Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 1 Phần 2 có đáp án, cực hay



Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 1 Phần 2 có đáp án, cực hay

Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 1 Phần 2 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 : (0,5 điểm). Người tối cổ được tìm thấy ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 30-40 vạn năm

B. Khoảng 20-40 vạn năm

C. Khoảng 20-30 vạn năm

D. Khoảng 25-30 vạn năm

Câu 2 : (0,5 điểm). Ở phía Bắc nước ta các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích Người tối cổ ở tỉnh nào?

A. Nghệ An, Thanh Hóa

B. Lạng Sơn, Thanh Hóa

C. Hòa Bình, Sơn La

D. Hải Phòng, Quảng ninh

Câu 3 : (0,5 điểm). Người tối cổ ở Việt Nam sử dụng phương thức nào để kiếm sống?

A. Săn bắt, hái lượm

B. Săn bắn, hái lượm

C. Trồng trọt, Săn bắn

D. Trồng trọt, chăn nuôi

Câu 4 : (0,5 điểm). Địa bàn cư trú của cư dân Sơn Vi kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào ở Việt Nam ngày nay?

A. Từ Sơn La đến Quảng Trị

B. Từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh

C. Từ Lai Châu đến Quảng bÌnh

D. Từ Lào Cai đến Nghệ An

Câu 5 : (0,5 điểm). Ở di tích SơnVi (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ gì của Người Hiện đại của Việt nam?

A. Nhiều răng hóa thạch ở giai đoạn sớm

B. Nhiều xương hóa thạch ở giai đoạn muộn

C. Nhiều công cụ bằng đá ở giai đoạn muộn

D. Nhiều công cụ bằng đồng thau ở giai đoạn sớm

Câu 6 : (0,5 điểm). Nối tiếp văn hóa Hòa Bình là văn hóa nào? Cách ngày nay bao nhiêu năm

A. Văn hóa Sơn La, cách ngày nay khoảng 12.000 đến 7.000 năm

B. Văn hóa Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 11.000 đến 6.000 năm

C. Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), cách ngày nay khoảng 11.000 đến 8.000 năm

D. Văn hóa Bắc Sơn, cách ngày nay khoảng 10.000 đến 7.000 năm

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (3 điểm). Sự phát triển của công xã thị tộc ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

Câu 8 (4 điểm). Lập bảng thống kê về các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam theo yêu cầu sau đây:

Các giai đoạn Thời gian Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế Tổ chức xã hội
1. Người tối cổ ở Việt Nam
2. Người Sơn Vi
3. Người Hòa Bình – Bắc Sơn

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C A A C D

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

   - Cư dân Hòa Bình sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước thành các thị tộc, lấy săn bắn, hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ , cây ăn quả.

   - Cư dân Bắc Sơn sống định cư trong các hang động đá vôi và dùng đá cuội để chế tạo công cụ. công cụ phổ biến của cư dân Bắc Sơn là rìu mài ở lưỡi. Hoạt động kinh tế của họ là săn bắn, hái lượm, ngoài ra còn đánh cá, chăn nuôi.

   - Cách ngày nay khóảng 5000-6000 năm, trên đất nước Việt Nam, con người đã biết phát triển kỹthuật mài, cưa, khoan đá, làm gốm. CÔng cụ lao động thích hợp hơn. Nhờ đó, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa. Đời sống vật chất của cư dân ổn định hơn, đời sống tinh thần được nâng cao. Địa bàn cư trú của thị tộc, bộ lạc bấy giờ đã mở rộng nhiều đến địa phương trong cả nước. Các nhà khảo cổ học coi đó là “Cuộc cách mạng đá mới”.

Câu 8 :

Các giai đoạn Thời gian Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế Tổ chức xã hội
1. Người tối cổ 30-40 vạn năm Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Núi Đọ, Hòn Gòn, Dầu Giây Bằng đá ghè đẽo thô sơ Săn bắt, hái lượm Thành từng bầy, khoảng 20-30 người
2. Người Sơn Vi 15-25 vạn năm Sơn La, Lai Châu, LÀo Cai, Yên Bái, bắc Giang…. Bằng đá cuội, được ghè đẽo ở rìa tạo thành lưỡi sắc. Săn bắt, hái lượm Sống thành thị tộc, bộ lạc.
3. Người Hòa Bình-Bắc Sơn 12.000-7.000 năm Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang Bằng đá được ghè đẽo và với công cụ bằng tre, gỗ Săn bắt, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi Sống theo gia đình mẫu hệ
Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu : (0,5 điểm). Cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng, thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước?

A. Khoảng 3.000 - 4.000 năm

B. Khoảng 2.000 - 3.000 năm

C. Khoảng 3.000 – 3.500 năm

D. Khoảng 1.000 - 2.000 năm

Câu 2: (0,5 điểm). Cư dân nào đã mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam?

A. Cư dân Hòa Bình

B. Cư dân Vi Sơn – phú Thọ

C. Cư dân Lai Châu

D. Cư dân Phùng nguyên

Câu 3: (0,5 điểm). Hãy điền vào chỗ trống các câu sau đây cho hoàn chỉnh

A. Cư dân.... là những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam

B. Các bộ lạc......làm nghề nông nghiệp lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

C. Cách đây khoảng 3.000 đến 4.000 năm, các bộ lạc sống định cư ở vùng....., ngày nay là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh.

D. Các di tích văn hóa Sa Huỳnh đã được phát hiện ở....

Câu 4: (0,5 điểm). Các di tích văn hóa Đồng Nai thuộc vùng nào?

A. Nam Trung Bộ

B. Nam Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Tây nAm Bộ

Câu 5: (0,5 điểm). Cư dân văn hóa Đồng Nai làm nghề gì là chủ yếu?

A. Nghề nông nghiệp lúa nước

B. Nghề nông nghiệp lúa nước và cây lương thực khác

C. Khai thác sản vật rừng

D. Săn bắt, hái lượm

Câu 6: (0,5 điểm). Việc sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim đã chế tạo công cụ lao động có tác dụng ngành sản xuất nào?

A. Nông nghiệp trồng lúa

B. Thủ công nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Tất cả các ngành trên

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (7 điểm). Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam như thế nào? Nêu những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D

A. Phùng Nguyên.

B. Phùng Nguyên.

C. Nam Trung Bộ.

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh hòa

C B A

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

* Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam:

   - Khoảng 4.000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.

   - Thuật luyện kim và nghề trồng lúa đã tạo nên năng suất lao động cao. Trên cơ sở đó đã hình thành những nền văn hóa lớn vào cuối thời nguyên thủy.

* Nêu những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy ở Việt nAm

   - Văn hóa phùng Nguyên:

      + Thời gian: Đầu thiên niên kỷ II TCN.

      + Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà nội, hải phòng.

      + Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa nước, sống trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá.

      + Đời sống tinh thần. LÀm đồ trang sức nhiều loại; tục chon người chết nơi cư trú…

   - Văn hóa Sa Huỳnh:

      + Thời gian: Cách ngày nay khoảng 3.000-4000 năm

      + Địa bàn: Quảng nAm, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, KhánhHòa.

      + Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa và trồng các loại cây khác. Công cụ phổ biến bằng đá.

      + Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh; tục thiêu xác chết.

   - Văn hóa Đồng Nai:

      + Địa bàn: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí mInh, An Giang, kiên giang. Cần Thơ….

       + Đời sống vật chất: Nông nghiệp trồng lúa nước và các loại cây lương thực khác. Công cụ bằng đá là chủ yếu.

      Cách ngày nay khoảng 4.000 năm, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai…đã bước vào thời đại kim khí, tiến hành phổ biến nông nghiệp lúa nước, là cơ sở, tiền để đưa đến sự chuyển biến lớn lao của xã hội – công xã thị tộc giải thể, quốc gia và nhà nước ra đời sau đó.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm). Cư dân trong thời Đông Sơn đã khai phá và biến vùng nào trở thành vùng đất màu mỡ để trồng lúa?

A. Vùng châu thổ Sông Hồng

B. Vùng châu thổ Sông Mã, sông Cả

C. Vùng châu thổ Sông Mê Công

D. Câu A và B đúng

Câu 2: (0,5 điểm). Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện vào thời kỳ nào?

A. Thời văn hóa Phùng Nguyên

B. Thời văn hóa Sa Huỳnh

C. Thời văn hóa Đông Sơn

D. Không phải các thời kỳ trên

Câu 3: (0,5 điểm). Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc hơn dưới thời văn hóa nào?

A. Dưới Thời văn hóa Phùng Nguyên

B. Dưới Thời văn hóa Đông Sơn

C. Dưới Thời văn hóa Hoa Lộc

D. Dưới Thời văn hóa Sa Huỳnh

Câu 4: (0,5 điểm). Yếu tố nào sau đây không thuộc cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Yêu cầu chống ngoại xâm

B. Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước

C. Do sự phân hóa xã hội sâu sắc

D. Tất cả các yếu tố trên

Câu 5: (0,5 điểm). Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở nước ta?

A. Do nhu cầu liên kết chống giặc ngoại xâm

B. Do nhu cầu về thủy lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp

C. Do nhu cầu phân hóa xã hội sâu sắc

D. Do nhu cầu về thủy lợi, quản lý xã hội và liên kết chống giặc ngoại xâm

Câu 6: (0,5 điểm). Nhà nước Văn Lang chia cả nước làm bao nhiêu bộ, đứng đầu mỗi bộ là ai?

A. Chia nước thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc Hầu.

B. Chia nước thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

C. Chia nước thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Bồ chính.

D. Chia nước thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Quan lang.

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (7 điểm). Trình bày và phân tích những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Rút ra kết luận về những điều kiện đó?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D C B C D B

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

   - Những chuyển biến về kinh tế:

      + Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt.

      + Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cư dân Đông Sơn tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã , sông Cả, sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.

      + Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.

   - Những chuyến biến về xã hội:

      + Thời Phùng nguyên mới bắt đầu phân hóa giàu nghèo.

      + Đến thời Đông Sơn, phân hóa giàu nghèo trở nên rõ rệt.

      + Xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước.

   - Kết luận:

      + Nhờ sự phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Đó là hai điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn lang.

      + Sự chuyển biến xã hội thời Đông Sơn cùng với sự ra đời của công xã nông thôn đã đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn lang.

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 : (0,5 điểm). Vua Hùng Vương cho đóng đô nước Văn Lang ở đâu?

A. Luy Lâu (Thuận Thành –Bắc Ninh)

B. Thăng Long (Hà Nội)

C. Cổ Loa (Đông Anh)

D. Bạch Hạc (Việt Trì –Phú Thọ)

Câu 2 : (0,5 điểm). Nước Văn Lang tồn tại trong khoảng thời gian bao nhiêu?

A. Khoảng thế kỷ V đến thế kỷ III TCN

B. Khoảng thế kỷ V đến thế kỷ IV TCN

C. Khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ III TCN

D. Khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ IV TCN

Câu 3 : (0,5 điểm). Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần vào thế kỷ thứ III TCN?

A. Thục Phán

B. Hùng Vương

C. Hai Bà Trưng

D. Bà Triệu

Câu 4 : (0,5 điểm). Người dựng nên nước Âu lạc là ai?Đóng đô nước ở đâu?

A. Hùng Vương đóng đô ở Bạch Lạc

B. Thục Phán (An Dương Vương), đóng đô ở Cổ Loa

C. Lang Liêu đóng đô ở Thăng Long

D. An Tiêm đóng đô ở Cổ Loa.

Câu 5 : (0,5 điểm). Nguồn lương thực chính của cộng đồng dân cư Văn Lang – Âu Lạc là gì?

A. Rau củ và các loại sản phẩm của nghề đánh cá

B. Gạo nếp, gạo tẻ

C. Các loại củ như khoai, sắn

D. Tất cả các loại trên

Câu 6 : (0,5 điểm). Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn lang – Âu Lạc là gì?

A. thờ cúng tổ tiên

B. Sùng bái tự nhiên

C. Thờ thần Mặt Trời

D. Thờ thần núi

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (3,5 điểm). So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc theo các tiêu chí sau:

    - Cơ sở hình thành

    - Bộ máy nhà nước

    - Kinh đô

Câu 8 (3,5 điểm). Hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang – Âu LẠc?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D C A B B B

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

Tiêu chí so sánh Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc
1. Cơ sở hình thành - Do yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp, làm thủy lợi - Do yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp, làm thủy lợi
2. Bộ máy nhà nước

- Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc Hầu, lạc tướng.

- Có ba tầng lớp trong xã hội: vua quan quý tộc, nô tì và dân tự do.

- Còn đơn giản, sơ khai

- Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc Hầu, lạc tướng.

- Có ba tầng lớp trong xã hội: vua quan quý tộc, nô tì và dân tự do.

- Tổ chức chặt chẽ hơn, lãnh thổ được mở rộng trên cơ sở sáp nhập tộc người Văn Lang và âu Việt.

3. Kinh đô Bạch Hạc (Việt trì – Phú Thọ) Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)

Câu 8 : Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:

   - Những nét chính về đời sống vật chất:

      + Cư dân Văn Lang- Âu Lạc có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và một ít đồ sắt.

      + Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ; ngoài ra còn có các loại củ khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắn.

      + ĐỒ dùng trong gia đình có nhiều loại như : nồi, bát , chậu…bằng gốm và đồng thau.

      + Cư dân Văn Lang – Âu Lạc ở nhà sàn hoặc nhà tranh làm bằng gỗ, tre, nứa, lá…sinh hoạt rất giản dị, thích ứng với thiên nhiên.

   - Những nét chính về đời sống tinh thần:

      + Cư dân Việt cổ có tục nhuộm rang đen, ăn trầu, xăm mình.

      + Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của họ là sùng bái tự nhiên như thờ thần mặt trời, thần sông, thần Núi….đặc biệt là thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước.

      + Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên