Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Kết nối tri thức (có lời giải)

Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5.

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Kết nối tri thức (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Kết nối tri thức

A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG

- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 28 đến tuần 34.

- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

* Chủ điểm: Tiếp bước cha ông

- Nghìn năm văn hiến

Câu hỏi: Tìm những chi tiết trong bài cho biết ông cha ta luôn coi trọng việc đào tạo nhân tài.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Người thầy của muôn đời

Câu hỏi: Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo các môn sinh tới thăm người thầy dạy vỡ lòng của cụ nói lên điều gì?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Quảng cáo

- Danh y Tuệ Tĩnh

Câu hỏi: Câu chuyện mà Tuệ Tĩnh kể cho học trò nghe xảy ra vào thời gian nào? Tình hình đất nước lúc bấy giờ ra sao?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Cụ Đồ Chiểu

Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên thân mật “cụ Đồ Chiểu”?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

Câu hỏi: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho đất nước?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Bộ đội về làng

Quảng cáo

Câu hỏi: Không khí xóm làng thay đổi như thế nào khi các anh bộ đội trở về? Hình ảnh nào giúp em cảm nhận được điều đó?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Về ngôi nhà đang xây

Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy cảnh vật thiên nhiên mang đến sự sống động cho ngôi nhà đang xây?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Việt Nam quê hương ta

Câu hỏi: Hình ảnh con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh hiện lên ra sao?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

* Chủ điểm: Thế giới của chúng ta

- Bài ca trái đất

Quảng cáo

Câu hỏi: Trong bài thơ, những hình ảnh nào có ý nghĩa đối lập với hoà bình? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh ấy?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Những con hạc giấy

Câu hỏi: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Một người hùng thầm lặng

Câu hỏi: Ông Uyn-tơn đã làm những gì để giải cứu những đứa trẻ Do Thái sang Anh? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Giờ Trái Đất

Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy sự kiện Giờ Trái Đất đã thu hút được sự quan tâm của thế giới?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Điện thoại di động

Câu hỏi: Theo em, ngày nay, con người sẽ gặp những khó khăn gì nếu không có điện thoại di động?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

- Thành phố thông minh Mát-xđa

Câu hỏi: Vì sao thành phố Mát-xđa có thể đối phó với tình trạng nóng lên do biến đổi khí hậu?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

2. ĐỌC - HIỂU:

* Bài đọc 1:

NGHỀ ĐÁNG QUÝ

Gia đình Hồng sống trong con ngõ nhỏ của thủ đô. Ba mẹ em đều làm công nhân vệ sinh môi trường thuộc địa bàn phường.

Hằng ngày, đơn vị sẽ phân công ca làm việc. Khi thì mẹ Hồng làm ca sáng, khi thì lại làm ca tối muộn. Ba Hồng ngoài làm việc theo ca đã phân công thì chú còn làm thêm việc phân loại rác và bốc vác hàng nặng ngoài bãi. Công việc rất vất vả nhưng cả hai cô chú luôn vui vẻ, yêu nghề và yêu đời, chăm sóc cho Hồng đầy đủ. Ba mẹ luôn truyền những năng lượng tích cực từ công việc đến cho em, dạy em cách phân loại rác như thế nào cho chuẩn.

Hồng thương ba mẹ lắm. Em luôn lo lắng khi ba mẹ đi làm về muộn sẽ bị đói, bị lạnh nên đi học về sớm em sẽ phụ mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Ở trường, các bạn cũng rất yêu quý Hồng vì em rất ngoan lại học giỏi. Năm năm liền, Hồng luôn là học sinh xuất sắc và nằm trong đội tuyển mũi nhọn của trường. Hồng cũng không ngần ngại sử dụng tiếng Anh tự hào khoe ba mẹ với các bạn quốc tế của em. Hồng luôn cho rằng: "Dẫu có làm nghề gì đi chăng nữa, chỉ cần nghề đó không phạm pháp thì đều đáng quý cả.".

(Thư Linh)

Câu 1: Gia đình Hồng sống ở đâu?

A. Trong một con phố sầm uất của thủ đô.

B. Ở ngoại thành Hà Nội.

C. Ở một khu biệt thự cao cấp.

D. Trong con ngõ nhỏ của thủ đô.

Câu 2: Ba mẹ Hồng làm nghề gì?

A. Nông dân.

B. Công chức Nhà nước.

C. Buôn bán nhỏ.

D. Công nhân vệ sinh môi trường.

Câu 3: Vì sao Hồng lại phụ giúp ba mẹ sau giờ học?

A. Vì em thương ba mẹ.

B. Vì ba mẹ dặn em phải giúp ba mẹ.

C. Vì em muốn được mọi người yêu quý.

D. Vì cô giáo dặn em phải phụ giúp ba mẹ.

Câu 4: Các bạn ở trường đều yêu quý Hồng vì em:

A. ngoan, học giỏi.

B. thông minh, nhanh nhẹn.

C. hát hay, múa đẹp.

D. lạc quan, yêu đời.

Câu 5: Theo Hồng, nghề nào là nghề đáng quý?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức (10 đề)

B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Một người hùng thầm lặng” (Trang 130 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những giọt nước mắt trong cuộc gặp gỡ giữa ông Uyn-tơn với “những đứa trẻ năm xưa” được ông cứu sống thể hiện điều gì?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CÓ NHỮNG DẤU CÂU

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.

Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.

Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!

(Theo Hồng Phương)

Câu 1. Anh chàng trong bài đọc gặp vấn đề gì? (0.5 điểm)

A. Mất khả năng nghe, nhìn.

B. Đánh mất dấu câu.

C. Không biết chăm sóc bản thân.

D. Bị mọi người ghét bỏ.

Câu 2. Đến khi "chỉ còn dấu ngoặc kép" điều gì sẽ xảy ra? (0.5 điểm)

A. Trở thành một người uyên thâm, nhớ hết mọi điều.

B. Trở thành một người hay trích dẫn lời của người khác, không có chính kiến riêng, chỉ biết nói dựa theo người khác, không chịu độc lập suy nghĩ.

C. Trở thành một người nói năng rõ ràng, chính xác.

D. Trở thành một người vụng về, hay làm hỏng mọi việc.

Câu 3. Câu "Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết." có nghĩa là gì? (1 điểm)

A. Trở thành một người không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.

B. Trở thành một người nghèo khổ, mất hết tiền bạc của cải.

C. Trở thành một người cô đơn, không còn ai thân thích.

D. Trở thành một người vô trách nhiệm.

Câu 4. Chỉ ra các cặp từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Con suối vào mùa thu như một dải lụa mềm mại, chảy róc rách qua những tảng đá nhẵn thín. Nước suối trong vắt, mát lạnh, phản chiếu những chiếc lá vàng óng ánh như những mảnh vàng lấp lánh. Hai bên bờ suối, cây cối xanh ngát. Những hòn đá cuội dưới suối phủ một lớp rêu xanh mướt.

(Theo Hồng Anh)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Câu 5. Hoàn thành truyện vui dưới đây bằng cách điền kết từ phù hợp: (1 điểm)

Một bác sĩ nói .............. một vị quán quân thể thao: 

- Anh sốt cao quá! 

- Bao nhiêu độ, thưa bác sĩ? 

- 41 độ. ......... hạ sốt, tôi phải tiêm cho anh một liều. 

- Khoan đã, bác sĩ! – Vị quán quân thều thào hỏi – Kỉ lục sốt thế giới bây giờ là bao nhiêu? 

(Theo in-tơ-nét)

Câu 6. Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng cách nào? (1 điểm)

(1) Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. (2) Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. (3) Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Câu 7. Gạch chân từ khác nhất với các từ còn lại trong dãy từ: (1 điểm)

a) chặt, thái, băm, xé

b) đeo, xách, gánh, vác

c) lăn, lê, bò, nhảy

d) quăng, ném, lia, bỏ

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Chiếc áo búp bê

Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.

(Ngọc Ro)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn tả thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thử đề cương Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi lớp 5 các môn học có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình lớp 5 các môn học sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học