Đề cương ôn tập Văn 7 Giữa học kì 2 năm 2024



Đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 7 có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 7 giữa kì 2.

Đề cương ôn tập Văn 7 Giữa học kì 2 năm 2024

Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 KNTT Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 CTST Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 2 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 KNTT Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 CTST Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 CD




Lưu trữ: Đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 2 (sách cũ)

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Tục ngữ về con người và xã hội.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh

- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Rút gọn câu

2. Câu đặc biệt

3. Thêm trạng ngữ cho câu

4. Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

5. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

Phần III: Tập làm văn

- Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

- Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

- Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

- Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

- Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

+ Giá trị nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy đều đực đúc kết và được truyền lại qua từng thế hệ nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

• Gieo vần lưng, liệt kê, cách nói ngắn gọn, giàu nhịp điệu…

• Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

• Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

- Tục ngữ về con người và xã hội.

+ Giá trị nội dung: Tục ngữ về con người và xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người phải có.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Những câu tục ngữ về con người và xã hội sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh, ẩn dụ làm tăng thêm giá trị biểu đạt.

• Nhiều câu tục ngữ mà có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh

+ Giá trị nội dung: Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

+ Giá trị nghệ thuật:

• Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...

• Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả

• Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

+ Giá trị nội dung:

• Qua văn bản chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

• Tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

• Lập luận theo trình tự hợp lí.

• Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ.

• Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Rút gọn câu

- Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN – VN, hoặc cả CN và VN.

Ví dụ: - Những ai ngồi đây?

- Ông lý Cựu với ông Chánh hội.

→ Rút gọn vị ngữ

- Tác dụng của câu rút gọn:

+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ đã xuất hiện trong câu trước.

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

- Cách dùng câu rút gọn: Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

2. Câu đặc biệt

- Khái niệm: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C – V.

VD: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng.

- Tác dụng:

+ Bộc lộ cảm xúc

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn.- Gọi đáp.

- Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn:

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

- Câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN.

- Câu đặc biệt không thể khôi phục CN – VN.

- Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN.

- Có thể khôi phục lại CN, VN.

3. Thêm trạng ngữ cho câu

- Một số trạng ngữ thường gặp: Để xác định: thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Vị trí của trạng ngữ trong câu:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.

+ Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

- Công dụng của trạng ngữ:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn văn lại với nhau,góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

- Tách trạng ngữ thành câu riêng: Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiển những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành câu riêng.

4. Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

- Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Có hai cách:

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ (cụm từ) ấy.

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

5. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

- Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.

- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

Phần III: Tập làm văn

- Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Dàn ý chung

1. Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)

- Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

2. Thân bài:

- Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)

- Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:

• Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức.

• Không có kiến thức để làm việc sau này.

• Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung.

• Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này.

3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học.

- Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Dàn ý chung

1. Mở bài:

- Vai trò của rừng đối với đời sống con người

- Rừng đang bị tàn phá nặng nề do đó vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

2. Thân bài:

- Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậu.

+ Rừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khác.

+ Rừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt,...

+ Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm…

- Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khác.

+ Rừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…

+ Rừng là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủng.

- Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người:

+ Rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, cung cấp dược liệu, gen động, thực vật quý hiếm, khoáng sản…

+ Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.

- Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng.

+ Rừng là người thân, là mái nhà cho chiến sĩ, bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến trường kì.

+ Rừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, rừng cùng nhân cả nước kháng chiến.

- Phản đề: Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại:

+ Thực trạng: Diện tích rừng ngày một thu hẹp.

+ Nguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ...

+ Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn,...

- Phương pháp bảo vệ rừng: trồng rừng,...

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừng.

- Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng.

- Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

Dàn ý chung

I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

a. Nghĩa đen

- Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.

- Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.

b. Nghĩa bóng

- Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.

- Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực

2. Bình luận câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

- Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa.

- Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa.

- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt.

- Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu.

- Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn.

- Nên học tập và làm theo câu tục ngữ.

3. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

a. Đối với gia đình

- Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi.

- Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng.

b. Đối với xã hội

- Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng.

- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi.

- Giúp dỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp.

4. Nhận định ý kiến phản bác là hoàn toàn sai: những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo.

III. Kết bài:

- Kết luận về tính đúng đắn của câu tục ngữ: gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó.

- Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.

- Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

Dàn ý chung

1. Mở bài:

- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt… tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét…) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển,...

- Ở thành thị: khí thải, nước thải, chất thải… không được xử lí kịp thời trở thành nguy cơ bung phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém,...

- Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày...

3. Kết bài:

- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường...

- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực đóng góp vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.

- Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.

Dàn ý chung

1. Mở bài: Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

2. Thân bài: Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:

- Bác giản dị trong cách ăn:

+ Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào

+ Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng

+ Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.

- Bác Hồ giản dị trong cách mặc:

+ Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn

+ Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.

- Giản dị trong cách ở:

+ Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “nhà lá đơn sơ một góc vườn/gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”

+ Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.

+ Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.

- Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.

- Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết:

+ Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.

+ Lúc người đọc Tuyên ngôn độc lập, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”

3. Kết bài:

- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác

- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.

Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 KNTT Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 CTST Xem thử Đề cương GK2 Văn 7 CD

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên