155 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chương 5: Đại cương về kim loại có đáp án hay nhất
Với các bài tập trắc nghiệm Hóa 12 Chương 5: Đại cương về kim loại có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa học 12.
155 câu trắc nghiệm Hóa 12 Chương 5: Đại cương về kim loại có đáp án hay nhất
- 15 câu hỏi trắc nghiệm Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại có đáp án
- 15 câu hỏi trắc nghiệm Tính chất của kim loại, Dãy điện hóa của kim loại có đáp án
- 7 câu hỏi trắc nghiệm Hợp kim có đáp án
- 15 câu trắc nghiệm Sự ăn mòn kim loại có đáp án
- 15 câu trắc nghiệm Điều chế kim loại có đáp án
- 15 câu trắc nghiệm Tính chất của kim loại có đáp án
- 15 câu trắc nghiệm Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án
- 5 câu trắc nghiệm Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
- 16 câu trắc nghiệm Ôn tập Hóa học 12 Học kì 1 có đáp án
- Đề thi Học kì 1 Hóa học 12 (có đáp án)
Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 5 theo bài học
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 18: Tính chất của kim loại, Dãy điện hóa của kim loại có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 19: Hợp kim có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 21: Điều chế kim loại có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 22 Luyện tập: Tính chất của kim loại có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 23 Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 24 Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
- Trắc nghiệm Ôn tập Học kì 1 có đáp án
Trắc nghiệm Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại có đáp án
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần.
B. Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng,
C. Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim trong cùng chu kì.
D. Đa số các kim loại đều có cấu tạo tinh thể.
Đáp án: A
Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm dần
Câu 2: Nguyên tố X ở ô số 24 của bảng tuần hoàn. Một học sinh đã đưa ra các nhận xét về nguyên tố X như sau :
(1) X có 6 e hoá trị yà là nguyên tố kim loại.
(2) X là một nguyên tố nhóm d.
(3) X nằm ở chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
(4) Ở trạng thái cơ bản, X có 6 e ở phân lớp s;
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
Cấu hình e của nguyên tố này là: 1s22s22p63s23p63d54s1
Các phát biểu 1,2,3 đúng
Câu 3: Xét 2 nguyên tố ở vị trí 19 và 29 trong bảng tuần hoàn. Kết luận nào sau đây là sai ?
A. Hai nguyên tố này cùng là kim loại.
B. Hai nguyên tố này thuộc cùng một chu’kì.
C. Hai nguyên tố này có cùng số e lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản.
D. Hai nguyên tố này cùng là nguyên tố s.
Đáp án: D
Nguyên tố ở vị trí 19 có cấu hình e: 1s22s22p63s23p64s1 : là nguyên tố thuộc nhóm s
Nguyên tố ở vị trí 29 có cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 : là nguyên tố thuộc nhóm d
Câu 4: Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là ls22s22p63s2, ls22s22p63s23p64s1, ls22s22p63s1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng ?
A. Y < Z < X. B. X < Z < Y.
C. X ≤ Y ≤ Z. D. Z < X < Y.
Đáp án: B
X và Z cùng chu kì, ZX > ZZ nên tính kim loại của X < Z
Y và Z cùng nhóm IA; ZY > ZZ nên tính kim loại của Y > Z
Suy ra tính kim loại: X < Z < Y
Câu 5: Kết luận nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố nhóm A có cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 đều là các kim loại.
B. Nguyên tố có Z = 19 có bán kính lớn hơn nguyên tố có Z = 11
C. Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất trong số các kim loại kiềm
D. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
Đáp án: A
he có cấu hình e lớp ngoài cùng là 1s2 và là khí hiếm
Câu 6: R là một kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. Lấy 17,55 gam R tác dụng với 25 gam dung dịch HCl 29,2%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho bốc hơi cẩn thận dung dịch tạo thành trong điều kiện không có không khí thì thu được 28,9 gam hỗn hợp rắn gồm hai chất. Kim loại R là:
A. Na B. K C. Rb D. Cs
Đáp án: D
ta có nHCl = 0,2 mol
Xét các phản ứng:
Trong 28,9 gam chất rắn bao gồm ROH và RCl ⇒ 28,9 = mR+ + mCl- + mOH-
nCl- = nHCl = 0,2 mol; mR = 17,55 gam
nOH- = 0,25 mol
nR = 0,45 mol và MR = 39 ⇒ R là kim loại K
Câu 7: Kim loại M phản ứng với oxi để tạo thành oxit. Khối lượng oxi đã phản ứng bằng 40% khối lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là:
A. Na B. Ca C.Fe D.Al
Đáp án: B
Đặt công thức của oxit kim loại là MOx
Lập bảng
X | 1/2 | 1 | 4/3 | 3/2 |
M | 20 | 40 | 53,33 | 60 |
Vậy kim loại M là Ca, oxit tạo thành là CaO
Câu 8: Một viên bi sắt có đường kính 2cm ngập trong một cốc chứa 100ml axit có pH = 0, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bán kính viên bi sắt sau phản ứng (coi rằng viên bi bị mòn đều từ mọi phí, khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3)là:
A. 0,56cm B. 0,84cm C.0,78cm D.0,97cm
Đáp án: D
Số mol H+ là 0,1 mol
Khối lượng sắt bị tan là: 2,8 gam
Vậy thể tích sắt bị mất đi:
Thể tích ban đầu của viên bi:
Vậy thể tích của viên bi sắt còn lại sau phản ứng là: V2 = V1 – V = 3,83 cm3
Bán kính viên bi còn lại:
Câu 9: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s
B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d và nguyên tố f.
D. Nguyên tố s và nguyên tố p
Đáp án: D
Câu 10: Cho nguyên tố có kí hiệu là 12X. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A. Nhóm IIA, chu kì 3
B. Nhóm IA, chu kì 3
C. Nhóm IIIA, chu kì 2
D. Nhóm IA, chu kì 2
Đáp án: A
Trắc nghiệm Tính chất của kim loại, Dãy điện hóa của kim loại có đáp án
Câu 1: Kết luận nào sau đây là sai ?
A Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
B Kim loại dẻo nhất là natri.
C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc
D Kim loại nhẹ nhất là liti.
Đáp án: B
Kim loại dẻo nhất là vàng
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Kim loại cesi được dùng để làm tế bào quang điện
B. Kim loại crom được dùng để làm dao cát kính.
C. Kim loai bạc dược dùng để làm dây dẫn điện trong gia đình
D. Kim loại chì được dùng để chế tạo điện cực trong acquy.
Đáp án: C
Mặc dù bạc dẫn điện tốt nhưng do đắt nên không dùng làm dây dẫn điện
Câu 3: Cho các kim loại sau : Li, Mg, Al, Zn, Fe, Ni. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với HCl và Cl2 thu được cùng một muối ?
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: D
Câu 4: Một học sinh tiến hành thí nghiệm : Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :
(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.
(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.
(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.
Kết luận không đúng là
A. (I). B. (II). C. (III). D. (I) (II) và (III)
Đáp án: A
Sau phản ứng, dung dịch có màu xanh nhạt của ion Fe2+; khối lượng thanh đồng và sắt tăng lên
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là
A. 64a >232b. B. 64a < 232b. C. 64a > 116b. D. 64a < 116b.
Đáp án: A
phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl
Hoà tan Cu vào dung dịch trên:
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Khi Cu tan hoàn toàn tức là
Câu 6: Thêm từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào cốc đựng hỗn hợp bột Zn và Fe, phản ứng là hoàn toàn. Mối quan hệ giữa số mol CuSO4 thêm vào và khối lượng chất rắn sau phản ứng có thể biểu diễn bằng đồ thị nào dưới đây ?
Đáp án: C
Ban đầu có phản ứng: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Sau khi hết Zn, sẽ có phản ứng: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng đều có tỉ lệ mol là 1:1
Vậy: ban đầu Cu(M = 64) thay thế Zn ( M=65) trong chất rắn, nên khối lượng chất rắn giảm
Sau khi Zn phản ứng hết, Fe bắt đầu phản ứng. Lúc này Cu (M = 64) thay hế Fe ( M = 56) trong chất rắn, nên khối lượng chất rắn tăng lên
Khi toàn bộ Fe đã phản ứng hết thì khối lượng chất rắn không thay đổi nữa
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 35,64 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp trộn vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được m + 0,72 gam kim loại. Giá trị của m là
A. 9,84. B. 8,34. C. 5,79. D. 6,96
Đáp án: D
Gọi số mol của Fe và Cu lần lượt là x và y
Xét phản ứng của Fe và Cu với AgNO3 dư, thu được 35,64 gam kim loại là Ag.
Bảo toàn e: 3x + 2y = 0,33 (1)
Xét phản ứng của Fe và Cu với CuSO4 dư:
Khối lượng hỗn hợp tăng: 64x – 56x = 0,72 (2)
Kết hợp (1) và (2) giải ra x = 0,09 và y = 0,03
Khối lượng lim loại là 6,96 gam
Câu 8: Cho 2,8 gam bột sắt và 0,81 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Khuấy kĩ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn B gồm 3 kim loại có khối lượng 8,12 gam. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 là
A.0.3M. B.0,5M. C. 0,6M. D, 1M.
Đáp án: B
Chất rắn B gồm Ag, Cu, Fe với số mol lần lượt là x, y, z
Ta có: 108x + 64y + 56z = 8,12 (1)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nFe = nH2 = 0,03 mol => z= 0,03 mol (2)
từ (1) và (2) suy ra : 108x + 64 y = 6,44 (3)
nFe ban đầu = 0,05 mol
nFe phản ứng = 0,05 – 0,03 = 0,02 mol
nAl phản ứng = 0,03 mol
theo bảo toàn e: x+ 2y = 0,03.3 + 0,02.2 = 0,13 (4)
từ (3) và (4) suy ra: x= 0,03, y= 0,05
Câu 9: Có các phản ứng như sau :
1. Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
2. Fe + Cl2 → FeCl2
3. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
4. Ca + FeCl2 dung dịch → CaCl2 + Fe
5. Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2
6. 3Fe dư + 8HNO3 loãng →3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng viết không đúng là
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
phản ứng 2,4 không đúng
Câu 10: Cho các phát biểu sau :
1. Có thể dùng lưu huỳnh để khử độc thủy ngân.
2. Có thể dùng thùng bằng kẽm để vận chuyển HNO3 dặc, nguội.
3. Ngay cả ở nhiệt độ cao, magie không tác dụng với nước.
4. Bạc để lâu trong không khí có thể bị hoá đen do chuyển thành Ag2S.
Trong các phát biểu trên, số phát biếu đứng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
phát biểu 1,4 đúng
Xem thêm Bài tập & Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Ôn thi THPT Quốc gia có đáp án khác:
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 1: Este - Lipit
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 2: Cacbohidrat
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 3: Amin, amino axit và protein
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 4: Polime và vật liệu polime
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
- Trắc nghiệm Hóa 12 Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều