Đề cương ôn tập Văn 7 Học kì 1 năm 2024



Đề cương ôn tập Văn 7 Học kì 1 năm 2024

Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Văn 7, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Văn 7 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Văn 7 hiệu quả.

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

- Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh

- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

- Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Từ ghép

2. Từ láy

3. Đại từ

4. Từ Hán Việt

5. Quan hệ từ

6. Chữa lỗi về quan hệ từ

7. Từ đồng nghĩa

8. Từ trái nghĩa

9. Từ đồng âm

10. Thành ngữ

11. Điệp ngữ

12. Chơi chữ

Phần III: Tập làm văn

- Văn biểu cảm. VD: Người thân trong gia đình, Bạn bè, Thầy cô giáo,…

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

+ Giá trị nội dung: Miêu tả đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Qua đó, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Thể thơ tứ tuyệt.

• Hình ảnh thơ đẹp đẽ, bay bổng, vừa cổ điển vừa hiện đại.

• Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, hiện đại.

• Phép điệp ngữ.

- Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh

+ Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ

+ Giá trị nghệ thuật:

• Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

• Sử dụng điệp từ.

• Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên.

- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

+ Giá trị nội dung: Bài thơ là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên.

• Hình ảnh thơ bình dị, chân thực.

• Sử dụng điệp từ.

- Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam

+ Giá trị nội dung:

• Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ, sự tinh tế và thái độ trân trọng, cái nhìn văn hoá trong ẩm thực.

• "Một thứ quà của lúa non - Cốm" đã cho thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu những gì bình dị của nhà văn Thạch Lam.

+ Giá trị nghệ thuật:

• Ngòi bút tinh tế, lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy chất thơ.

• Các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.

• Sáng tạp trong lời văn, xen kẽ kể và tả với giọng điệu chậm rãi, ngẫm nghĩ mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Từ ghép

- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, …

- Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, …

- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính

- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

2. Từ láy

- Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, …

- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, …

- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, …

3. Đại từ

- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, … được nói đến trong một số ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, …

- Phân loại:

+ Đại từ dùng để trỏ:

• Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, …

• Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …

• Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, …

+ Đại từ dùng để hỏi:

• Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …

• Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …

• Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …

4. Từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

- Cũng như từ ghép thuần Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Trật từ các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

• Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

• Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

- Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để:

• Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

• Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

• Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xa xưa.

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

5. Quan hệ từ

- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hãy giữa câu với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá,… mà,…

- Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được).

- Có một số quan hệ từ được dụng thành cặp.

6. Chữa lỗi về quan hệ từ

- Thiếu quan hệ từ.

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.

- Thừa quan hệ từ.

- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

7. Từ đồng nghĩa

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ, …

- Từ đồng nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.

8. Từ trái nghĩa

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau

VD: giàu – nghèo, tươi – héo, …

- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

9. Từ đồng âm

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, …

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

10. Thành ngữ

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …

- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

11. Điệp ngữ

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

12. Chơi chữ

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

* Các lối chơi chữ thường gặp là:

- Dùng từ ngữ đồng âm

- Dùng lối nói trái âm (gần âm)

- Dùng cách điệp âm

- Dùng lối nói lái

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

→ Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …

Phần III: Tập làm văn

Gợi ý dàn bài về cảm nghĩ người thân

I. Mở bài

- Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị...) đối với mỗi người.

- Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

- Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,... (ông bà, cha mẹ,...) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,...)

II. Thân bài

- Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,..../ thương mái tóc cha đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,... (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

- Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

- Cảm nghĩ về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập.

- Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

- Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

III. Kết bài

- Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử,... và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,... đối với người thân của mình.

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên