Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc lại truyện Chuỗi ngọc lam và cho biết vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc này?

A. Vì cô bé thực sự đã mang rất nhiều tiền đến để mua chuỗi ngọc

B. Vì cô bé đem đổi đôi bông tai của bà lấy chuỗi ngọc, đôi bông tai so với chuỗi ngọc còn đáng giá hơn

C. Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được, hơn cả em đã mua nó bằng tất cả tình cảm yêu thương mà mình dành cho chị.

D. Vì Gioan đã hát một bài tặng Pi-e để đổi lấy chuỗi ngọc lam

Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ Hạt gạo làng ta?

A. Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của mọi tầng lớp, góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B. Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

C. Hạt gạo cần phải được thay đổi một phương án trồng và chăm sóc mới để đỡ gây vất vả cho người nông dân và các bạn học sinh.

D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Nhớ lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé rồi cho biết: Sau tất cả, thành quả mà Lu-i Pa-xtơ nhận được là gì? (Khoanh tròn trước những chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng)

a) Sau tất cả, cậu bé Giô-dép vẫn khỏe mạnh và bình yên

b) Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa.

c) Lu-i Pa-xtơ được chuyển tới một viện cấp cao hơn để làm việc

d) Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ – Viện chống dại đầu tiên trên thế giới

Câu 4: Tìm từ viết sai chính tả trong các câu sau vào chữa lại cho đúng

a. Bức chanh của anh ấy được chưng bày trong chiển lãm khiến trúng tôi vô cùng bất ngờ

b. Trên tờ báu không biết có thông tin gì mà khiến anh ấy cao mày lâu tới như thế.

Câu 5: Điền từ có phần vần có âm cuối hoặc thích hợp vào chỗ trống sau

a. Chú gà trống có …………… đỏ chót trên đầu.

b. Những bông hoa với đủ ……….. sắc sặc sỡ đang đua nhau khoe sắc trong nắng.

Câu 6: Xác định các danh từ trong mỗi câu sau:

a. Sáng sớm, trời quang hẳn ra.

b. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng.

c. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh.

d. Phía trên dải đê, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng.

Câu 7: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Cô giáo .... tôi đứng lên đọc bài.

b. Cả lớp chăm chú ......... cô giáo giảng từng từ, từng chữ một.

c. Chúng tôi ....... nắn nót các từ trên bảng.

d. Bạn ấy ............. rất kĩ rồi mới giơ tay phát biểu.

Câu 8: Viết các câu có dùng tính từ có nghĩa sau đây:

a. Tả khuôn mặt của một người trung tuổi.

b. Tả mái tóc của một cô gái còn trẻ

c. Tả đôi mắt của một em bé đang đi học mẫu giáo

d. Tả tính tình của cô giáo chủ nhiệm lớp em 

Câu 9: Tìm đại từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Không những Hà học giỏi mà ........... còn hát rất hay.

b. Đồng bào Nhật Bản vừa gặp nạn sóng thần, hiện giờ ....... đang gặp rất nhiều khó khăn.

c. Mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài sân, ....... hò hét khiến mọi người trong nhà không ngủ được.

d. Lan hát hay và Ngọc cũng ........

Câu 10: Nội dung một biên bản thường gồm ba phần? Đó là những phần nào?

Đáp án:

Câu 1:

Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc này vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được, hơn cả em đã mua nó bằng tất cả tình cảm yêu thương mà mình dành cho chị.

Đáp án đúng: C.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Hạt gạo làng ta:

Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Sau tất cả, thành quả mà Lu-i Pa-xtơ nhận được là:

a) Sau tất cả, cậu bé Giô-dép vẫn khỏe mạnh và bình yên

b) Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa.

d) Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ – Viện chống dại đầu tiên trên thế giới

Câu 4:

a. Bức chanh của anh ấy được chưng bày trong chiển lãm khiến trúng tôi vô cùng bất ngờ

chanh -> tranh, chưng -> trưng, chiển -> triển, trúng -> chúng

b. Trên tờ báu không biết có thông tin gì mà khiến anh ấy cao mày lâu tới như thế.

báu -> báo, cao -> cau

Câu 5:

a. Chú gà trống có mào đỏ chót trên đầu.

b. Những bông hoa với đủ màu sắc sặc sỡ đang đua nhau khoe sắc trong nắng.

Câu 6: Các danh từ có trong các câu đã cho là:

a. trời

b. bàn tay, vòm trời

c. mây

d. dải đê, mảng mây

Câu 7:

a. Cô giáo gọi tôi đứng lên đọc bài.

b. Cả lớp chăm chú lắng nghe cô giáo giảng từng từ, từng chữ một.

c. Chúng tôi viết nắn nót các từ trên bảng.

d. Bạn ấy suy nghĩ rất kĩ rồi mới giơ tay phát biểu.

Câu 8:

a. Khuôn mặt của bác trông rất hiền từ.

b. Mái tóc của cô ấy thật mượt mà óng ả.

c. Bé Ngọc có đôi mắt long lanh, đen láy.

d. Tính tình cô chủ nhiệm lớp em rất hiền hậu.

Câu 9:

a. Không những Hà học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.

b. Đồng bào Nhật Bản vừa gặp nạn sóng thần, hiện giờ họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

c. Mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài sân, chúng hò hét khiến mọi người trong nhà không ngủ được.

d. Lan hát hay và Ngọc cũng thế.

Câu 10:

Nội dung biên bản thường gồm ba phần:

- Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.

- Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.

- Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Thanh Kiếm và Hoa Hồng

        Một lần Thanh Kiếm và bông Hoa Hồng xinh đẹp cãi vã nhau. Thanh Kiếm cao giọng nói với Hoa Hồng:

- Tớ khỏe hơn cậu và chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn cậu yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặc giã được.

- Tôi không hiểu vì sao mà anh chê bai tôi như vậy? – Hoa Hồng nói. – Phải chăng anh ganh tị vì anh không thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi?

- Cậu lầm, chỉ tiếc là vẻ đẹp của cậu chẳng để làm gì. – Thanh Kiếm lắc đầu, mỉa mai.

        Bỗng lúc đó, có một người thông thái đi tới. Bông Hoa Hồng và Thanh Kiếm bèn nhờ ông phân xử xem giữa Thanh Kiếm và Hoa Hồng, ai sẽ có lợi cho con người nhất.

Nhà thông thái suy nghĩ một lúc rồi tươi cười trả lời:

- Các cháu biết không, trên trái đất, con người cần cả Thanh Kiếm và Hoa Hồng. Thanh Kiếm bảo vệ cho con người chống lại kẻ thù và tránh được các hiểm họa. Còn Hoa Hồng đem lại hương thơm, sự ngọt ngào và niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim của họ…

       Thanh Kiếm và Hoa Hồng hiểu ra, rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa.

(Theo Truyện cổ tích A Rập)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Vì sao Thanh Kiếm cho rằng mình có ích hơn Hoa Hồng?

a - Vì nó cứng rắn, có thể chống lại được kẻ thù

b - Vì nó khỏe, sẽ giúp được nhiều cho con người

c - Vì nó được tôi luyện, vượt qua mọi hiểm họa

Câu 2. Vì sao Hoa Hồng cho rằng mình hơn hẳn Thanh Kiếm?

a - Vì nó có hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy

b - Vì nó không có tính hay ghen tị như thanh kiếm

c - Vì nó không hề thích đánh nhau

Câu 3. Nhà thông thái trả lời như thế nào?

a - Thanh Kiếm cần hơn vì giúp người chống kể thù và tránh hiểm họa

b - Hoa Hồng cần hơn vì đem ngọt ngào, hạnh phúc đến cho con người

c - Cả Thanh Kiếm và Hoa Hồng đều rất cần thiết cho con người

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

a - Không nên kiêu căng, tự phụ, tự cho mình hơn hẳn người khác

b - Không nên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống

c - Con người cần cả sức mạnh, hương thơm, niềm tin và sự ngọt ngào

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống

a) tr hoặc ch: ….ồng cây, …ồng chất, câu …uyện, quyển ….uyện

b) ao hoặc au: ngôi s…, mai s…, vườn r…, tiếng r…hàng

Câu 2.Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở dưới:

        Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn chục thanh niên cả nam lẫn nữ, vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.

(Chu Văn)

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

……

……

……

…………

……….

………

…………

…………

…………

Câu 3.

a) Viết các danh từ riêng trong đoạn thơ sau vào từng ô trống trong bảng:

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành.

Đô kì đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

(Đại Nam quốc sử diễn ca)


Tên người

Tên địa lí

……………

…………

……………

………….

b) Viết các tên người, tên địa lí nước ngoài vào chỗ trống trong bảng cho đúng quy định:

Tên người

Tên địa lí

Mác-Xim Go-Rơ-Ki/……........

Mo-ri-Xơn /……………………

An-be anh-xtanh /……………..

mát-xcơ-va /……………

Oa-Sinh-Tơn /……………

Tây ban nha /……………

Câu 4. Dựa vào gợi ý, hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em:

a) Phần mở đầu (Quốc hiệu, tiêu ngữ)

Tên biên bản

b) Phần chính

- Ghi thời gian (giờ, ngày tháng), địa điểm lập biên bản

- Ghi thành phần tham dự cuộc họp (giáo viên chủ nhiệm; số học sinh của lớp, tên bạn vắng mặt – nếu có)

- Ghi họ tên chủ tọa, thư kí cuộc họp

- Ghi nội dung cuộc họp:

+ Cuộc họp bàn về việc gì? (VD: họp tổ về việc phân công giúp đỡ nhau trong học tập; họp lớp về việc đánh giá tháng thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11; họp chi đội về việc cử đội viên giúp đỡ, chăm sóc gia đình Anh hùng, Liệt sĩ,…)

+ Diễn biến chính của cuộc họp ra sao (ai phát biểu trước, ai phát biểu sau, nói điều gì)?

+ Kết luận của cuộc họp như thế nào (người điều hành nói gì)?

c) Phần kết thúc: Ghi rõ họ tên và chữ kí của chủ tọa và thư kí

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP

I – Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: …………………

2. Địa điểm: …………………

II – Thành phần tham dự

1. ………………………………

2. …………………………....

III – Chủ tọa, thư kí

1. Chủ tọa: …………………………

2. Thư kí : …………………………

IV – Nội dung cuộc họp

………………………………………

……………………………………

…………………………………

……………………………………

…………………………………

Cuộc họp kết thúc vào hồi…….giờ

Thư kí Chủ tọa

……………….. …………………..

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

Câu 1: Thanh Kiếm cho rằng mình có ích hơn Hoa Hồng vì nó khỏe, sẽ giúp được nhiều cho con người.

Chọn đáp án: b

Câu 2: Hoa Hồng cho rằng mình hơn hẳn Thanh Kiếm là bởi vì nó có hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy.

Chọn đáp án: a

Câu 3: Nhà thông thái trả lời rằng cả Thanh Kiếm và Hoa Hồng đều rất cần thiết cho con người.

Chọn đáp án: c

Câu 4: Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng: Con người cần cả sức mạnh, hương thơm, niềm tin và sự ngọt ngào.

Chọn đáp án: c

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1:

a) tr hoặc ch: trồng cây, chồng chất, câu chuyện, quyển truyện

b) ao hoặc au: ngôi sao, mai sau, vườn rau, tiếng rao hàng

Câu 2:

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

vác, nhảy, khoác, ngăn, quật trào, ngụp, trồi, ngã, sống

to, ầm ầm, dài, mặn, cứng, chắc, chặt

nhưng, và, như, với

Câu 3:

a.

Tên người

Tên địa lí

Bà Trưng, Tô Định

Châu Phong, Long Biên, Mê Linh, Lĩnh Nam


b.

Viết lại các tên cho đúng:

* Tên người:

- Mác-xim Go-rơ-ki

- Mo-ri-xơn

- An-be Anh-xtanh

* Tên địa lí

- Mát-xcơ-va

- Oa-sinh-tơn

- Tây Ban Nha

Câu 4:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP

I – Thời gian, địa điểm

1. Thời gian:  11 giờ, ngày 10 tháng 12 năm 2020

2. Địa điểm: Phòng học lớp 5A

II – Thành phần tham dự

1. Cô giáo chủ nhiệm lớp: Nguyễn Bích Ngọc

2. Toàn thể 40 học sinh lớp 5A

III – Chủ tọa, thư kí

1. Chủ tọa: Nguyễn Hữu Hùng (lớp trưởng)

2. Thư kí : Hoàng Ngọc Anh (lớp phó)

IV – Nội dung cuộc họp

Đánh giá tháng thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

1. Lớp trưởng Nguyễn Hữu Hùng báo cáo thành tích nổi bật:

a) Về học tập:

- Cả lớp đi học đầy đủ, đúng giờ, chuẩn bị bài tốt; hăng hái phát biểu ý kiến, được các thầy cô khen

- Toàn lớp có  260 điểm trong tháng 11, trong đó có 30% điểm giỏi, 40% điểm khá, 30% điểm trung bình; có 3 bạn đạt 100% điểm giỏi: Trần Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Văn  Long, Hoàng Ngọc Anh

- Không có bạn nào chưa đạt yêu cầu về các môn đánh giá bằng nhận xét, đặc biệt có 3 bạn được xếp loại A+ ở hầu hết các môn: Trần Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Văn  Long, Hoàng Ngọc Anh

b) Về lao động:

- Các tổ chăm sóc tốt vườn hoa theo lịch phân công, hoa nở rất đẹp

- Việc trực nhất tiến hành đều đặn, lớp học lúc nào cũng sạch sẽ

c) Về các công tác khác

- Lớp đã đóng góp 2 tiết mục hay trong đêm liên hoan mừng Ngày 20 - 11

- Đội bóng nam của lớp đạt giải Nhì toàn trường

2. Ý kiến của các bạn:

- Vũ Thuỳ Dung: Đề nghị lớp có phần thưởng cho các bạn đạt nhiều thành tích.

- Lương Thị Thanh Hằng: Các bạn đã đến thăm và tặng hoa cô giáo Hương dạy lớp 1 từ bốn năm trước, đây là việc thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

- Nguyễn Văn Phú: Phát huy thành tích đạt được, cả lớp quyết tâm phấn đấu để trở thành lớp đứng đầu toàn trường trong năm học này.

3. Đề nghị nhà trường khen thưởng:

- Tập thể đạt thành tích xuất sắc: Tổ 2

- Cá nhân xuất sắc: Trần Thị Thu Thuỷ, Hoàng Ngọc Anh

4. Cô giáo chủ nhiệm phát biểu:

Cô rất vui vì cả lớp đạt được nhiều thành tích trong tháng 11 vừa qua. Cô mong lớp 5A luôn học giỏi, tích cực rèn luyện trở thành những người có ích. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng lớp ta và báo cáo thành tích của lớp trong cuộc họp phụ huynh cuối học kì I.

5. Lớp trưởng kết luận:

- Cả lớp nhất trí: Lớp 5A đã có nhiều thành tích về học tập, lao động, công tác trong tháng thi đua chào mừng Ngày 20 - 11. Các bạn cần phát huy để đạt được thành tích cao hơn trong năm học cuối cấp.

- Đề nghị nhà trường khen thưởng Tổ 2 và hai cá nhân xuất sắc: Trần Thị Thu Thuỷ và Nguyễn Thị Minh Hà.

Cuộc họp kết thúc vào hồi 11 giờ 45 phút


Thư Kí

Anh

Hoàng Ngọc Anh

Chủ tọa

Hùng

Nguyễn Hữu Hùng

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Viết những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau:

a)

tranh

chanh

M: bức tranh,..................

M: quả chanh,................

trưng

chưng

........................

.....................

trúng

chúng

....................

.....................

trèo

chèo

..................

...............

b)

báo

báu

...................

..................

cao

cau

..................

................

lao

lau

..................

...................

mào

màu

M: mào gà, ...........

M: màu đỏ .............

Câu 2. Điền tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu tin sau. Biết rằng:

(1) chứa tiếng có vần ao hoặc au.

(2) chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

Nhà môi trường 18 tuổi

Người dân hòn (1) ............ Ha-oai rất tự (1).............. về bãi biển Cu-a-loa vì vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên ở đây. Nhưng đã có một (1) .............. môi trường ven biển bị đe doạ trầm (2) ............ do nguồn rác từ các (1) ............ đánh cá, những vỉa san hô chết, cá, rùa bị mắc bẫy,... tấp (1) ............ bờ. (2) ............ tình hình đó, một cô gái tên là Na-ka-mu-ra, 18 tuổi, đã thành lập nhóm Hành động vì môi (2) .............. gồm 60 thành viên. Họ đã giăng những tấm lưới khổng lồ ngăn rác tấp (1) ............ bờ. Tháng 3 năm 2000, chỉ trong 8 ngày nghỉ cuối tuần, 7 xe rác khổng lồ đã được (2) ............ đi, (2) ............ lại vẻ đẹp cho bãi biển.

Câu 3. Các từ chị trong câu Chị (1) sẽ là chị (2) của em mãi mãi! là danh từ hay đại từ xưng hô ?

□ Cả hai từ đều là đại từ xưng hô.

□ Chị (1) là đại từ xưng hô, chị (2) là danh từ.

□ Chị (1) là danh từ, chị (2) là đại từ xưng hô.

Câu 4. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung có trong đoạn văn sau:

Danh từ riêng

3 danh từ chung

- Chị! - Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. - Chị... Chị là chị gái của em nhé!

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

.............

.............

.............

.............

.............

.............

giọng

.............

.............

.............

.............

.............

Câu 5. Ghi lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học:

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa ............

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa ............

Câu 6. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?

c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

Đáp án:

Câu 1. Viết những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau:

a)

tranh

M: bức tranh, cạnh tranh, vẽ tranh

chanh

M: quả chanh, lanh chanh

trưng

trưng bày, biểu trưng, trưng cầu, trừng trị, quả trứng

chưng

chưng cách thủy, bánh chưng, chưng hửng

trùng

điệp trùng, trùng khơi, muôn trùng, trùng trục, trúng cử

chúng

chúng ta, chúng tôi, quần chúng, công chúng

trèo

trèo cây, leo trèo, trèo cao ngã đau.

chèo

chèo thuyền, chèo đò, hát chèo, chèo chống

b)

báo

báo chí, báo cáo, quả báo, con báo

báu

báu vật, ngôi báu, quý báu, châu báu

cao

cao đẳng, cao nguyên, cao siêu, cao tay, cao niên

cau

cây cau, trái cau, trầu cau, cau có, cau mày

lao

lao động, lao tâm, lao công, phóng lao, lao đao

lau

lau nhà, lau sậy, lau lách, lau chùi

mào

M: mào gà, chào mào, mào đầu

màu

M: màu đỏ, bút màu, tô màu, màu mỡ, hoa màu

Câu 2. Điền tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu tin sau. Biết rằng:

(1) chứa tiếng có vần ao hoặc au.

(2) chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

Nhà môi trường 18 tuổi

Người dân hòn (1) đảo Ha-oai rất tự (1) hào về bãi biển Cu-a-loa vì vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên ở đây. Nhưng đã có một (1) dạo môi trường ven biển bị đe doạ trầm (2) trọng do nguồn rác từ các (1) tàu đánh cá, những vỉa san hô chết, cá, rùa bị mắc bẫy,... tấp (1) vào bờ. (2) Trước tình hình đó, một cô gái tên là Na-ka-mu-ra, 18 tuổi, đã thành lập nhóm Hành động vì môi (2) trường gồm 60 thành viên. Họ đã giăng những tấm lưới khổng lồ ngăn rác tấp (1) vào bờ. Tháng 3 năm 2000, chỉ trong 8 ngày nghỉ cuối tuần, 7 xe rác khổng lồ đã được (2) chở đi, (2) trả lại vẻ đẹp cho bãi biển.

Câu 3. Các từ chị trong câu Chị (1) sẽ là chị (2) của em mãi mãi! là danh từ hay đại từ xưng hô?

□ Cả hai từ đều là đại từ xưng hô.

✓ Chị (1) là đại từ xưng hô, chị (2) là danh từ.

□ Chị (1) là danh từ, chị (2) là đại từ xưng hô.

Câu 4. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung có trong đoạn văn sau:

Danh từ riêng

3 danh từ chung

- Chị! - Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. - Chị... Chị là chị gái của em nhé!

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước nước mắt kéo vệt trên má:

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Nguyên

tiếng đàn, tiếng hát, mùa xuân

Câu 5. Ghi lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học:

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

Ví dụ: Võ Thị Sáu, Cửu Long...

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Ví dụ : Pa-ri, Vich-to Huy-gô...

- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Ví dụ: Lý Bạch, Bắc Kinh, Quách Mạt Nhược,...

Câu 6. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

- Nguyên (danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.

- Tôi (đại từ) nhìn em cười trong hàng nước mắt kéo vệt trên má.

b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?

- Một năm mới (cụm danh từ) bắt đầu.

c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

- Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé!

- Chị (đại từ gốc danh từ) sẽ là chị của em mãi mãi.

d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

- Chị là chị gái của em nhé!

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi (danh từ làm vị ngữ - từ chị trong hai câu trên - phải đứng sau từ là).

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới:

Đoạn văn

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi !

M: trả lời,

M: vời vợi,

M: qua,

Câu 2. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa (Tiếng Việt 5, tập một, trang 139), viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn.

- Động từ :.....................

- Tính từ :......................

- Quan hệ từ :................

Câu 3. Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản?

Đánh dấu ✓ vào □ trước những trường hợp cần ghi biên bản

Giải thích lí do ghi biên bản

□ Đại hội liên đội

.....................

□ Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử

.....................

□ Bàn giao tài sản

.....................

□ Đêm liên hoan văn nghệ

.....................

□ Xử lí vi phạm luật giao thông

.....................

□ Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

.....................

Câu 4. Đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 2:

a) ...........................

b) ...........................

c) ...........................

d) ...........................

Câu 5: Ghi lại biên bản một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em.

(Chú ý đọc kĩ gợi ý trong sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 143; xem lại BIÊN BẢN ĐẠI HỘI CHI ĐỘI trang 140 để viết biên bản cuộc họp đúng quy định)

Đáp án:

Câu 1. Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới:

Đoạn văn

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi!

M: trả lời, thấy, nhìn vịn, hắt, lăn trào, đón, bỏ

M: vời vợi, xa, lớn

M: qua, ở, với

Câu 2. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa (Tiếng Việt 5, tập một, trang 139), viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn.

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng .... Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng ... Thương mẹ quá mẹ ơi!

- Động từ: đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

- Tính từ: lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương ...

- Quan hệ từ: ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà …

Câu 3. Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản?

Đánh dấu ✓ vào □ trước những trường hợp cần ghi biên bản

Giải thích lí do ghi biên bản

✓ Đại hội liên đội

Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử.

□ Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử

.....................

✓ Bàn giao tài sản

Ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.

□ Đêm liên hoan văn nghệ

.....................

✓ Xử lí vi phạm luật giao thông

Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

✓ Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

Câu 4. Đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 3:

a) Biên bản đại hội chi đội.

b) Biên bản bàn giao tài sản.

c) Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.

d) Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

Câu 5:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. Thời gian địa điểm

1. Thời gian: lúc 9 giờ, ngày 25 tháng 11 năm 2017

2. Địa điểm: lớp 5B, Trường Tiểu học Lạc Long Quân

ll. Thành phần tham dự:

1. Bạn Nguyễn Ngọc Lan - tổ trưởng tổ 4

2. Bạn Trần Lam - tổ phó

3. Toàn thể 9 tổ viên

lll. Thư ký:

Nguyễn Ngọc Dạ Hương - Thư ký

IV. Nội dung cuộc họp:

1. - Tổ báo cáo tình hình học tập trong tháng qua của cả tổ

- Tổ trưởng nhận xét, đưa ra phương hướng và kế hoạch học tập trong tháng tới.

2. Thảo luận: + Bạn Lê: Trong tháng qua, thực sự kết quả học tập của tổ ta rất tiến bộ, nhưng để nâng cao học tập lên nữa, đề nghị lập “đôi bạn cùng tiến” trong tổ.

+ Bạn Hiền: Đồng ý với ý kiến của bạn Lê

+ Bạn Ý: Thành lập “đôi bạn cùng tiến trong tổ” nhưng không quên những kế hoạch chung của lớp đề ra, các bạn trong “đôi bạn cùng tiến” phải đoàn kết, chan hòa với cả lớp, không tách nhóm riêng lẻ

+ Bạn Hương: các bạn nên trao đổi sách hay cho nhau để mọi người cùng được tham khảo những tài liệu bổ ích.

3. Kết luận của cuộc họp:

+ Thành lập “đôi bạn cùng tiến”

1. Bạn Hương - bạn Ý

2. Bạn Lê - bạn Lan

3. Bạn Hiền - bạn Lam

4. Bạn Phụng - bạn Sinh

5. Bạn Quân - bạn Tùng

6. Bạn Chi - bạn Diễm

+ Các bạn sẽ khảo bài nhau, giúp nhau trong học tập và các hoạt động thi đua của tổ, của lớp.

+ Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua học tập trong lớp, tổ.

Cuộc họp kết thúc lúc 10 giờ 30 phút, ngày 25 / 11 / 2006

Thư ký

Hương

Nguyễn Ngọc Dạ Hương

TM tổ

Lan

Tổ trưởng

Nguyễn Ngọc Lan

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lúa trời Đồng Tháp

Lúa trời còn được gọi là quỷ cốc hoặc lúa ma, là một loại lúa hoang, mọc tự nhiên giữa đồng nước hoang hóa Đồng Tháp Mười trước đây.

Hàng năm, vào khoảng tháng tư âm lịch, bắt đầu vào mùa mưa thì cũng là khi lúa mọc. Thân cây cao, cứng cỏi, lá to, phát triển đều đặn nhờ sương gió và đặc biệt là nhờ nước mưa. Lúa trời phát triển mạnh và trổ bông vào mùa nước nổi. Nước nổi tới đâu là cây lúa vượt khỏi mặt nước tới đó, cả đọt lúa và hạt. Hạt chín dần trong cả tháng trời (từ rằm tháng 10 âm lịch). Mỗi lần chín chỉ vài hạt, mà chỉ chín vào lúc ban đêm. Lúa chín nhưng khi có ánh mặt trời thì rụng, hạt lúa rơi xuống nước một cách tự nhiên, chúng lặn xuống bùn non (phù sa) và nằm đó cho đến khi nước rút, qua mùa khô, đến lúc mưa xuongs thì lại nảy mầm.

Cách thu hoạch cùng thật đặc biệt. Trên chiếc xuồng con, người ta dựng lên một cột cao như cột buồm. Hai sợi dây từ đầu cột thòng xuống và được buộc vào hai đoạn xào tre treo lơ lửng qua be xuồng độ một tấc làm cầ đập cho lúa rơi vào xuồng. Ở giữa xuồng là một tấm phên mỏng ngăn đôi theo chiều dọc để lúa rơi xuống lòng xuồng. Thu hoạch lúa trời phải lựa vào lúc nửa đêm, khi trời chưa sáng, bởi mặt trời lên lúa sẽ chín, rụng ngay xuống nước. Đi gặt lúa trời pahir có hai người: một người chống sào cho xuồng lướt giữa những đám lúa, còn người kia dùng cần đập lùa những hạt lúa chín vào xuồng.

Giờ thì giữa Đồng Tháp Mười, nhiều công trình khai hoang phục hóa đã nổi lên, không còn đất trống cho những cây lúa trời nữa. Lúa trời mai một đi từ lúc nào chẳng còn ai nhớ rõ. Lớp người trẻ nhắc đến lúa trời chỉ như một câu chuyện thần thoại nào đó ở một thời xa xăm.

   (Sưu tầm)

a) Hoàn thành sơ đồ tư duy về đặc điểm của lúa trời.

 Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

b) Tại sao phải thu hoạch lúa vào ban đêm?

c) Vì sao luá trời hiện nay lại biến mất?

d) Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ các loài cây tự nhiên?

Câu 2: Tìm và ghi lại các danh từ riêng trong khổ thơ sau vào chỗ trống trong bảng:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Tên người

Tên địa danh



Câu 3: Tìm trong đoạn văn sau các động từ, tính từ, quan hệ từ để điền vào chỗ trống.

A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn chắc như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

Nhưng phải nhìn A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

Câu 4: Xác định từ loại của từ được gạch dưới và ghi vào chỗ trống.

a) Mẹ của em rất đảm đang ..........

b) Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta vẫn không thấy hạnh phúc ..........

c) Bạn ấy hát hay lắm ..........

d) Tổ Một hay tổ Hai trực nhật đấy? ..........

Câu 5: Chia các từ sau thành ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ.

biết ơn, lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao,

hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.

Câu 6: Trong buổi sinh hoạt Đội, các bạn cùng bàn về việc chấp hành luật giao thông. Em hãy ghi lại biên bản cuộc họp đó.

Đáp án:

Câu 1:

a.

- Thời gian sinh sống:

+ Mọc vào tháng 4 âm lịch.

+ Thu hoạch vào tháng 10 âm lịch.

- Hạt lúa:

+ Chín dần trong cả tháng.

+ Chỉ chín vào ban đêm.

- thân:

+ Cao

+ cứng cỏi

- Lá

+ to

+ phát triển đều đặn nhờ sương và nước mưa.

b. Vì mặt trời lên thì lúa sẽ chín, rụng ngay xuống nước.

c. Lúa trời hiện nay đã biến mất là bởi vì nhiều công trình khai hoang phục hoá đã nổi lên, không còn đất trống cho những cây lúa trời nữa.

d. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên cho các loài cây tự nhiên này.

Câu 2:

Tên người

Tên địa danh

Tô Thị

Đồng Đăng, Kì Lừa, Tam Thanh, xứ Lạng

Câu 3:

a. Động từ: nở, cày, đứng,

b. Tính từ: đẹp, đỏ, rắn chắc, cao, rộng, thẳng

c. Quan hệ từ: như, nhưng...mới...

Câu 4:

a. quan hệ từ

b. danh từ

c. tính từ

d. quan hệ từ

Câu 5:

- Danh từ: lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, câu hỏi, điều,

- Động từ: biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng

- Tính từ: ngây ngô, nhỏ nhoi

Câu 6:

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh   

Liên đội Trường Tiểu học Kim Đồng   

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT ĐỘI

Bàn về việc chấp hành luật giao thông

I. Thời gian địa điểm họp

- Thời gian: 7h30 ngày 15 tháng 10 năm 2018.

- Địa điểm: Lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng

II. Thành phần tham dự

- Cô giáo: Lê Hoài Thu (Tổng phụ trách).

- Bạn: Hoàng Hải Yến (Liên đội trưởng)

- 70 Bạn đội viên ưu tú đại diện cho các lớp

III. Đoàn chủ tịch, ban thư kí

1. Đoàn chủ tịch

- Cô giáo: Lê Thoài Thu (Tổng phụ trách).

- Chủ toạ: Hoàng Hải Yến (Liên đội trưởng)

2. Ban thư ký

- Bạn: Lê Văn An

- Bạn: Bùi Ngọc Bích.

IV. Nội dung cuộc họp: Bàn về việc chấp hành luật giao thông

1. Bạn Yến liên đội trưởng báo cáo tình hình giao thông ở địa phương đồng thời cũng báo cáo tình hình chấp hành luật lệ giao thông của các bạn học sinh trong trường.

2. Thảo luận:

- Bạn Minh (lớp trưởng 5B) Tình hình chấp hành luật lệ giao thông của các học sinh còn chưa được tốt, đa số các bạn đều chưa thật sự tự giác chấp hành.

- Bạn Thái (lớp trưởng 4A) Nguyên nhân phần nhiều là do các bạn chưa thật sự nắm rõ về luật giao thông.

- Bạn Quỳnh (liên đội phó) Chúng ta cần tổ chức các hoạt động, đưa ra các kế hoạch nhằm giúp các bạn học sinh tích cực và tự giác chấp hành luật giao thông.

- Bạn Lan (đội viên) Chúng ta nên tổ chức cuộc thi về tìm hiểu luật giao thông

- Bạn Thắng (đội viên) Chúng ta nên tăng tường tuyên truyền luật giao thông.

- Cô Lê Hoài Thu (Tổng phụ trách): Chúng ta nên tổ chức một cuộc thi nhằm phổ biến kiến thức về luật giao thông. Nhà trường sẽ phối hợp với liên đội thành lập đội sao đỏ tự quản nhằm chấm điểm thi đua riêng cho việc chấp hành luật giao thông giữa các lớp. Song song đó chương trình phát thanh của trường sẽ có thêm phần điểm tin về luật giao thông cung cấp thông tin về luật giao thông cũng như tình hình chấp hành luật giao thông của học sinh trong trường.

3. Kết luận

- Tổ chức cuộc thi “An toàn giao thông” trên phạm vi toàn trường tổ chức vào ngày 20.10.2018 cô Lê Hoài Thu phụ trách chính.

- Thành lập đội sao đỏ An toàn giao thông (Mỗi lớp cử ra 2 bạn đội viên tham gia) bạn Hoàng Hải Yến phụ trách đội này.

- Mở mục phát thanh về an toàn giao thông do bạn Nguyễn Thu Quỳnh (Liên đội phó) và Phạm Anh Tuấn (lớp trưởng 5C) phụ trách.

Đại hội bế mạc vào hồi 11 giờ ngày 15 tháng 10 năm 2018

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên