Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Cánh diều (có lời giải)
Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Cánh diều năm 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5.
Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Cánh diều (có lời giải)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Cánh diều
A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP
I. PHẦN ĐỌC
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG
- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ bài 16 đến bài 18.
- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
* Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Biểu tượng của hoà bình
Câu hỏi: Các biểu tượng hoà bình từ xưa đến nay nói lên điều gì về khát vọng của loài người?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Bài ca Trái Đất
Câu hỏi: Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Những con hạc giấy
Câu hỏi: Cô bé làm gì để nuôi hi vọng được cứu sống?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Việt Nam ở trong trái tim tôi
Câu hỏi: Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
* Chủ điểm: Vươn tới trời cao
- Trăng ơi…. từ đâu đến?
Câu hỏi: Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với thiên nhiên và quê hương, đất nước như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Vinh danh nước Việt
Câu hỏi: Giáo sư Nguyễn Quang Riệu đã có những đóng góp gì cho khoa học và đất nước?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Chiếc khí cầu
Câu hỏi: Bác sĩ Phơ-gu-xơn đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua bằng cách nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Bạn muốn lên Mặt Trăng?
Câu hỏi: Vì sao máy bay không thể bay tới Mặt Trăng?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
* Chủ điểm: Sánh vai bè bạn
- Nghìn năm văn hiến
Câu hỏi: Em hiểu vì sao bài đọc có tên là “Nghìn năm văn hiến”?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Ngày hội
Câu hỏi: Hình ảnh những bàn tay của các bạn nhỏ tung bồ câu trắng nói lên ước vọng gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Người được phong ba danh hiệu Anh hùng
Câu hỏi: Ông Phạm Tuân đã trở thành phi công vũ trụ như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Cô gái mũ nồi xanh
Câu hỏi: Cô gái mũ nồi xanh và đồng đội đã làm những việc gì để giúp người dân nước bạn?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................
2. ĐỌC - HIỂU:
* Bài đọc 1:
NHỮNG VÒNG TRÒN
Nhớ hồi tôi chừng 7 tuổi, ông nội dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném 1 viên đá xuống nước. Sau đó, ông bảo tôi quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước bởi chính viên đá vừa ném. Rồi ông bảo tôi:
- Cháu hãy thử hình dung mình như viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự yên bình của tất cả những người xung quanh.
Và rồi ông tiếp tục:
- Hãy luôn nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm về những gì cháu đã đặt vào trong vòng tròn của chính mình và vòng tròn đó cũng sẽ lan tỏa và chạm vào rất nhiều vòng tròn khác. Vì vậy, hãy sống sao cho những điều tốt đẹp mà vòng tròn của cháu tạo nên được gửi đi như những thông điệp của hòa bình và nhân ái đến khắp mọi người. Ngược lại, những xao động sinh ra từ sự giận dữ hoặc ganh tị chắc chắn sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những vòng tròn khác. Do đó, cháu cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả những điều trên.
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng sự yên bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều chảy ra thế giới. Vì thế sẽ không thể tạo nên một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong đầu cho những xúc cảm hay ý nghĩ đó có được nói ra hay không.Mọi khuấy động xung quanh những vòng tròn diễn ra trong mỗi chúng ta đều tràn ra thế giới rộng lớn này, hoặc để tô vẽ thêm vẻ đẹp cho cuộc sống, hoặc cản trở, phá vỡ những vòng tròn khác…
(Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: Người ông đã dắt bạn nhỏ đi đâu?
A. Đến bên hồ cá trong trang trại.
B. Đến một công viên gần nhà.
C. Đến một ngôi chùa.
D. Đến ngôi trường tiểu học của mình.
Câu 2: Khi bạn nhỏ ném viên đá xuống hồ, ông nội bảo cháu quan sát điều gì?
A. Sự chuyển động của cá dưới nước.
B. Độ sâu của mặt hồ.
C. Những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước.
D. Màu sắc của viên đá.
Câu 3: Theo ông nội, nếu vòng tròn của cháu chứa đựng điều tốt đẹp, kết quả sẽ là:
A. Những vòng tròn khác sẽ tan biến.
B. Tạo nên sự tranh cãi.
C. Gửi đi thông điệp hòa bình và nhân ái.
D. Gây ảnh hưởng xấu đến người xung quanh.
Câu 4: Bạn nhỏ lần đầu tiên nhận ra điều gì từ lời dạy của ông?
A. Việc ném đá rất thú vị.
B. Sự yên bình hay bất an trong mỗi người đều lan tỏa ra thế giới.
C. Không nên nói ra cảm xúc của mình.
D. Những vòng tròn chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng.
Câu 5: Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
................................
................................
................................
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (10 đề)
B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 5 CÁNH DIỀU
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Biểu tượng của hoà bình” (Trang 71 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 - Cánh Diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
(Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định)
Câu 1. Theo hướng dẫn của anh Ba Chẩn, nếu bị bắt, nhân vật Út sẽ nói gì? (0.5 điểm)
A. Nói thật về việc rải truyền đơn.
B. Nói là không biết gì.
C. Nói là giấy quảng cáo thuốc.
D. Từ chối trả lời.
Câu 2. Sau khi thấy giấy truyền đơn, phản ứng của mọi người và lính là gì? (0.5 điểm)
A. Mọi người tỉnh bơ, không ai để ý.
B. Mọi người xì xào và lính hốt hoảng chạy.
C. Mọi người vui mừng.
D. Không ai phát hiện ra.
Câu 3. Qua câu chuyện trên, em thấy nhân vật tôi là người như thế nào? (1 điểm)
A. Dũng cảm và mưu trí.
B. Cẩu thả và bất cẩn.
C. Nhút nhát và cẩu thả.
D. Kĩ tính và quyết đoán.
Câu 4. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. (1 điểm)
Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.
(Tô Hoài)
a) Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên?
b) Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Câu 5. Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn. (1 điểm)
Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn.
(Theo Thiên Lương)
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Câu 6. Thêm vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau: (1 điểm)
a) Dù mưa có rơi thật nhiều thì ………………………………………………………….
b) Mặc dù mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt nhưng ……………………………….
Câu 7. Đặt câu theo yêu cầu sau: (1 điểm)
a) Câu có cặp quan hệ từ: “Vì……nên”
b) Câu có quan hệ từ: “Chẳng những ….. mà còn”
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Con quạ khôn ngoan
Có một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một cái lọ nước. Nhưng nước trong lọ quá ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được. Nó nghĩ ra một cách: nó lấy mỏ gắp từng viên sỏi bỏ vào lọ. Một lúc sau, nước dâng lên, quạ tha hồ uống.
(Sưu tầm)
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy kể sáng tạo một câu chuyện cổ tích mà em đã đọc, đã nghe bằng cách đóng vai nhân vật.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 1-5 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi lớp 5 các môn học có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình lớp 5 các môn học sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)