Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 14 trang 48, 49, 50
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tuần 14 trang 48, 49, 50 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Buổi học thứ hai Tập 1.
Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 14 trang 48, 49, 50
1. Đọc (trang 48, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Lời cho má
Má tôi là nông dân. Nghĩ đến má, trong tôi hiện lên đôi bàn chân ngắn, bè ra vững chãi, những cái móng chân khắn phèn, dày, đầy xơ; một khuôn mặt sạm đen nửa đêm thao thức, nghe gió về, lo lúa đang trổ ngoài đồng bị lép hạt.
Bảy tuổi, má dạy tôi trồng rau, tưới rẫy. Tôi lon ton đi chặt cây, kiếm sậy về cho má làm giàn cho dưa leo, mướp, đậu rồng. Những buổi chiều còn nắng, má xới đất, lên giồng,tôi lấy dao phay băm cho đất tơi ra để kịp lúc ba đi làm về gieo hạt cải. Ba má tưới thùng to, tôi thùng nhỏ, nước sánh ra ướt đầm ướt đìa. Tôi biết chổng mông ngồi rửa rau cần, ngò gai ở cầu ao cho má bó từng lọn nhỏ. Tay tôi mới bợt bạt một chút má đã xót xa. Kẽ tay má đầy những mảng nước ăn, đau nhức tới từng đốt xương sao má không than hả má.
Nửa khuya ra chợ, tôi xách cái giỏ nhỏ chỉ đựng ghế với mấy cái bao để bày hàng, má đội thúng ngò, má cứ hỏi có lạnh lắm hông con. Nước từ cái thúng đội đầu cứ nhỏ long tong xuống đôi vai má. Khi đó tôi không hề biết hỏi má ơi má có lạnh không, mà chỉ câu nói của tôi, má ấm lòng thêm biết chừng nào.
(Theo Nguyễn Ngọc Tư)
- Khắn phèn: dính phèn lâu ngày (phèn: một chất muối màu nâu sẫm ở vùng đất chua mặn).
- Nước ăn: bệnh nấm ở kẽ chân, kẽ tay, do tiếp xúc nhiều với nước bẩn.
- Nửa khuya: lúc nửa đêm về sáng, sáng tinh mơ.
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu, …
2.(trang 48, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.
a. Người mẹ trong bài là nông dân. |
|
b. Người mẹ ấy rất đẹp. |
|
c. Người mẹ rất vất vả. |
|
d. Người mẹ đã dạy con rất nhiều việc như trồng rau, tưới rẫy,… |
|
e. Người mẹ không bao giờ than vãn về nỗi cực nhọc của mình. |
|
g. Người con trong bài sớm biết giúp mẹ nhiều công việc. |
|
h. Người mẹ thường xót xa mỗi khi nhìn con vất vả. |
|
i. Người con thường nói những câu sẻ chia với nỗi vất vả của mẹ. |
|
Trả lời
a. Người mẹ trong bài là nông dân. |
X |
b. Người mẹ ấy rất đẹp. |
S |
c. Người mẹ rất vất vả. |
Đ |
d. Người mẹ đã dạy con rất nhiều việc như trồng rau, tưới rẫy,… |
Đ |
e. Người mẹ không bao giờ than vãn về nỗi cực nhọc của mình. |
Đ |
g. Người con trong bài sớm biết giúp mẹ nhiều công việc. |
Đ |
h. Người mẹ thường xót xa mỗi khi nhìn con vất vả. |
Đ |
i. Người con thường nói những câu sẻ chia với nỗi vất vả của mẹ. |
S |
3. (trang 49, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả người mẹ
- Đôi bàn chân:……………….
- Những cái móng chân:…………….
- Khuôn mặt:………………….
Trả lời
- Đôi bàn chân: Ngắn, bè ra vững chãi.
- Những cái móng chân: khắn phèn, dày, đầy xơ.
- Khuôn mặt: sạm đen nửa đêm thao thức, nghe gió về, lo lúa đang trổ ngoài đồng bị lép.
4. (trang 49, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Nếu là người con trong bài, em sẽ nói với mẹ như thế nào để chia sẻ với nỗi vất vả của mẹ? Viết lại lời của em.
M: Má ơi, má có lạnh lắm không?
Trả lời
- Má ơi, má có mệt không?
- Má nghỉ ngơi một chút nhé!
- Để con phụ má!
- Má đừng làm việc nhiều quá đó!
1. (trang 49, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
(bác, dì, cô, cậu, chú, ông bà, bố mẹ)
a. Người sinh ra mình gọi là……………..
b. Người sinh ra cha mẹ gọi là……………..
c. Anh, chị của cha, mẹ gọi là……………..
d. Em trai của cha gọi là……………..
e. Em gái của cha gọi là……………….
g. Em trai của mẹ gọi là…………….
h. Em gái của mẹ gọi là……………………
Trả lời
a. Người sinh ra mình gọi là bố mẹ.
b. Người sinh ra cha mẹ gọi là ông bà.
c. Anh, chị của cha, mẹ gọi là bác.
d. Em trai của cha gọi là chú.
e. Em gái của cha gọi là cô.
g. Em trai của mẹ gọi là cậu.
h. Em gái của mẹ gọi là dì.
2. (trang 50, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Viết lại cách gọi khác ở quê em so với những từ đã điền ở bài tập 1.
M: Quê em gọi chị của cha mẹ là bá.
Trả lời
Quê em gọi em gái của cha là o.
3. (trang 50, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
(rau trái, nông dân, than vãn, yêu thương, chăm, đi chợ, cực nhọc)
Trong bài Lời cho má, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể rằng mẹ của cô là một người …………….. lam lũ. Mỗi buổi chiều, bà ………………….. rau. Sáng tinh mơ, bà lại ………………………… để bán các thứ ……………………do chính bà trồng được. Tuy ………….. nhưng không bao giờ bà ……….. Bà là một người mẹ suốt đời tần tảo, lúc nào cũng ………… con.
Trả lời
Trong bài Lời cho má, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể rằng mẹ của cô là một người nông dân lam lũ. Mỗi buổi chiều, bà chăm rau. Sáng tinh mơ, bà lại đi chợ để bán các thứ rau trái do chính bà trồng được. Tuy cực nhọc nhưng không bao giờ bà than vãn. Bà là một người mẹ suốt đời tần tảo, lúc nào cũng yêu thương con.
1. (trang 50, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Điền vào chỗ trống:
a. iên, yên hoặc uyên
ngồi ....... ....... vui h....... ngang nói h....... thuyên
b. r, d hoặc gi
...a vào ...a dẻ ...a đình nhớ da ...iết
c. ai hoặc ay
ngày m... thợ m... bài viết h... t... làm hàm nh...
Trả lời
a. iên, yên hoặc uyên
ngồi yên Yên vui Hiên ngang nói huyên thuyên
b. r, d hoặc gi
ra vào da dẻ gia đình nhớ da diết
c. ai hoặc ay
ngày mai thợ may bài viết hay Tay làm hàm nhai
2. (trang 50, Tiếng Việt 2 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)
Đọc đoạn truyện sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
Khi Thượng đế tạo ra người cha
Khi tạo ra người cha đầu tiên cho loài người, Thượng đế tạo ra một thân hình cao lớn.
Một nữ thần đi ngang qua thắc mắc:
- Sao người cha lại cao lớn đến vậy? Chả lẽ khi chơi với con thì cứ phải quỳ xuống?
Thượng đế mỉm cười:
- Nhưng nếu cho người cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?
Thấy Thượng đế nặn người cha với đôi vai rộng, lực lưỡng, vị nữ thần lại hỏi:
- Tại sao ngài phải phí phạm thế?
Thượng đế hỏi lại:
- Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi chơi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con tựa vào ngủ gật khi đi xem xiếc về khuya?
Thấy Thượng đế nặn đôi bàn tay người cha to và thô ráp, vị nữ thần lại buồn rầu:
- Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, người cha chật vật lắm mới có thể đóng tã, cài nút áo cho con.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Nếu em là Thượng đế, em sẽ giải thích như thế nào với thắc mắc cuối cùng của vị nữ thần? Viết 3 - 4 câu trả lời.
Trả lời
Đôi tay to, thô ráp bởi đôi tay ấy đã phải vất vả làm lụng, lao động mệt nhọc để nuôi đứa con khôn lớn. Nếu người cha không làm việc thì ai sẽ nuôi các con? Ai sẽ gồng gánh gia đình này? Ai sẽ bế con lên khi con vấp ngã?
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 (Dành cho buổi học thứ hai) được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 (Dành cho buổi học thứ hai) bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3