Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài

Câu 1: Quan sát tranh và đoán xem các nhân vật trong truyện là ai trong bức tranh?

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

1. Cẩu Khây

a. Cậu bé áo xanh lam

2. Năm Tay Đóng Cọc

b. Cậu bé áo đỏ

3. Lấy Tai Tát Nước

c. Cậu bé áo hồng

4. Móng Tay Đục Máng

d. Cậu bé áo xám

Câu 2: Ý nghĩa của phần 1 câu chuyện Bốn anh tài là gì?

A. Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây

B. Lên án sự độc ác của con yêu tinh gian ác hại người

C. Thương xót số phận khốn khổ của những người dân trong bản

D. Chê trách ông trời tắc trách khi thả yêu tinh tới làm hại dân bản

Câu 3: Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có người mẹ?

A. Vì trẻ cần nguồn sữa của người mẹ

B. Vì trẻ cần lời ru mỗi đêm

C. Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc

D. Vì trẻ cần tiếng hát, cần bữa ăn mỗi ngày

Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?

A. Mặt trời là vĩ đại nhất vì đã đem đến ánh sáng, xua tan bóng tối cho nhân gian

B. Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

C. Thầy giáo là người tuyệt vời nhất vì đã dạy con người biết chữ để lĩnh hội nhiều hơn tri thức của nhân loại

D. Cần biết yêu thương và trân trọng trái đất này của chúng ta

Câu 5: Điền vào chỗ trống tiếng chứa vần iêt hoặc iêc để có những thành ngữ sau

- Một công đôi …

- Học không hay, cày không …

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả

a) Sĩ số

b) Xấu sí

c) Xanh sao

d) Xấu xa

e) Xổ số

Câu 7: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ  mẹ em làm chủ ngữ?

A. Món thịt rán tẩm bột của mẹ em là ngon nhất trên đời.

B. Món quà sinh nhật của mẹ em là một chiếc đồng hồ

C. Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp

D. Em yêu mẹ em nhất trên đời.

Câu 8: Em hãy nối các câu tục ngữ ở bên trái với phần giải thích ý nghĩa ở bên phải

1. Người ta là hoa đất

a. Ca ngợi những giá trị tốt đẹp của con người

2. Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ

b. Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách

3. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

c. Muốn hiểu rõ một người, một vật cần phải thử thách, tác động, tạo điều kiện để người đó, vật đó bộc lộ bản chất

Câu 9: Ý nghĩa câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần?

A. Phê phán sự ngốc nghếch, độc ác lại vô ơn của con quỷ

B. Ca ngợi lòng tốt và sự anh minh của thần biển

C. Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác

D. Cảm thông trước nỗi khổ của con quỷ vì bị nhốt trong bình quá lâu

Câu 10: Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cái trống

Đáp án:

Câu 1:

- Móng Tay Đục Máng là cậu bé áo xám vì cậu này móng tay rất dài, lại mang theo một chiếc máng

- Lấy Tai Tát Nước là cậu bé áo xanh lam, vì cậu này có đôi tai rất to và dài

- Nắm Tay Đóng Cọc là cậu bé áo đỏ, vì cậu này có đôi bàn tay rất to

- Cẩu Khây là cậu bé áo hồng, đang đứng chính giữa dẫn dắt, trao đổi với mọi người, ra dáng một người thủ lĩnh, anh lớn trong đội diệt yêu tinh

Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d 

Câu 2:

Ý nghĩa của phần 1 câu chuyện Bốn anh tài là:

Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

“Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc”

Sau khi trẻ sinh ra, cần có ngay người mẹ vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng và chăm sóc

Đáp án đúng: C.

Câu 4:

Ý nghĩa bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:

Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất

Đáp án đúng: B.

Câu 5:

- Một công đôi việc

- Học không hay, cày không biết

Câu 6:

Các trường hợp viết đúng chính tả là:

- Sĩ số

- Xấu xa

- Xổ số

Sửa những trường hợp viết sai chính tả: xấu sí -> xấu xí, xanh sao -> xanh xao

Câu 7:

Phân tích cách thành phần chủ vị trong các câu:

Món thịt rán tẩm bột của mẹ em // là ngon nhất trên đời.

                        CN                                           VN

Món quà sinh nhật của mẹ em // là một chiếc đồng hồ.

                        CN                               VN

Mẹ em // là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp

CN                               VN

Em // rất yêu mẹ em.

CN                   VN

qua phân tích các trường hợp trên ta thấy trường hợp mẹ em làm chủ ngữ là trường hợp C

Đáp án đúng: C. Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp

Câu 8:

1 – a: Người ta là hoa đất - Ca ngợi những giá trị tốt đẹp của con người

2 – c: Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ - Muốn hiểu rõ một người, một vật cần phải thử thách, tác động, tạo điều kiện để người đó, vật đó bộc lộ bản chất

3. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách

Câu 9:

Ý nghĩa câu  chuyện Bác đánh cá và gã hung thần:

Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác

Đáp án đúng: C.

Câu 10:

Một số kết bài mở rộng tham khảo cho bài văn tả cái trống trường em:

- Trống trường thực sự là bạn đồng hành của tuổi học sinh. Mai đây lớn lên, chúng em sẽ phải rời xa ngôi trường thân yêu của mình song mãi mãi tiếng trống trường vẫn luôn trong kỉ niệm”.

- Em rất thích nghe tiếng trống trường em. Mai này lớn lên, dù có đi đâu thì tiếng trống trường vẫn mãi văng vẳng bên tai, như một kỉ niệm tươi đẹp của đời học sinh.

- Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến. Nhưng hè tới rồi, mới nghỉ vài tuần lại mong đến với trường vui chơi cùng bạn bè và cũng để nghe trống trường cất nhịp tưng bừng trong ngày hội khai trường. Ôi ! Tiếng trống sao mà thiết tha làm vậy.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I- Bài tập về đọc hiểu

Thầy Thành lên lớp

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ đồ dài trắng cổ đứng, đi guốc mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bươc khoan thai vào lớp. Thầy cầm phần viết lên bảng tên bài học lịch sử: Hùng Vương dựng nước, thời Hồng Bàng.

Thầy giảng:

- Hồng Bàng là thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng. Công lớn nhất của các vua Hùng là dựng nước.

Một trò mạnh dạn hỏi thầy:

- Thưa thầy, con xin lỗi, sự tích Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra trăm con, một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, chuyện hoang đường ấy có ý nghĩa gì ạ?

Thầy Thành bước xuống bục, đi qua đi lại trước lớp, mắt mơ màng, giọng tha thiết:

- Sự tích một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, nói lên người Việt mình đã trải qua bao mưa nắng, người đi phương này, kẻ đi nơi kia để khai phá, mở mang bờ cõi, dựng xây đất nước. Nước Việt Nam ta được như ngày nay ta đừng quên công lao của bao đời đã đổ mồ hôi và máu …

Cả lớp không một em nào động đậy, lắng hồn đón nhận từng lời thầy như đêm dày được ánh sáng soi vào.

Trống trường ra chơi điểm từng tiếng. Bóng nắng theo chân học trò chạy nhảy tung tăng trên sân trường.

(Theo Sơn Tùng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Thầy Thành nói cho học sinh biết thời kì Hồng Bàng là thời kì nào của nước ta?

a- Thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng

b- Thời kì kết thúc của mười tám đời vua Hùng

c- Thời kì giữa của mười tám đời vua Hùng

2. Theo thầy Thành, ý nghĩa của sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ là gì?

a- Con người Việt Nam trải bao mưa nắng, đi khắp nơi để khai sơn, lập địa, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước.

b- Dân tộc Việt Nam luôn ghi nhớ công lao của bao đời đã đổ mồ hôi xương máu để xây dựng đất nước

c- Cả hai ý trên

3. Hình ảnh nào cho thấy tác động của lời thầy Thành đến học sinh?

a- Cả lớp trầm trồ xuýt xoa rồi thi nhau đặt tiếp câu hỏi

b- Cả lớp không động đậy, lắng hồn đón nhận lời thầy như đêm dày được soi ánh sáng soi vào

c- Từng bước chân học sinh nhảy nhót tung tăng trên sân trường

4. Câu chuyện Thầy Thành lên lớp muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

a- Tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, có ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước.

b- Nguyễn Tất Thành là một thầy giáo giỏi, được học sinh yêu quý, kính trọng.

c- Mọi người dân Việt từ lâu đã có cùng một tổ tiên, nòi giống


II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

Chiều ….au khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đàn

Ca…ĩ là chim …ẻ

Khán giả là hoa vàng

Tất cả cùng hợp….ướng

Những lời ca reo vang.

(Theo Lê Minh Quốc)

b) iêc hoặc iêt

Hai thạch sùng gặp nhau

Lại chơi trò đuổi bắt

Miệng cứ kêu t…..t……

Là đếm nhịp hai ba.


Cả hai vui đi ngửa

Ngoe nguẩy bụng trần nhà

Điều này chưa ai b……

Gánh x…. đầy tài hoa.

(Theo Phùng Ngọc Hùng)

Câu 2.

a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

b) Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu sau:

(1) Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường.

(2) Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống.

Câu 3. 

a) Khoanh tròn từ có tiếng tài khong cùng nghĩa với tiếng tài ở các từ còn lại trong mỗi dãy sau:

(1). Tài giỏi, tài ba, tài sản, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử

(2). Tài chính, tài khoản, tài sản, tài hoa, gia tài, tài vụ, tiền tài, tài lộc

b) Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong câu:

(1) Không thể để những kẻ…… phạm tội tham nhũng mà sống ngang nhiên.

(2) Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có…….

(3) Dập dìu…………………….

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

(Theo Nguyễn Du)

Câu 4. Viết đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một đồ chơi của em.

a) Đoạn mở bài:

b) Đoạn kết bài:

Đáp án:

I - Bài tập về đọc hiểu

Khoanh tròn chữ cái trước ý tra lời đúng như sau:

1. a- Thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng

2. c- Cả hai ý trên

3. b- Cả lớp trầm trồ xuýt xoa rồi thi nhau đặt tiếp câu hỏi

(4). a- Tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, có ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước.

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1:

a)

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đàn

Ca sĩ là chim sẻ

Khán giả là hoa vàng

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo vang

b)

Hai thạch sùng gặp nhau

Lại chơi trò đuổi bắt

Miệng cứ kêu tiếc tiếc

Là đếm nhịp hai ba.


Cả hai vui đi ngửa

Ngoe nguẩy bụng trần nhà

Điều này chưa ai biết

Gánh xiếc đầy tài hoa.

Câu 2.

a) Gạch dưới các câu: Buổi sáng,Bé dậy sớm, ngồi học bài. / Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

b) Gạch dưới chủ ngữ: Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường. / Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống.

Câu 3. 

a) (1) tài sản (2) tài hoa

b) (1) tài hèn đức mọn (2) tài cao đức trọng (3) tài tử giai nhân

Câu 4.

Tham khảo: Tả chú gấu bông

a) Mở bài gián tiếp:

Như tất cả mọi người ai cũng đều có sở thích riêng, ở nhà em cũng vậy. Bố em mê bóng đá, mẹ thì thích xem ti vi, anh em thì mê vi tính. Còn em lại thích một thứ đồ chơi mềm và rất dễ thương, đó là chú gấu bông. Em đã đặt tên cho chú là Tét-đi

b) Kết bài mở rộng:

Mỗi khi em buồn, chỉ cần nhìn thấy chú mỉm cười, em lại cảm thấy trong người vui vẻ trở lại vì khuôn mặt của chú lúc nào cũng tươi tỉnh, miệng của chú cười mỉm như an ủi em: “ Đừng buồn nữa chị ơi, chỉ cần mỉm cười lên là mọi chuyện sẽ tốt đẹp mà!”. Em rất yêu thương chú, coi chú như một người bạn tri ân, tri kỉ của em.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Phần 1. Đọc hiểu

Chiếc máy bơm

Thấy những người nông dân phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao, anh thanh niên Ác-si-mét thầm nghĩ: "Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?”

Sau nửa tháng trời tính tới tính lui, Ác-si-mét đã làm ra một chiếc máy bơm. Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao trước những đôi mắt thán phục của mọi người.

Chiếc máy bơm đầu tiên của loài người đã ra đời như vậy cách đây hơn 2000 năm. Đến bây giờ, nhiều nơi vẫn còn sử dụng loại máy bơm ấy. Xin nói thêm: những cánh xoắn máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít bạn thường dùng đều là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.

(theo Vũ Bội Tuyền)

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

1. Ai là người đã tạo ra chiếc máy bơm?

A. Ác-sì-mét

B. Ác-si-mét

C. Ác-sị-mét

2. Chiếc máy bơm đầu tiên được tạo ra cách đây bao lâu?

A. 2000 năm

B. 3000 năm

C. 4000 năm

3. Khi thấy những người nông dân vất vả vác nước từ dưới sông lên dốc cao, Ác-si-met đã nghĩ gì?

A. Những người nông dân ấy thật chăm chỉ và chịu khó

B. Liệu có cách gì chuyển các ruộng nương xuống cạnh bờ sông để nông dân đỡ vất vả không nhỉ?

C. Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?

4. Vậy nào sau đây không phải là con cháu của chiếc bơm cổ xưa?

A. Những cánh xoắn máy bay, tàu thuỷ

B. Những chiếc đinh vít

C. Những chiếc dây cao su

Câu 2. Em hãy tả lại cấu tạo của chiếc bơm cổ xưa trong bài trên

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Phần 2. Chính tả

Câu 1. Nghe - viết

Máy bơm là một đường ống có hai cửa : một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao trước những đôi mắt thán phục của mọi người.

Câu 2. Bài tập

Cho các từ sau: mùa suân, năng động, chăm trỉ, rữa xe, quê hương, kín đáo, bình thường, sa xôi, buổi tối, nỗi lầm.

Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm sau:

Từ viết đúng chính tả

Từ viết sai chính tả

….…………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………………

Phần 3. Luyện từ và câu

Câu 1. Đọc lại đoạn văn sau:

Tết sắp đến, cả nhà ai cũng bận rộn. Suốt tuần, bố và mẹ làm việc ở cơ quan. Cuối tuần, bố ngồi lau bộ bàn ghế và cả mấy chậu hoa. Mẹ đi chợ, mua sắm đồ ăn, bánh mứt, quà Tết. Chị Hai lau nhà, sắp xếp lại những món đồ cũ. Em thì dọn dẹp lại góc học tập cho ngăn nắp, sạch sẽ. Mỗi người một việc, tuy bận nhưng mà vui lắm.

a. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

b. Gạch chân dưới các chủ ngữ của từng câu vừa tìm được.

Câu 2. Em hãy đặt câu nói về hoạt động của từng người (hoặc từng nhóm người) có trong bức tranh dưới đây:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Phần 4. Tập làm văn

Em hãy viết một mở bài gián tiếp và một kết bài mở rộng cho bài văn tả chiếc bàn học ở nhà của em.

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Đáp án:

Phần 1. Đọc hiểu

Chiếc máy bơm

Thấy những người nông dân phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao, anh thanh niên Ác-si-mét thầm nghĩ: "Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?”

Sau nửa tháng trời tính tới tính lui, Ác-si-mét đã làm ra một chiếc máy bơm. Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao trước những đôi mắt thán phục của mọi người.

Chiếc máy bơm đầu tiên của loài người đã ra đời như vậy cách đây hơn 2000 năm. Đến bây giờ, nhiều nơi vẫn còn sử dụng loại máy bơm ấy. Xin nói thêm: những cánh xoắn máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít bạn thường dùng đều là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.

(theo Vũ Bội Tuyền)

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

1

2

3

4

B

A

C

c


Câu 2. Em hãy tả lại cấu tạo của chiếc bơm cổ xưa trong bài trên

Chiếc máy bơm đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn này, nước sông được dẫn lên cao.

Phần 2. Chính tả

Câu 1.Học sinh nghe viết vào vở.

Câu 2.


Từ viết đúng chính tả

Từ viết sai chính tả

năng động, quê hương, kín đáo, bình thường, buổi tối

mùa suân, chăm trỉ, rữa xe, , sa xôi, nỗi lầm.

Phần 3. Luyện từ và câu

Câu 1.

a. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.

1. Suốt tuần, bố và mẹ làm việc ở cơ quan 

2. Cuối tuần, bố ngồi lau bộ bàn ghế và cả mấy chậu hoa.

3. Mẹ đi chợ, mua sắm đồ ăn, bánh mứt, quà Tết

4. Chị Hai lau nhà, sắp xếp lại những món đồ cũ.

5. Em thì dọn dẹp lại góc học tập cho ngăn nắp, sạch sẽ.

b. Gạch chân dưới các chủ ngữ của từng câu vừa tìm được.

1. Suốt tuần, bố và mẹ làm việc ở cơ quan 

2. Cuối tuần, bố ngồi lau bộ bàn ghế và cả mấy chậu hoa.

3. Mẹ đi chợ, mua sắm đồ ăn, bánh mứt, quà Tết

4. Chị Hai lau nhà, sắp xếp lại những món đồ cũ.

5. Em thì dọn dẹp lại góc học tập cho ngăn nắp, sạch sẽ.

Câu 2. Em hãy đặt câu nói về hoạt động của từng người (hoặc từng nhóm người) có trong bức tranh dưới đây:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

1. Bố đang chụp ảnh

2. Ông đang lựa câu đối

3. Mẹ và bà đang chọn hoa tết

4. Em đang vui chơi ngắm chợ xuân

Phần 4. Tập làm văn

Em hãy viết một mở bài gián tiếp và một kết bài mở rộng cho bài văn tả chiếc bàn học ở nhà của em.

Mở bài gián tiếp tả cái bàn học – Bài tham khảo

Ngày hôm qua, lúc em đang học bài, thì bố có vào ngồi nhìn em một lát rồi đi ra. Điều đó khiến em có chút ngạc nhiên, nhưng sau đó em lại tập trung ngay vào bài toán đang làm dở. Ngày hôm sau, lúc đi học về, em đã phải ngạc nhiên vô cùng với chiếc bàn học mới tinh trong phòng. Thì ra, khi nhìn thấy em đã cao hơn chiếc bàn cũ nên phải cúi mình xuống rất nhiều khi viết, bố đã rất thương em. Vậy nên, ngay hôm sau, bố đã đi mua cho em một chiếc bàn học mới vừa người hơn.

Kết bài mở rộng tả cái bàn học– Bài tham khảo

Cạnh chiếc bảng đen của lớp tôi có treo chiếc nội quy, trên ấy có ghi “Là một người học sinh, cần có ý thức bảo vệ trường lớp, của công. Không được vẽ bậy lên tường, cửa lớp, bàn học. Không nhảy lên bàn, dẫm chân, làm trầy xước bàn học.” Đây là những lời dặn mà chúng tôi luôn nhìn thấy đầu tiên mỗi khi bước vào lớp. Bởi vậy mà chúng cũng ghi lòng tạc dạ trong chúng tôi suốt những ngày tháng đi học. Chính vì luôn có ý thức bảo vệ bàn ghế nên bàn học trong lớp tôi luôn xinh đẹp như mới. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thiết nhất với tôi. Tôi tự nhủ sẽ học tập thật chăm chỉ với chiếc bàn này để không phụ công dạy dỗ của thầy cô, đầu tư vật chất đẹp đẽ của nhà trường.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đáp án

Bài 1:Đọc đoạn văn sau rồi dùng gạch dọc  tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:

   (1)Tiếng đàn bay ra vườn.  (2)Vài cánh ngọc lan rụng xuống nền đất mát rượi. (3) Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa. (4) Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. (5) Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. (6)Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

Đoạn văn trên có các câu kể “Ai làm gì ?”  là:………………………………………

Bài 2: Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A cho phù hợp nghĩa ở cột B :

Mục đích

Câu hỏi

1. Tài sơ trí thiển

a) Sống trung thực, thật thà, ngay thẳng.

2. Ăn ngay ở thẳng

b) Con người là tinh hoa, là thứ quý giá của trái đất

3. Chuông có đánh mới kêu

Đèn có khêu mới rạng.

c) Người có tài phải được lao động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.

4. Người ta là hoa đất

d) Tài và trí đều kém cỏi

5. Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

đ) Từ tay không mà làm nên sự nghiệp mới là người tài giỏi.

Bài 3:  Điền tiếp chủ ngữ hoặc  vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?

a) Tôi và ông tôi ......................……………………………………………….............

b) Ngoài đồng, các cô bác nông dân……………………………………………............

c) Từ nhiều năm nay, cái bàn ………………………………..……………………............

d) ………………………………………………….……………nở đỏ rực trên ban công trước nhà.

Bài 4: Đặt hai câu kể “Ai làm gì?” có sử dụng phép nhân hoá để nói về:

a) Cái cặp sách của em: …………………………………………………………………………...

b) Chiếc hộp bút của em: …………………………………………………………………….

Đáp án:

Bài 1:Đọc đoạn văn sau rồi dùng gạch dọc  tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:

   (1)Tiếng đàn/ bay ra vườn.  (2)Vài cánh ngọc lan/ rụng xuống nền đất mát rượi. (3) Dưới đường, lũ trẻ/ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa. (4) Ngoài Hồ Tây, dân chài/ đang tung lưới bắt cá. (5) Hoa mười giờ/ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. (6)Bỗng mấy con chim bồ câu/ lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

Đoạn văn trên có các câu kể “Ai làm gì ?”  là: 

1. Dưới đường, lũ trẻ/ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa.

2. Ngoài Hồ Tây, dân chài/ đang tung lưới bắt cá.

Bài 2: Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A cho phù hợp nghĩa ở cột B :

1 – d

2 – a 

3 – c 

4 – b 

5 – đ

Bài 3:  Điền tiếp chủ ngữ hoặc  vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?

a) Tôi và ông tôi cùng nhau đi đánh cá

b) Ngoài đồng, các cô bác nông dân đang cày ruộng, gặt lúa

c) Từ nhiều năm nay, cái bàn làm chỗ để em học bài

d)Hoa phượng nở đỏ rực trên ban công trước nhà.

Bài 4: Đặt hai câu kể “Ai làm gì?” có sử dụng phép nhân hoá để nói về:

a) Cái cặp sách của em: Bạn cặp sách ngày nào cũng cùng em tới trường

b) Chiếc hộp bút của em: Chiếc hộp bút luôn nhắc nhở em phải cất đồ dùng học tập gọn gàng.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:

Con người là........... vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ ............. trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không gian vũ trụ bao la. Họ còn........làm thơ, vẽ tranh............ tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc ................ mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người................. đáng được gọi là “hoa của đất”.

(sinh/xinh, biếc/biết, sáng/xáng, tuyệc/tuyệt, sứng/xứng)

Câu 2. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động

- Từ viết đúng chính tả:

M: sáng sủa.................................

- Từ viết sai chính tả:

M: sắp sếp....................................

b) thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc

- Từ viết đúng chính tả:

M: thời tiết, .................................

- Từ viết sai chính tả:

M: thân thiếc,...............................

Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây. Đánh dấu X vào [...] trước câu kể Ai làm gì?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. ☐ Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tỉến. Tiến không có súng, cùng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy mất.

Câu 4. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có ý nghĩa gì? Đánh dấu X vào [...] thích hợp.

Nêu hoạt động của sự vật (người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hoá).

Nêu đặc điểm, trạng thái của sự vật (người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hoá).

Chỉ sự vật (người, con vật hoặc cây cối đồ vật được nhân hoá) có hoạt động đươc nêu ở vị ngữ

Câu 5. Cho biết chủ ngữ của các câu vừa tìm được ở bài tập 1 do loại từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu X vào [..] trước ý trả lời đúng.

Do danh từ và các từ kèm theo nó (cum danh từ) tạo thành

Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành

Do tính từ và các từ kèm theo nó (cum tính từ) tạo thành

Câu 6. Đọc ba đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả cái cặp sách (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 10). Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các đoạn đó.

a) Giống nhau ...........

b) Khác nhau ............

Câu 7. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách sau:

a) Mở bài trực tiếp

b) Mở bài gián tiếp

Đáp án:

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống sau.

Con người là sinh vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không gian vũ trụ bao la. Họ còn biết làm thơ, vẽ tranh, sáng tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người xứng đáng được gọi là "hoa của đất".

(sinh / xinh, biếc / biết, sáng / xáng, tuyệc / tuyệt, sứng / xứng)

Câu 2. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

a) sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh động

- Từ ngữ viết đúng chính tả

M: sáng sủa, sản sinh, sinh động

- Từ ngữ viết sai chính tả

M: sắp sếp, tinh sảo, bổ xung

b) thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếc

- Từ ngữ viết đúng chính tả

M: thời tiết, công việc, chiết cành

- Từ ngữ viết sai chính tả

M: thân thiếc, nhiệc tình, mải miếc

Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây. Đánh dấu X vào [...] trước câu kể Ai làm gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

[.X.] Môt đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. [.X.] Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. [.X.] Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. [...] Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. [.X.] Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. [.X.] Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Câu 4. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có ý nghĩa gì? Đánh dấu X vào [..] thích hợp:

[...] Chỉ sự vật (người, con vật hay cây cối, đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Câu 5. Cho biết chủ ngữ của câu vừa tìm được ở bài tập 1 do loại từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng:

X Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

Câu 6. Đọc đoạn văn mở bài cho một bài văn miêu tả cái cặp sách (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 10). Viết vào chỗ trống điểm giống nhau và khác nhau trong các đoạn đó.

a) Giống nhau

- Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.

b) Khác nhau

- Đoạn a: Giới thiệu ngay chiếc cặp - đồ vật cần miêu tả.

- Đoạn b, c: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.

Câu 7. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách sau:

a) Mở bài trực tiếp: Chiếc bàn xếp nhỏ xinh này là người bạn thân thiết của em bao năm qua.

b) Mở bài gián tiếp: Đầu năm học vừa qua, ba mẹ em trang bị cho em nhiều dụng cụ học tập mới nào bút, nào thước, cặp sách. Trong đó em thích nhất là chiếc bàn xếp do chính ba em đóng.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên