Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất



Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Việc nhớ chính xác một công thức Vật Lí lớp 11 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, VietJack biên soạn bản tóm tắt Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn học tốt môn Vật Lí lớp 11 hơn.

1. Lăng kính

a) Đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính:

Các tia sáng khi qua lăng kính bị khúc xạ và tia ló luôn bị lệch về phía đáy so với tia tới.

b) Công thức của lăng kính:

sini1 = nsinr1

sini2 = nsinr2

A = r1 + r2

D = i1 + i2 – A

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

* Trong trường hợp góc i1 và góc chiết quang A nhỏ (< 10o) thì: sini ≈ i ,sini ≈ r

i1 = nr1; i2 = nr2

A = r1 + r2; D = (n -1)A

2. Thấu kính mỏng

- Thấu kính là một khối chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

a) Phân loại thấu kính

+ Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ (tạo ra chùm tia ló hội tụ khi chùm tia tới là chùm song song).

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

+ Thấu kính lõm (rìa dày) là thấu kính phân kì (tạo ra chùm tia ló phân kì khi chùm tia tới là chùm song song).

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

b) Đường đi của các tia sáng qua thấu kính hội tụ

– Tia tới (a) song song với trục chính, cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh.

– Tia tới (b) đi qua tiêu điểm vật, cho tia ló song song với trục chính.

– Tia tới (c) đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng.

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

c) Đường đi của các tia sáng qua thấu kính phân kì

– Tia tới (a) song song với trục chính, cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh.

– Tia tới (b) hướng tới tiêu điểm vật, cho tia ló song song với trục chính.

– Tia tới (c) đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng.

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

d) Quá trình tạo ảnh

+ Với thấu kính hội tụ: Vật thật hoặc ảo thường cho ảnh thật, chỉ có trường hợp vật thật nằm trong khoảng từ O đến F mới cho ảnh ảo.

+ Với thấu kính phân kì: Vật thật hoặc ảo thường cho ảnh ảo, chỉ có trường hợp vật ảo nằm trong khoảng từ O đến F mới cho ảnh thật.

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

e) Công thức thấu kính

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Quy ước: Vật thật: d > 0, Ảnh thật: d’ > 0

Thấu kính hội tụ: f > 0; Thấu kính phân kỳ: f < 0

f) Độ phóng đại của ảnh

Độ phóng đại của ảnh là tỉ số chiều cao của ảnh và chiều cao của vật:

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

* k > 0: Ảnh cùng chiều với vật.

* k < 0: Ảnh ngược chiều với vật.

Giá trị tuyệt đối của k cho biết độ lớn tỉ đối của ảnh so với vật.

g) Công thức đối với bài toán “Giữa vật và màn có 2 vị trí thấu kính hội tụ cho ảnh rõ nét trên màn”

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

3. Mắt và các tật của mắt

a) Mắt

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f thay đổi được.

Võng mạc như màn ảnh, sát đáy mắt nơi tập trung các tế bào nhạy sáng ở đầu các dây thần kinh thị giác. Trên võng mạc có điểm vàng V rất nhạy sáng.

Đặc điểm: d’ = OV = không đổi.

⇒ để nhìn vật ở các khoảng cách khác nhau (d thay đổi) ⇒ f thay đổi (mắt phải điều tiết).

b) Sự điều tiết của mắt – điểm cực viễn Cv - điểm cực cận Cc

+ Sự điều tiết của mắt: Sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể (và do đó thay đổi độ tụ hay tiêu cự của nó) để làm cho ảnh của các vật cần quan sát hiện lên trên võng mạc.

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

+ Điểm cực viễn CV: Điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt có thể thấy rõ được mà không cần điều tiết (f = fmax)

+ Điểm cực cận Cc: Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt có thể thấy rõ được khi đã điều tiết tối đa (f = fmin)

+ Giới hạn thấy rõ của mắt: Khoảng cách từ điểm cực cận Cc đến cực viễn Cv

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Mắt thường: fmax = OV, OCc = Đ = 25 cm; OCv = ∠

c) Góc trông vật và năng suất phân ly của mắt

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

+ Góc trông vật: α; tanα = Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

AB: kích thước vật; Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất = khỏang cách từ vật tới quang tâm O của mắt .

+ Năng suất phân ly của mắt: Là góc trông vật nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.

Mắt bình thường: Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

+ Sự lưu ảnh trên võng mạc: là thời gian 0,1s để võng mạc hồi phục lại sau khi tắt ánh sáng kích thích.

d) Các tật của mắt – Cách sửa

+ Cận thị: là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc.

fmax < OV; OCc < Đ ; OCv < ⇒ Dcận > Dthường

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Sửa tật: nhìn xa được như mắt thường: phải đeo một thấu kính phân kỳ sao cho ảnh vật ở qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.

fk = -OCV

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

+ Viễn thị

Là mắt khi không điề tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc .

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

fmax > OV; OCc > Đ; OCv: ảo ở sau mắt ⇒ Dviễn > Dthường

Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết, điểm Cc ở xa mắt hơn bình thường.

Sửa tật: 2 cách

+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn xa vô cực như mắt thương mà không cần điều tiết (khó thực hiện).

+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn gần như mắt thường cách mắt 25cm. (đây là cách thường dùng).

4. Kính lúp

Là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trông việc quang sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật và nằm trông giới hạn nhìn thấy rõ của mắt.

+ Cấu tạo: Gồm một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ vài cm).

+ Độ bội giác của kính lúp

* Định nghĩa:

Độ bội giác G của một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt là tỉ số giữa góc trông ảnh α của một vật qua dụng cụ quang học đó với góc trông trực tiếp α0 của vật đó khi đặt vật tại điểm cực cận của mắt.

Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

* Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Khi đó: độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.

Lưu ý: Trên vành kính thường ghi giá trị Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Ví dụ: Ghi 10x thì Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

5. Kính hiển vi

a) Định nghĩa: là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật nhỏ, với độ bội giác lớn lơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp.

b) Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:

- Vật kính O1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn (vài mm), dùng để tạo ra một ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát.

- Thị kính O2 cũng là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm), dùng như một kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên.

Hai kính có trục chính trùng nhau và khoảng cách giữa chúng không đổi.

Bộ phận tụ sáng dùng để chiếu sáng vật cần quan sát.

c) Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực: Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

δ = F'1F2 gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

Người ta thường lấy Đ = 25 cm.

6. Kính thiên văn

a) Định nghĩa: là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa (các thiên thể).

b) Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:

- Vật kính O1: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (vài m)

- Thị kính O2: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm)

Hai kính được lắp cùng trục, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

c) Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực: Công thức Vật Lí lớp 11 Chương 7 chi tiết nhất

Xem thêm tổng hợp công thức môn Vật Lí lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên