Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 Kết nối tri thức
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Bài Điều kì diệu - Trang 8
Câu hỏi: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ?
Trả lời:
Khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ bạn nhỏ đã phát hiện ra rằng vườn hoa của mẹ rất lung linh dù có nhiều loài hoa khác nhau, bông hoa nào cũng xinh, cũng đẹp. Điều đó cũng giống như chúng minh, dù mỗi người một vẻ nhưng ai cũng đều đáng yêu, đáng mến.
2. Đọc hiểu (6 điểm)
Mùa xuân về bản
Tôi gặp mùa xuân trên bản Vua Bà vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì ở lại, âm thanh mãi trong lòng. Tôi ngẩn ngơ luyến tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.
Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tôi dậy. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước đại ngàn còn rên rĩ gió bấc, mặt trời còn trắng bệch ẩn sau những tầng mây ngổn ngang như ẩn sau những tấm chăn bông ủ ấm, vậy mà ngày một ngày hai, trời đã trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.
Mùa xuân ở bản Vua Bà thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân thật đen óng ánh ảo huyền, và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái, sau mùa xuân người rạc đi chi còn cái xác ve, lúc bấy giờ mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con...
Theo Nguyễn Phan Hách
................................
................................
................................
Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 4 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Hòn Đá và Chim Ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, Chim Ưng làm tổ. Sớm chiều, nó thường đứng bên Hòn Đá to lớn, nhìn xuống những dải mây xa, nhìn xuống biển xanh tít tắp dưới sâu.
Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói:
- Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước.
Chim Ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi ta tự biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi. Nào, ngươi hãy giúp ta đi!
Chim Ưng lưỡng lự. Hòn Đá nói khích:
- Chẳng lẽ ngươi sợ thua ta hay sao? Chẳng lẽ dòng giống chim ưng thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao ?
Sau một lúc phân vân, Chim Ưng áp sát thân mình rắn chắc vào Hòn Đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn Đá từ từ chuyển động, lăn lộc cộc vài bước khô khốc rồi reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào Chim Ưng, ngươi hãy cất cánh cùng ta bay!
Vụt một cái, Hòn Đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim Ưng lao vút theo nhưng không sao theo kịp Hòn Đá. Hòn Đá như không nhìn thấy biển ở dưới, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển tóe lên cao, thế là hết.
Từ đấy, sớm sớm chiều chiều, Chim Ưng thường bay lượn trên đỉnh núi cao, nhìn xuống biển sâu, tưởng nhớ người bạn cũ. Còn Hòn Đá thì mòn mỏi vì năm tháng và sóng đánh cát mài, suốt đời cầu khẩn được trở lại với ngọn núi mẹ yêu quý.
(Theo Vũ Tú Nam)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Vì sao Hòn Đá thách thức Chim Ưng bay xuống dưới sâu?
a- Vì Hòn Đá thích được thi tài bay liệng với Chim Ưng
b- Vì Hòn Đá biết chắc mình bay nhanh hơn Chim Ưng
c- Vì Hòn Đá đã chán cảnh đứng mãi trên núi cao
Câu 2: Vì sao Chim Ưng lưỡng lự không muốn thi tài với Hòn Đá?
a- Vì Chim Ưng sợ thua tài của Hòn Đá
b- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá chỉ nói cho vui
c- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá không bay được
Câu 3: Hòn Đá bay bằng cách nào?
a- Tự chuyển mình
b- Nhờ Chim Ưng đẩy
c- Nhờ luồn gió thổi
Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
a- Không nên kiêu căng thách đố người khác
b- Phải nghĩ kĩ trước khi hành động để khỏi ân hận
c- Không coi thường khả năng của người khác
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Tìm và viết đúng chính tả:
a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh)
……………………………………………………
- 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang)
……………………………………………………
b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán)
……………………………………………………
- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương)
……………………………………………………
Câu 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
Người ta ai cũng phải có………………Những……………sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những……………sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn.
(Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp)
Câu 3: Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau:
a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh
c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng
Câu 4:
a) Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại suy nghĩ của một trong hai nhân vật trong câu chuyện “Hòn Đá và Chim Ưng” sau khi kết thúc câu chuyện :
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nhằm thuyết phục bố (hoặc mẹ) đồng ý cho em tham gia lớp học bơi do nhà trường tổ chức trong dịp nghỉ hè.
Gợi ý: Việc học bơi đem lại những lợi ích gì thiết thực (về tinh thần và sức khỏe, về phòng tránh tai nạn đuối nước…)? Người bơi giỏi sẽ có tương lai thế nào? … (Chú ý dùng từ xưng hô phù hợp khi nói với bố, mẹ)
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
I - 1. c 2. c 3. b 4. b
II.
Câu 1: VD:
a) – 2 từ láy âm đầu l: lung linh, lóng lánh
- 2 từ láy âm đầu n: nóng nảy, nôn nao
b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn: buôn làng, mong muốn
- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông: ăn uống, chiều chuộng
Câu 2: Thứ tự cần điền : ước mơ, ước mơ cao đẹp, ước muốn tầm thường
Câu 3: Gạch dưới các động từ :
a) cho, biếu, tặng, mượn, lấy
b) ngồi, nằm, đi, đứng, chạy
c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp
Câu 4: Gợi ý:
a) Tôi nằm lại dưới đáy biển sâu cho sóng đánh cát mài không biết đã bao nhiêu năm tháng. Tôi ân hận vô cùng. Vì kiêu ngạo và ngu ngốc, tôi đã đòi bay nên bây giờ phải nằm lại nơi này. Tôi khát khao trở lại nơi ngọn núi mẹ yêu quý, khát khao gặp lại người bạn cũ Chim Ưng. Nhưng đã quá muộn rồi.
b) Việc học bơi đem lại nhiều lợi ích thiết thực lắm mẹ ạ. Mỗi lần đi bơi về, tinh thần của con sẽ được sảng khoái, thể lực cũng thêm khỏe mạnh. Cô giáo con nói rằng: ai biết bơi thì người đó sẽ tránh được tai nạn đuối nước. Người bơi giỏi còn có thể trở thành vận động viên bơi lội, giành Huy chương Vàng nữa, mẹ ạ. Mẹ đồng ý cho con tham gia vào lớp bơi trong dịp hè này, mẹ nhé!
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
PHIẾU ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiếng Việt)
Bài 1: Xếp các từ ghép sau vào bảng cho phù hợp:
hoa quả, xe máy, núi rừng, hoa hồng, làng mạc, nhà cửa, sách vở, cây tre, con trâu,
quần áo, ghế tựa, máy bay.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ……………………………………………… ……………………………………………… ………………………………………………. |
Từ ghép có nghĩa phân loại: ……………………………………… …………………………………………… ………………………………………… |
Bài 2: Xếp các từ sau vào bảng cho phù hợp: thẳng thắn, thật thà, gian dối, lừa dối, ngay thẳng, dối trá, gian lận, lừa đảo, chân thật, giảo hoạt, chính trực.
Từ gần nghĩa với từ trung thực ………………………………………………… ………………………………………………… ……………………………………………… |
Từ trái nghĩa với từ trung thực ……………………………………………… ……………………………………………… ……………………………………………… |
Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ trống 4 từ ghép có chứa tiếng “thương”
..................................................................................................................................................
Bài 4: Tìm 2 danh từ cho mỗi loại dưới đây:
a. danh từ chỉ người: ……………………………………………………………
b. danh từ chỉ vật: …………………………………………………………………
c. danh từ chỉ hiện tượng: ……………………………………………………
d. danh từ chỉ khái niệm: ………………………………………………………
e. danh từ chỉ đơn vị: ……………………………………………………………
Bài 5: Viết:hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về:
- Lòng thương người: ………………………………………..........
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Tính trung thực và tự trọng:…………………………………….
………………………………………………………………………………………
.....................................................................................................................................
- Ước mơ của con người: .................................................................................................
Bài 6 : Dựa vào nội dung bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
a. Mẹ Nhà Trò phải vay lương ăn của bọn nhện..
b. Bọn nhện chăng tơ ngang đường đe bắt Nhà Trò, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.
c. Chị Nhà Trò ốm yếu, mồ côi mẹ, phải chạy ăn từng bữa, bị bọn nhện đánh.
2. Lời nói và cử chỉ của Dế Mèn thể hiện tính cách gì?
a. Là người có tính khoe khoang trước kẻ yếu.
b. Là người biết cảm thông với kẻ gặp khó khăn.
c. Là người có tấm lòng nghĩa hiệp, tỏ thái độ bất bình trước việc ác, sẵn sàng ra tay bênh vực kẻ yếu.
3. Chi tiết nào cho thấy Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp?
a. Xòe cả hai càng ra bảo chị Nhà Trò: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”.
b. Đến dắt Nhà Trò đi.
c. Đến gần Nhà Trò hỏi han.
4. Từ “ăn hiếp” có nghĩa là gì?
a. Ăn nhiều hết phần người khác
b. Dựa vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác
c. Cậy có sức khỏe, không sợ mọi người
5. Tiếng “yếu ” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Chỉ có vần
b. Chỉ có âm đầu và vần
c. Chỉ có vần và thanh
6. Tìm trong bài:
a. Hai danh từ riêng: …………………………………………………………
b. Hai danh từ chung: …………………………………………………………
7. Bài có 4 từ láy là:
a. tỉ tê, chùn chùn, nức nở, thui thủi.
b. tỉ tê, chùn chùn, nức nở, vặt chân vặt cánh
c. tỉ tê, chùn chùn, nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, thui thủi
8. Đặt câu với mỗi từ:
a. thui thủi: ……………………………………………………………………
b. bênh vực: ……………………………………………………………………
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng việt.
Cho văn bản sau:
Thưa chuyện với mẹ
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
- Con vừa bảo gì?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Ai xui con thế?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
- Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: (0,5 điểm) Cương xin mẹ đi học nghề gì?
a. Nghề thợ xây
b. Nghề thợ mộc
c. Nghề thợ rèn
Câu 2: (0,5 điểm) Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
a. Để giúp đỡ mẹ.
b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.
c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.
Câu 3: (0,5 điểm) Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
a. Để Cương đi học ngay.
b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.
c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.
Câu 4: (0,5 điểm) Nội dung chính của bài này là gì?
a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.
b. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.
Câu 5: (0,5 điểm) Tiếng “thoảng” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
a. Âm đầu, vần và thanh
b. Vần
c. Thanh và âm đầu
Câu 6. (0,5 điểm) Dòng nào chỉ toàn gồm các từ láy?
a. xanh xanh, tươi tắn, mập mạp, nhũn nhặn.
b. lạnh lẽo, đi đứng, mập mạp, xanh xao.
c. chầm chậm, lạnh lẽo, nhũn nhặn, tươi tốt.
Câu 7: (0,5 điểm) Em tìm 2 danh từ riêng:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 8: (0,5 điểm) Đặt một câu với một danh từ riêng em vừa tìm được:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
B. Đọc thành tiếng: (1 điểm).
Đọc đoạn 2 bài: “Bênh vực kẻ yếu” trang 20 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 2A
Đọc đoạn 2 bài: “Trung thu độc lập ” trang 106 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 2A
Đọc 2 khổ thơ đầu bài thơ: “Nếu chúng mình có phép lạ” trang 122 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tâp 2A
Đọc đoạn 1 bài: “Đôi giày ba ta màu xanh” trang 127 sách hướng dẫn học Tiếng việt 4 tâp 2A
C. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn.
I: Chính tả (2 điểm) Nghe - viết.
Cây chuối mẹ
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
(Theo: Thép Mới)
II: (3 điểm) Tập làm văn.
Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo cũ ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Đáp án:
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng việt.
Câu 1: c
Câu 2: c
Câu 3: b
Câu 4: b
Câu 5: a
Câu 6: b
Câu 7 (0,5 điểm):
Học sinh tìm đủ 2 danh từ riêng cho 0,5 điểm
Câu 8 (0,5 điểm):
Học sinh đặt được câu đúng với 1 danh từ riêng tìm được cho 0,5 điểm.
B. Đọc thành tiếng (1 điểm):
- Học sinh đọc trơn đoạn bài (tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút), biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc hết bài theo quy định ghi 1 điểm
- Học sinh đọc đúng giọng đọc, phát âm còn ngọng, chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng ở mỗi dấu câu, tốc độ đọc chưa đảm bảo ghi 0,5 điểm
- Điểm 0,25 là những trường hợp còn lại.
C. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn.
C.I. Chính tả (2 điểm)
- Học sinh viết đúng toàn bộ nội dung đoạn yêu cầu. Độ cao, khoảng cách giữa các con chữ đúng theo mẫu chữ trong trường tiểu học, trình bày sạch sẽ ghi 2 điểm.
- Học sinh viết đôi chỗ còn chưa đúng các phụ âm, nguyên âm, các dấu thanh khoảng cách các con chữ đều nhau ghi 1 điểm.
- Học sinh viết sai chính tả nhiều, đặt các dấu thanh không đúng quy định ghi 0,5 điểm.
C.II. Tập làm văn (3 điểm)
- Học sinh viết được bức thư theo yêu cầu bài, đủ bố cục, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp ghi 2 điểm.
- Học sinh viết đúng thể loại, bố cục chưa rõ ràng, còn sai lỗi chính tả chữ viết chưa đẹp ghi 1 điểm.
- Điểm 0,5 là các trường hợp còn lại.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây sồi và cây sậy
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm)
Thông tin |
Trả lời |
A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy. |
Đúng / Sai |
B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ . |
Đúng / Sai |
3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
5. Nêu nội dung câu chuyện?(1 điểm)
6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?(0,5 điểm)
A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi
B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là: (1 điểm)
9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?(0,5 điểm)
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.
10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)
Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả: Nghe – viết bài: “Người ăn xin”- Từ (Lúc ấy...nhường nào) (Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30) (2 điểm).
2. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)
Đáp án:
A. Kiểm tra đọc hiểu: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
- Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- Hình thức:
+ Giáo viên ghi tên bài, số trang và câu hỏi vào phiếu.
+ Gọi học sinh lên bốc thăm và về chuẩn bị trong khoảng 2 phút.
+ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 75 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc đã nêu trong phiếu.
* Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng: 1 điểm
c. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm)
Câu 1: B (0,5 điểm)
Câu 2: A. Sai (0,25 điểm) B. Sai (0,25 điểm)
Câu 3: A (0,5 điểm)
Câu 4: C (0,5 điểm)
Câu 5: (1 điểm) Nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể lại chuyện cây sồi to lớn coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Nhưng khi gặp dông bão cây sồi lại bị quật đổ xuống sống. Không nên coi thường người khác
Câu 6: (1 điểm) HS có thể viết: Em không nên coi thường người khác.
+ Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.
+ Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.
Câu 7: A (0,5 điểm)
Câu 8: (1 điểm): Danh từ là: Cây sồi, bão, gốc, sông.
Câu 9: (0,5 điểm) C
Câu 10: (1 điểm)
- Từ đơn: trời, bỗng, nổi, trận (0,5 điểm)
- Từ phức: cuồng phong, dữ dội (0,5 điểm)
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc tiếng (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Đồng tiền vàng
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Theo Truyện khuyết danh nước Anh
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm)
A. Làm nghề bán báo.
B. Làm nghề đánh giày.
C. Làm nghề bán diêm.
D. Làm ăn xin
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………
Câu 3. Qua ngoại hình của Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu ta? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………
Câu 4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm)
A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ.
B. Vì Rô-be không muốn trả lại tiền.
C. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân.
D. Vì Rô-be không tìm được người đã mua diêm.
Câu 5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rô-be có điểm gì đáng quý? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………
Câu 6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Trong các nhóm từ sau, nhóm nào chứa các danh từ? (1 điểm)
A. Hoa hậu, làng xóm, mưa, hạnh phúc
B. Hạnh phúc, cây bàng, hoa hậu, làng xóm
C. Làng xóm, hoa hậu, cây bàng, mưa
D. Quét nhà, lau nhà, rửa chén
Câu 8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5 điểm)
Từ láy: …...............................................................................................................
………………………………………………………................…………………
Câu 9. Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau: (0,5 điểm)
Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của người cùng thời.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10. Theo em, câu tục ngữ “ Môi hở răng lạnh” có nghĩa là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm)
Tiếng hát buổi sớm mai
II. Tập làm văn (8 điểm):
Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết một lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó.
Đáp án:
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: Chi tiết: ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao
Câu3: Nhận xét: hoàn cảnh của gia đình Rô-be rất nghèo khổ, gặp nhiều khó khăn…
Câu 4: C
Câu 5 : Cậu bé là người thật thà, tự trọng…..
Câu 6: Em sẽ đến thăm, động viên cậu bé. Nếu gia đình đồng ý em sẽ giúp đỡ đưa cậu bé đến bệnh viện để chữa trị…..
Câu 7: C
Câu 8: Từ láy: be bé, mênh mông.
Câu 9: Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.
Câu 10: Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình có ý đúng là được. Những người thân thích luôn gán bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả: (2đ)
Tiếng hát buổi sớm mai
Rạng đông mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuồng muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên :
- Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng kêu lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
-Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp
- Viết đúng chính tả: 2đ sai không quá 5 lỗi trừ 1 điểm
II. Tập làm văn: (8đ)
- Viết được bức thư có bố cục rõ ràng:
+) Phần mở bài: (1 điểm)
- Ghi được thời gian, địa điểm, lời thưa gửi
+) Phần thân bài: (4 điểm)
- Nêu được mục đích, lí do viết thư.(1 điểm)
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư (1 điểm)
- Thông báo tình hình của người viết thư (1 điểm)
- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư (1 điểm)
+) Phần kết bài: (1 điểm)
- Nêu được lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ kí và tên (1 điểm)
Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm)
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm)
- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
- Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động… (1 điểm)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 6)
Thời gian: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Ý nghĩa câu chuyện Thưa chuyện với mẹ? Em hãy điền những từ gợi ý vào chỗ trống thích hợp:
Cương ước mơ trở thành thợ rèn để ……….. giúp mẹ. Cương ………. mẹ đồng tình với mình, không xem nghề thợ rèn là ………... Ước mơ của Cương là ………., bất kì nghề nghiệp nào chỉ cần kiếm tiền bằng chính sức lao động chân chính của mình thì đều ………….
(Từ gợi ý: đáng quý, hèn kém, kiếm sống, thuyết phục, chính đáng)
Câu 2:
Ý nghĩa của câu chuyện Điều ước của vua Mi-đát?
A. Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
B. Lòng nhân hậu là điều vô cùng đáng quý trong cuộc sống
C. Hãy sống trân trọng và yêu thương mọi thứ xung quanh mình
D. Cần tỉnh táo khi đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống
Câu 3:
Giải câu đố sau biết rằng tên cây bắt đầu bằng l hoặc n)
Thân hình mảnh dẻ đeo đầy ngọc
Mùa xuân xanh mướt thu đổi màu
Vàng rực làng trên cùng xóm dưới
Tách vỏ vàng ra hạt trắng phau
Đáp án là cây ….
Câu 4:
Giải câu đố sau biết rằng tên sự vật có vần uôn hoặc uông)
Quả gì rắn tựa thép gang
Hễ ai động đến kêu vang khắp vùng
Đáp án là cái …….
Câu 5:
Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng
Những luồn gió cát
Những tia lắng rát
Cho những mầm lon
Trở mình suông sẻ
Câu 6:
Chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước
a. …. gì có đôi cánh để bay ngay về nhà
b. Tuổi trẻ hay …
c. Nam … trở thành phi công vũ trụ
d. Vừa chợp mắt, Lan bỗng … nghe tiếng hát
(Từ gợi ý: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước)
Câu 7:
Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ trong những câu sau
a. Ước mơ nho nhỏ của cô ấy là sau này già đi có thể về quê mở một hiệu sách nhỏ.
b. Hằng đêm Lan vẫn thường ngẩng đầu lên trời, ngước nhìn những vì sao và mơ tưởng xa xôi
Câu 8:
Động từ là gì?
A. Động từ là những chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
B. Động từ là những từ chỉ tình cảm, trạng thái, tính chất của sự vật
C. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
D. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người
Câu 9:
Tìm kiếm các động từ có trong đoạn văn sau
Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở
Câu 10:
Em từng trao đổi ý kiến với bố mẹ, anh chị về một việc gì đó chưa ? Hãy viết đoạn văn kể về cuộc trao đổi đó.
Đáp án:
Câu 1:
Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với mình, không xem nghề thợ rèn là hèn kém. Ước mơ của Cương là chính đáng, bất kì nghề nghiệp nào chỉ cần kiếm tiền bằng chính sức lao động chân chính của mình thì đều đáng quý
Câu 2:
Ý nghĩa của câu chuyện Điều ước của vua Mi-đát:
Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
Đáp án là cây lúa
Câu 4:
Đáp án là cái chuông
Câu 5:
Những luồn gió cát
Những tia lắng rát
Cho những mầm lon
Trở mình suông sẻ
Sửa lỗi: luồn -> luồng, lắng -> nắng, lon -> non, suông -> suôn
Câu 6:
a. Ước gì có đôi cánh để bay ngay về nhà
b. Tuổi trẻ hay mơ mộng
c. Nam mơ ước trở thành phi công vũ trụ
d. Vừa chợp mắt, Lan bỗng mơ màng nghe tiếng hát
Câu 7:
a. Ước mơ nho nhỏ của cô ấy là sau này già đi có thể về quê mở một hiệu sách nhỏ.
b. Hằng đêm Lan vẫn thường ngẩng đầu lên trời, ngước nhìn những vì sao và mơ tưởng xa xôi
Câu 8:
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Đáp án đúng: C.
Câu 9:
Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở.
Câu 10:
Đầu năm học lớp 4, khi gần nhà em có mở một trung tâm dạy nhạc. Em rất muốn xin bố mẹ cho theo học nên muốn tìm đồng minh, người đầu tiên em tìm đến là chị của mình:
- Chị ơi, em muốn theo học ở trung tâm dạy nhạc gần nhà mình. Tối nay em sẽ xin phép bố mẹ, chị ủng hộ em nhé!
Chị gái em lập tức phản ứng:
- Mới đầu năm học, em lo tập trung học đi, đừng theo học những thứ vô bổ và mất thời gian như thế. Chị không ủng hộ đâu.
Tuy có chút buồn nhưng em vẫn kiềm lại và nói với chị:
- Âm nhạc là niềm yêu thích của em. Hơn nữa học nhạc cũng có nhiều lợi ích lắm chị ạ. Âm nhạc sẽ giúp chúng ta thư giãn và tâm hồn cũng được rộng mở hơn. Em muốn học nhạc để sau này sẽ thi vào nhạc viện. Em hứa sẽ không xao nhãng việc học chính. Em sẽ sắp xếp thời gian hợp lí. Em muốn nghiêm túc theo đuổi ước mơ của mình chị ạ.
Lúc này chị gái mới dịu đi rồi nói:
Chị chỉ sợ em xao nhãng việc học trên lớp thôi. Nếu em đã quyết tâm như vậy thì chị sẽ ủng hộ em. Em phải cố gắng lên nhé.
Lúc này em mới thở phào nhẹ nhõm ôm trầm lấy chị và nói:
- Em xin hứa, em cảm ơn chị đã hiểu và ủng hộ em!
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...
4.5 (243)
799,000đ
99,000 VNĐ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4