8 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 10 Kết nối tri thức (có đáp án)

Với bộ 8 đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Lịch Sử 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Lịch Sử 10.

8 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 10 Kết nối tri thức (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Quảng cáo

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hiện thực lịch sử được hiểu là

A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.

B. những hiểu biết của con người về quá khứ.

C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.

D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 2. Nhận thức lịch sử được hiểu là

A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.

B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.

C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.

D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Câu 3. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Khách quan, trung thực.

D. Nhân văn, tiến bộ.

Quảng cáo

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử?

A. Là nhận thức của con người về quá khứ.

B. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.

C. Tồn tại hoàn toàn khách quan.

D. Có thể thay đổi theo thời gian.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

A. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.

B. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

C. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.

D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?

A. Đọc sách lịch sử.

B. Tham quan di tích lịch sử.

C. Xem phim khoa học viễn tưởng.

D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.

Câu 7. Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta

A. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.

B. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.

C. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.

D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.

Quảng cáo

Câu 8. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

B. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

C. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.

B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.

C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.

D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.

Quảng cáo

Câu 10. Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.

B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.

C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.

D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.

Câu 11. Sử học và các ngành khoa học tự nhiên có mối quan hệ như thế nào?

A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.

B. Quan hệ tương hỗ, tác động qua lại với nhau.

C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.

D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 12. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm

A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.

B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.

C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.

D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao sử học là một khoa học có tính liên ngành?

A. Sử học là môn khoa học cơ bản, chi phối toàn bộ các môn khoa học khác.

B. Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người với nhiều lĩnh vực khác nhau.

C. Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau.

D. Thành tựu của các ngành khoa học khác giúp tăng hiệu quả nghiên cứu lịch sử.

Câu 14. “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

A. Di sản văn hoá vật thể.

B. Di sản văn hoá phi vật thể.

C. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.

D. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.

Câu 15. Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Điện ảnh.

B. Thời trang.

C. Xuất bản.

D. Thể thao mạo hiểm.

Câu 16. Sử học có vai trò như thế nào trong sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hoá?

A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo.

B. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá

D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

A. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.

B. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.

C. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.

D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Câu 18. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,... Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?

A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.

B. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.

D. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.

Câu 19. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Kim tự tháp.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Vạn lí trường thành.

Câu 20. Tôn giáo nào dưới đây không được khởi nguồn từ Ấn Độ?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Bà La Môn giáo.

Câu 21. Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?

A. Các loại lâm thổ sản.

B. Vàng, bạc.

C. Tơ lụa, gốm sứ.

D. Hương liệu.

Câu 22. Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?

A. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.

B. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.

C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.

D. Không tồn tại chế độ đẳng cấp, mọi cư dân trong xã hội đều bình đẳng.

Câu 23. Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?

A. Tạo ra “Vùng đất đen” phì nhiêu, màu mỡ.

B. Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc.

D. Thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn.

Câu 24. Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?

A. Sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.

B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.

C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.

D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.

Câu 2 (2,0 điểm): Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA KÌ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-A

3-C

4-C

5-C

6-C

7-C

8-B

9-A

10-C

11-B

12-B

13-A

14-D

15-D

16-A

17-A

18-D

19-B

20-A

21-C

22-C

23-D

24-B







II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Lưu ý:

- Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

* Một số ví dụ tham khảo:

- Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học tự nhiên: trong tác phẩm “Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le CouteurJay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.

- Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học xã hội và nhân văn: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:

+ Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…

+ Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.

+ Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm):

* So sánh khái niệm văn minh, văn hóa (Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)


Văn hóa

Văn minh

Giống nhau

- Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

Khác nhau

Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay

Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

* Ví dụ: (Mỗi ví dụ đúng được 0,25 điểm)

- Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

- Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

* Lưu ý:

- Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 - năm học 2024 - 2025

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề 1. Lịch sử và sử học

Bài 1. Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử

2


2






Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

2


2






2

Chủ đề 2. Vai trò của sử học

Bài 3. Sử học với các lĩnh vực khoa học

2


3



1 câu

(2đ)



Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

3


2






3

Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

Bài 5. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại

3


3





1 câu

(2đ)

Tổng số câu hỏi

12

0

12

0

0

1

0

1

Tỉ lệ

30%

30%

20%

20%

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lịch sử là tất cả những gì

A. đang diễn ra ở hiện tại.

B. đã diễn ra trong quá khứ.

C. sẽ xảy ra trong tương lai.

D. do con người tưởng tượng ra.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của sử học?

A. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.

B. Quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người.

C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.

D. Quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn nhân loại.

Câu 3. Nguyên tắc nào quan trọng nhất khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.

B. Nhân văn.

C. Tiến bộ.

D. Trung thực.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Giáo dục con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

C. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

D. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại.

Câu 5. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Tham quan, điền dã.

C. Xem phim tài liệu, lịch sử.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

B. Cho biết về quá trình biến đổi của môi trường sinh thái qua thời gian.

C. Cung cấp thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn quê hương, đất nước.

D. Cung cấp tri thức về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Học tập, tìm hiểu lịch sử đưa lại cho ta những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

B. Lịch sử là môn học rất khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

C. Kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng tương lai.

D. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần khám phá.

Câu 8. Kết nối lịch sử với cuộc sống là việc: sử dụng tri thức lịch sử để

A. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

B. thay đổi quá khứ và dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

C. điều chỉnh hành động cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại.

D. sưu tầm, giải thích và làm sáng tỏ các nguồn sử liệu truyền khẩu.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của sử học.

B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.

C. Làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.

D. Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.

Câu 10. Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

B. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.

C. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.

D. Thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội.

Câu 11. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.

B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.

C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.

D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 12. Để xác định giá trị của khu danh thắng Tràng An, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...

B. Văn học, Triết học, Tâm lí học, xã hội học,…

C. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học,…

D. Toán học, Hoá học, Vật lí học,…

Câu 13. Sử học là một khoa học có tính liên ngành, vì sử học

A. là môn khoa học cơ bản, chi phối toàn bộ các môn khoa học khác.

B. nghiên cứu về đời sống của loài người với nhiều lĩnh vực khác nhau.

C. là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội.

D. nghiên cứu về quá trình vận động và phát triển của toàn bộ sinh giới.

Câu 14. Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Truyền hình và phát thanh.

B. Sản xuất hàng gia dụng.

C. Chế biến thực phẩm.

D. Thể thao mạo hiểm.

Câu 15. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

A. Xác định giá trị thực tế của di sản.

B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.

C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.

D. Thường xuyên tu bổ và hiện đại hóa di sản.

Câu 16. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.

B. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.

D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 17. Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.

B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.

D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.

B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.

C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.

D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Câu 19. Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. đền Pác-tê-nông.

B. hệ số thập phân.

C. hệ chữ cái La-tinh.

D. lăng Ta-giơ Ma-han.

Câu 20. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Đạo giáo và Nho giáo.

C. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

D. Bà La Môn giáo và Nho giáo.

Câu 21. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại?

A. Lâu đài thành Đỏ.

B. Đại bảo tháp San-chi.

C. Vạn lí trường thành.

D. Thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 22. Tục ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại xuất phát từ

A. sự mách bảo của thần Mặt Trời (Ra).

B. lễ nghi bắt buộc trong Tô-tem giáo.

C. niềm tin vào sự bất tử của linh hồn.

D. mệnh lệnh của các Pha-ra-ông.

Câu 23. Các công trình kiến trúc của cư dân Ấn Độ thời cổ - trung đại có điểm gì nổi bật?

A. Đều được tạc từ các tảng đá nguyên khối.

B. Quy mô nhỏ bé và trang trí giản đơn.

C. Gỗ là nguyên liệu xây dựng chủ yếu.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.

Câu 24. Con đường thương mại khởi đầu từ Trung Hoa, đi qua khu vực Trung Á, tới Địa Trung Hải và châu Âu được gọi là

A. “Con đường xạ hương”.

B. “Con đường tơ lụa”.

C. “Con đường gốm sứ”.

D. “Con đường tơ lụa”.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.

Câu 2 (2,0 điểm): Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA KÌ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-A

4-D

5-D

6-C

7-B

8-A

9-B

10-A

11-B

12-A

13-B

14-A

15-C

16-C

17-C

18-C

19-B

20-A

21-C

22-C

23-D

24-B







II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Lưu ý:

- Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

* Một số ví dụ tham khảo:

- Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học tự nhiên: trong tác phẩm “Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le CouteurJay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.

- Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học xã hội và nhân văn: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:

+ Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…

+ Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.

+ Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm):

* So sánh khái niệm văn minh, văn hóa (Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)


Văn hóa

Văn minh

Giống nhau

- Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

Khác nhau

Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay

Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

* Ví dụ: (Mỗi ví dụ đúng được 0,25 điểm)

- Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

- Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

* Lưu ý:

- Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Lịch Sử 10 Kết nối tri thức năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên