10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)
Với bộ 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2025 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Tiếng Việt lớp 5 của các trường Tiểu học trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 5 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5.
10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Công việc đầu tiên mà anh Ba Chẩn giao cho nhân vật "tôi" trong đoạn văn là gì?
A. Bán cá ở chợ.
B. Rải truyền đơn.
C. Giấu truyền đơn.
D. Nói chuyện với lính.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo hướng dẫn của anh Ba Chẩn, nếu bị bắt, nhân vật Út sẽ nói gì?
A. Nói thật về việc rải truyền đơn.
B. Nói là không biết gì.
C. Nói là giấy quảng cáo thuốc.
D. Từ chối trả lời.
Câu 3 (0,5 điểm). Sau khi thấy giấy truyền đơn, phản ứng của mọi người và lính là gì?
A. Mọi người tỉnh bơ, không ai để ý.
B. Mọi người xì xào và lính hốt hoảng chạy.
C. Mọi người vui mừng.
D. Không ai phát hiện ra.
Câu 4 (0,5 điểm). Qua câu chuyện trên, em thấy nhân vật tôi là người như thế nào?
A. Dũng cảm và mưu trí.
B. Cẩu thả và bất cẩn.
C. Nhút nhát và cẩu thả.
D. Kĩ tính và quyết đoán.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.
(Tô Hoài)
a) Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên?
b) Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Câu 6 (2,0 điểm). Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.
Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn.
(Theo Thiên Lương)
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy kể sáng tạo một câu chuyện cổ tích mà em đã đọc, đã nghe bằng cách đóng vai nhân vật.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
B |
C |
B |
A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
a) Từ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên: Choắt.
b) Việc lặp lại từ choắt có tác dụng: Tạo sự liên kết giữa các câu văn. Nhấn mạnh nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn, đồng thời thể hiện sự chế giễu, trịch thượng của Dế Mèn với Dế Choắt.
Câu 6 (2,0 điểm).
- Từ in đậm “đó” thay thế cho từ ngữ: cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk. Từ in đậm “chúng” thay thế cho từ ngữ: những vạt đất trũng.
- Tác dụng của việc thay thay thế từ ngữ trong đoạn văn giúp liên kết các câu văn với nhau, làm cho những từ ngữ cùng chỉ một đối tượng rút ngắn lại, tránh sự trùng lặp với nhau mà vẫn làm cho người đọc, người nghe hiểu được ý nghĩa câu văn.
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
* Mở bài:
- Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.
- Thể hiện cảm xúc ban đầu khi đọc/ nghe câu chuyện và lí do chọn nhân vật này.
* Thân bài:
- Kể lại câu chuyện theo góc nhìn của nhân vật: trình bày các sự kiện theo trình tự logic.
- Kể lại diễn biến theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai: nhấn mạnh vào những chi tiết, sự kiện quan trọng.
- Bài học, ý nghĩa của câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe.
* Sử dụng lời kể sinh động, cảm xúc, thể hiện được quan điểm và cảm nhận riêng của em.
* Kết bài:
- Kể kết thúc câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện “Cây khế” - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.
Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Đến lúc lấy vợ người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả, hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Vợ chồng hắn sống sung sướng trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn. Vất vả lắm người em mới kiếm được bát cơm manh áo sống cho qua ngày.
Đến mùa, cây khế ra hoa trĩu quá, người em sống nhờ vào cây khế. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, bay qua khu nhà của người em, thấy những quả khế chín mọng, tôi vội sà xuống chén hết trái này đến trái khác. Thấy vậy, người em đi đến buồn rầu nói với tôi:
- Chim ơi! Gia tài tôi chỉ có mỗi cây khế. Chim ăn hết, tôi lấy gì để sống”
Tôi vội nói ngay:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Y như lời hứa, sáng hôm sau tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Lấy đủ một túi ba gang, người em nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có.
Đến mùa khế ra hoa kết trái, tôi lại đến ăn như lần trước và tôi cũ bảo vợ chồng người anh như đã từng nói với người em. Cả hai vợ chồng hí hửng may một cái túi to đến mười hai gang. Rồi tôi cũng đưa họ đến đảo vàng như đã hứa. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang. Chưa thoả lòng tham, hắn nhét đầy vào người những chỗ nào có thể nhét được rồi ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi sau hắn mới bò lên được lưng tôi. Vì nặng quá, tôi phái vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên được khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, một phần vì chở quá nặng, một phần do có một luồng gió bất thần xô đến, tôi cũng không giữ thăng bằng được, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi và rơi xuống biển sâu.
Thế là hết đời một kẻ tham lam, không tình nghĩa. Câu chuyện Cây khế là vậy đó.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 1-5 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi lớp 5 các môn học có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình lớp 5 các môn học sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)