Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 (năm 2025 có lời giải)

Tài liệu Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có lời giải được biên soạn bám sát theo từng Bài học, chi tiết theo từng Tiết học giúp Giáo viên, Phụ huynh có thêm tài liệu ra bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 để giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập và nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt.

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 (năm 2025 có lời giải)

Xem thử Bài tập hàng ngày TV5 KNTT Xem thử Bài tập hàng ngày TV5 CTST Xem thử Bài tập hàng ngày TV5 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 sách mới được biên soạn bám sát theo từng Bài học, Tiết học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 với nguồn bài tập đa dạng đầy đủ các dạng bài có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 5 ôn tập để học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Học kì 1

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ

ĐỌC: THANH ÂM CỦA GIÓ

Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi. Thỉnh thoảng gió lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch.

Chiều về, đàn trâu no cỏ dầm mình dưới suối, chúng tôi tha thần tìm những viên đá đẹp cho mình.

Bỗng em Bống nói:

– Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.

– Bịt tai thì nghe được gì? – Tôi hỏi Bống.

– Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế. Anh thử xem.

– Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm. – Điệp reo lên.

Vừa nói, nó vừa lấy tay bịt hai tai rồi mở ra như Bống chỉ. Cả hội tụ lại, lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai.

– Nghe “u... u…u...” – Văn cười.

– Không, phải thật im lặng, đầu mình nghĩ gì sẽ nghe tiếng gió nói ra như thế. – Thành nhíu mày như đang tập trung lắm.

– Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui...”.

– Còn tớ nghe thấy “cười, cười, cười, cười....”.

Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn là lên:

– Gió nói “đói, đói, đói... rồi.”.

Cả hội giật mình. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp. Chúng tôi lùa trâu về, không quên đưa hai tay lên giữ tai để vẫn nghe tiếng gió.

Tối đó, tôi và Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố còn nói nhất định sáng mai bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.

(Theo Văn Thành Lê)

Câu 1. Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào?

A. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.

B. Sông nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.

C. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng ban mai xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.

D. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng ban mai xuống đáy làm cát, đá ánh lên lấp lánh.

Câu 2. Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì?

A. Trò chơi bịt tai.

B. Trò chơi ô ăn quan.

C. Trò chơi trốn tìm.

D. Trò chơi đố vui.

Câu 3:  Các bạn nghe thấy thanh âm gì của gió?

A. Tiếng u..u…

B. Tiếng cười.

C. Mỗi bạn một thanh âm.

D. Tiếng cười, tiếng đói.

Câu 4: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì?

A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.

B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.

C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ các con.

D. Bố muốn hai anh em vui vẻ.

Câu 5. Tô màu vào ô thể hiện tính cách của các bạn nhỏ qua trò chơi.

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (có lời giải)

Câu 6: Trò chơi lắng nghe tiếng gió thể hiện tình cảm gì của các bạn nhỏ?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

B. Thể hiện tình cảm bạn bè bền chặt.

C. Thể hiện tình cảm gia đình.

D. Thể hiện tình cảm yêu quý bạn bè, gia đình.

Câu 7: Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Câu 8. Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

................................

................................

................................

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Học kì 2

CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

BÀI 1: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ

ĐỌC: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ

Trên đỉnh núi cao ở vùng Chư Bô-da, có một mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi. Những tia nắng vàng dịu, những hạt mưa trong vắt thay nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá. Gió rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền. Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. Cứ thế, năm này qua năm khác, những câu chuyện của gió, những bài ca của chim thấm sâu vào mỏm đá hình em bé.

Một buổi sáng, mỏm đá khế cựa quậy, rồi từ từ biến thành một em bé xinh đẹp. Em bước xuống núi, thấy muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy, dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng ăn thua gì.

Em bé liền cất giọng hát. Tiếng hát của em vang khắp núi rừng. Muông thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát. Dân làng vây quanh em bé, hỏi em từ đâu tới, tên em là gì, nhưng em chỉ cười. Mọi người đặt tên cho em là Nai Ngọc.

Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau. Dân làng không kể trẻ già, trai gái vội cầm tên nỏ, khiên đao đuổi giặc. Bốn phương lửa cháy rừng rực.

Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lúa vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,... Giọng hát của Nai Ngọc khiến giặc đứng sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay.

Giặc tan, nhưng không thấy Nai Ngọc đâu. Dân làng bảo nhau rằng sau khi giúp dân trừ giặc, Nai Ngọc đã trở lên núi cao, biến thành đá như trước.

Ai cũng tin rằng nhất định Nai Ngọc sẽ trở về với dân làng, cất tiếng hát giữa cảnh núi rừng thanh bình, tươi đẹp.

(Theo Truyện cổ Việt Nam, Ngọc Anh và Văn Lang kể)

Câu 1: Mỏm đá ở vùng Chư Bô-đa giống hình gì?

A. Một con voi.

B. Một em bé cưỡi voi.

C. Một ngôi nhà.

D. Một ngọn núi.

Câu 2: Những ai đã kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện và bài ca?

A. Những người dân trong làng.

B. Gió và chim.

C. Muông thú.

D. Các em bé.

Câu 3: Khi mỏm đá biến thành em bé, em đã làm gì khi thấy muông thú phá nương rẫy?

A. Chạy đi tìm người giúp đỡ.

B. Cất giọng hát.

C. Đuổi muông thú đi.

D. Ngồi khóc.

Câu 4: Tên gọi của em bé sau khi dân làng đặt là gì?

A. Nai Ngọc.

B. Voi Ngọc.

C. Bé Hạnh.

D. Thảo Ngọc.

Câu 5: Giọng hát của Nai Ngọc có tác dụng gì với quân giặc?

A. Khiến quân giặc sợ hãi và bỏ chạy.

B. Khiến quân giặc dừng tay, đứng sững như pho tượng.

C. Khiến quân giặc mạnh mẽ hơn.

D. Không có tác dụng gì.

Câu 6: Sau khi giúp dân đuổi giặc, Nai Ngọc làm gì?

A. Ở lại sống cùng dân làng.

B. Trở về núi và biến thành đá như trước.

C. Đi tìm gia đình.

D. Biến mất mãi mãi.

Câu 7: Em hãy miêu tả cảm xúc của em bé Nai Ngọc khi cất tiếng hát giúp dân làng đuổi giặc. Em nghĩ giọng hát của Nai Ngọc đã mang lại điều gì cho dân làng và quân giặc?

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Câu 8: Câu chuyện về Nai Ngọc giúp dân làng đánh đuổi giặc cho thấy tầm quan trọng của sự dũng cảm và lòng yêu nước. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của mỗi người dân trong việc bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đặc biệt trong bối cảnh hòa bình và phát triển hiện nay.

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

................................

................................

................................


Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Học kì 1

CHỦ ĐỀ 1: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI

ĐỌC: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI

Bây giờ là mùa hè.

Chúng tôi đi lang thang trong khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Bống đi trước. Cái áo đỏ như một cánh bướm của nó phấp phới trên lối mòn. Tôi đi giữa. Nhi cầm máy ảnh đi sau cùng. Mùi nhựa thông đâu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày...

Hai đứa trẻ khiến tôi nhớ tuổi thơ của mình đến thế. Hầu như ngày nào cũng vậy, khi mặt trời bắt đầu lặn thì tôi đi từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai. Nhà tôi ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn bay giữa những tán cây. Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ. Tôi biết là mẹ đã từ vườn về và bà vừa mới nhóm bếp để nấu cơm.

Còn bây giờ, chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.

Nhi thì thào hỏi tôi:

– Đêm xuống thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?

– Đâu đó quanh đây chắc sẽ có nhà của nó. – Tôi đáp.

Và tôi kể cho các con nghe kí ức sống động trong tâm trí mình. Bọn trẻ luôn muốn biết rằng mẹ đã sống thế nào trong cái thung lũng không có ánh điện, chỉ thắp sáng bằng đèn dầu. Mẹ đã đi học thế nào khi trường ở rất xa? Mẹ làm thế nào để trở về nhà từ những cánh rừng mênh mông bất tận? Thậm chí là mẹ đã ăn gì để lớn lên?

Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.

(Đỗ Bích Thuý)

Câu 1. Ba mẹ con đi chơi ở đâu?

A. Dưới một thung lũng.

B. Trong một ngôi làng nhỏ.

C. Trong khu rừng yên tĩnh đầy thông.

D. Trên một thảo nguyên.

Câu 2. Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3. Nhân vật trong bài đọc Chiều dưới chân núi ngửi thấy mùi gì?

A. Mùi nhựa thông rất thơm.

B. Mùi hoa rừng thơm ngát.

C. Mùi đất.

D. Mùi của thảo mộc trong rừng.

Câu 4. Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình?

A. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về với bó hoa rừng trên tay.

B. Mỗi ngày đều lên rừng chơi.

C. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về nhà với bó củi trên vai.

D. Mỗi ngày đều lên rừng ngắm hoàng hôn.

Câu 5. Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 6. Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình?

A. Vì mẹ muốn các con hiểu hơn về câu chuyện trong quá khứ của mình.

B. Vì mẹ muốn truyền tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan, vượt qua khó khăn cho các con.

C. Vì mẹ không muốn các con cũng có quá khứ khó khăn, thiếu thốn như mình.

D. Vì mẹ muốn các con trân trọng hiện tại.

Câu 7. Cuộc sống trong quá khứ của người mẹ như thế nào?

A. Khó khăn, thiếu thốn nhưng bình yên.

B. Giàu có, sung sướng.

C. Chiến tranh, xung đột.

D. Nhiều tổn thương, mất mát.

Câu 8. Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này?

A. Vì cuộc sống của ba mẹ con rất đầy đủ, ấm êm.

B. Vì cuộc sống thật tươi đẹp và bình yên cho dù có nhưng phút giây khó khăn, thiếu thốn.

C. Vì có những cảnh sắc đẹp lộng lẫy.

D. Vì cuộc sống chứa đầy những điều bất ngờ.

Câu 9: Em rút ra được thông điệp gì từ câu chuyện Chiều dưới chân núi?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Học kì 2

TUẦN 19: GIỮ MÃI MÀU XANH

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU DƯỚI NHỮNG GỐC ANH ĐÀO

ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU DƯỚI NHỮNG GỐC ANH ĐÀO

Mùa xuân này, Uyên được cùng các bạn của mẹ trồng hàng cây anh đào bên bờ một con suối trên quê hương Tây Nguyên. Em nhận việc bê cây giống đặt vào những cái hố đã đào để các cô chú vun gốc.

Gần trưa, một bạn nhỏ đến gần, bắt chuyện với Uyên:

- Mình có thể trồng thêm hoa dưới những gốc cây non này được không?

Bạn nhỏ xoè ra nắm hạt giống nhỏ li ti:

- Đây là hạt hoa sao! - Cô bạn giải thích - Chúng rất dễ trồng. Chỉ cần xới đất, bỏ hạt xuống và lấp lại, cây sẽ tự mọc mầm, nảy nhánh. Mùa xuân năm sau, nếu bạn trở lại, hẳn sẽ rất bất ngờ. Kìa, nó kìa!

Uyên nhìn theo hướng tay cô bạn chỉ. Một vài khóm hoa sao màu tím hồng nhỏ li ti xôn xao trong nắng.

Uyên đã thấm mệt nhưng sự hào hứng của bạn khiến em phấn chấn hơn. Hai đứa tỉ mẫn gieo những nhúm hạt xuống từng gốc cây. Xong việc, cô bạn vẫy đôi bàn tay gầy gò, cười tươi như nắng toa chào Uyên.

Bạn đã gửi

Mùa xuân năm sau, Uyên cùng mẹ và các cô chú trở lại Tây Nguyên.

Cả đoàn hẹn nhau ra bờ suối thăm hàng cây trồng năm ngoái.

Những cây anh đào đã cao ngang người lớn, nhưng chưa đơm hoa

Cả đoàn ngỡ ngàng khi thầy dưới những vòm lá anh đào xanh mướt.

từng vạt hoa tim tím bung nở như những thảm sao. Mọi người không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa như đến từ giấc mơ nào đó. Chỉ Uyên biết chính xác là loài hoa ấy đến từ đâu. Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ em mới gặp một lần. Ý tưởng của bạn đã đem đến cho

Uyên và mọi người một điều bất ngờ trong những ngày xuân mới.

Câu 1: Uyên và các cô chú đã trồng loại cây gì bên bờ suối?

A. Cây hoa sao

B. Cây anh đào

C. Cây hoa đào

D. Cây thông

Câu 2: Cô bạn nhỏ đã đề xuất ý tưởng gì khi gặp Uyên?

A. Trồng thêm hoa dưới gốc cây anh đào

B. Tưới nước cho cây anh đào

C. Đào hố trồng cây mới

D. Chăm sóc các khóm hoa sao

Câu 3: Hoa sao có đặc điểm gì khiến cô bạn giới thiệu với Uyên?

A. Hoa màu vàng rực rỡ, dễ trồng

B. Hoa tím hồng, chỉ cần xới đất, bỏ hạt và lấp lại

C. Hoa màu trắng, phải tưới nước hàng ngày

D. Hoa nở quanh năm, không cần chăm sóc

Câu 4: Mùa xuân năm sau, khi quay lại bờ suối, mọi người thấy điều gì bất ngờ?

A. Cây anh đào đã nở hoa rực rỡ

B. Những khóm hoa sao tim tím nở rộ dưới gốc cây anh đào

C. Dòng suối đã thay đổi màu sắc

D. Có thêm nhiều cây mới được trồng

Câu 5: Câu chuyện này muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Trẻ em nên chăm sóc cây cối, thiên nhiên

B. Những việc làm nhỏ bé có thể tạo nên niềm vui và điều bất ngờ lớn

C. Chỉ cần chăm chỉ làm việc, cây cối sẽ tự lớn lên

D. Phải biết ơn người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống

Câu 6: Em hãy tả lại khung cảnh bờ suối mùa xuân năm sau khi Uyên và các cô chú quay lại. Những hình ảnh nào khiến mọi người bất ngờ và thích thú?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 7: Sau khi đọc câu chuyện, em có suy nghĩ gì về việc trồng cây và bảo vệ thiên nhiên? Em đã từng tham gia hoạt động nào để chăm sóc cây xanh hoặc làm đẹp môi trường chưa? Hãy kể lại trải nghiệm đó.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................


Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Học kì 1

BÀI 1: TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH

ĐỌC: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

(Trích)

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...]

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [...]

Trong năm học tới dây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...]

Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu

Hồ Chí Minh

(Theo Hồ Chí Minh toàn tập)

Câu 1: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

A. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Đó là ngày nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

C. Đó là ngày quân và dân ta chiến thắng thực dân Pháp.

D. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam.

Câu 2: Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:


 

Vì các em thích học hành, đến trường gặp bạn bè, thầy cô.

 

Vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. 

 

Ở khắp các trường, thầy cô vui vẻ đón các em quay trở lại học tập.

 

Vì từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 3: Chi tiết nào trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường?

A. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.

B. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn.

C. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

D. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Câu 4: Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?

A. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

B. Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

D. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Câu 5:  Bác nhắc học sinh nhớ đến ai, nghĩ đến điều gì trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường?

A. Nhớ đến những người thầy cô tận tụy, yêu mến học sinh.

B. Nhớ đến sự hi sinh của biết bao đồng bào các em.

C. Nhớ đến sự yêu thương, che chở, quan tâm của cha mẹ các em.

D. Nhớ đến những người thầy tâm huyết mở trường, mở lớp.

Câu 6: Sau Cách mạng tháng Tám, Bác khẳng định nhiệm vụ của toàn dân là gì?

A. Cùng quan tâm tới giáo dục thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước.

B. Thoát khỏi ách nô lệ của ngoại xâm, làm cho nước nhà hết yếu hèn.

C. Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới.

D. Siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.

Câu 7: Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 8: Học sinh cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nhà nước và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?

A. Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, lễ phép với người lớn tuổi.

B. Học để xóa nạn mù chữ, để không chỉ diệt giặc đói mà còn diệt giặc dốt.

C. Học bài, làm bài tập đầy đủ, đi học đúng giờ, không trốn học, bỏ học.

D. Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn, không ngừng phấn đấu tu dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Câu 9:  Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 10: Nội dung của bài “Thư gửi các học sinh” là gì?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Học kì 2

Nội dung đang được cập nhật ...

................................

................................

................................

Xem thử Bài tập hàng ngày TV2 KNTT Xem thử Bài tập hàng ngày TV2 CTST Xem thử Bài tập hàng ngày TV2 CD

Xem thêm bài tập, đề thi lớp 5 các môn học hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu Bài tập cuối tuần lớp 5 Toán, Tiếng Việt của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán, Tiếng Việt lớp 5 chương trình sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học