thấy rác quét nhà

Cây kim sợi chỉ giúp bà may vá

Quyển vở chép chữ cả ngày

Ngọn mướp xoè lá, vươn tay leo giàn.

2.(trang 34, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Viết 3-4 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập mà em gắn bó đã lâu.

Gợi ý:

- Đó là đồ dùng học tập nào?

- Em gắn bó với nó từ bao giờ?

- Nó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng? (Hoặc nó có lợi ích gì?)

- Em có suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

Trả lời

Em có một hộp bút đã gắn bó với em rất lâu. Đó là quà mẹ thưởng khi em được điểm cao vào năm trước. Hộp bút màu của em có hình chữ nhật, dài khoảng 1 gang tay, hộp được trang trí với nhiều màu sắc bắt mắt. Em rất yêu và trân trọng hộp bút màu của em.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 (Dành cho buổi học thứ hai) bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 2 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên