Đề cương ôn tập Học kì 2 GDCD 6 Kết nối tri thức (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 GDCD 6 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi GDCD 6 Học kì 2.

Đề cương ôn tập Học kì 2 GDCD 6 Kết nối tri thức (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

+ Quyền: Những lợi ích hợp pháp mà công dân được hưởng.

+ Nghĩa vụ: Những yêu cầu, trách nhiệm mà công dân phải thực hiện với Nhà nước và xã hội.

- Các quyền cơ bản của công dân

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội.

+ Quyền học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền về văn hóa...

-  Các nghĩa vụ cơ bản của công dân

+ Nghĩa vụ tôn trọng pháp luật.

+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

+ Nghĩa vụ đóng thuế.

+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Quảng cáo

- Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ cơ bản

+ Bảo vệ lợi ích cá nhân và xã hội.

+ Xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Quyền cơ bản của trẻ em

- Khái niệm trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi (theo pháp luật Việt Nam).

- Các quyền cơ bản của trẻ em

+ Quyền được sống, phát triển an toàn.

+ Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

+ Quyền được học tập, vui chơi, giải trí.

+ Quyền được bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực, bóc lột.

+ Quyền tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em.

- Ý nghĩa của quyền trẻ em

+ Đảm bảo cho trẻ em phát triển toàn diện.

+ Góp phần xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước.

Quảng cáo

3. Thực hiện quyền trẻ em

- Trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em

+ Gia đình: Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

+ Nhà trường: Tạo môi trường học tập, phát triển toàn diện cho trẻ em.

+ Nhà nước: Ban hành, thực thi luật pháp về bảo vệ quyền trẻ em.

+ Xã hội: Tham gia các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ trẻ em.

- Trách nhiệm của trẻ em đối với quyền của mình

+ Chủ động học tập, rèn luyện bản thân.

+ Tôn trọng quyền của người khác.

+ Biết tự bảo vệ mình, biết lên tiếng khi quyền lợi bị xâm phạm.

- Những hành động cần thiết để bảo vệ quyền trẻ em

+ Tố giác hành vi vi phạm quyền trẻ em.

+ Tham gia các phong trào bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Quảng cáo

4. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Khái niệm công dân Việt Nam

Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

-  Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam

+ Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơ bản như:

+ Quyền bầu cử, ứng cử.

+ Quyền tự do cư trú, đi lại.

+ Nghĩa vụ chấp hành luật pháp.

+ Nghĩa vụ đóng góp xây dựng đất nước.

- Trách nhiệm của công dân Việt Nam

+ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Đâu không phải thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân?

A. Đi lại, cư trú.

B. Tự do kinh doanh.

C. Bí mật đời tư.

D. Sống, hiến mô tạng.

Câu 2. Quyền nào không thuộc nhóm quyền dân sự?

A. Quyền sống.

B. Quyền bình đẳng giới.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

D. Quyền tự do kết hôn, li hôn.

Câu 3. Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện .......... đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ …?

A. nghĩa vụ.

B. luật pháp.

C. bảo vệ.

D. giám sát.

Câu 4.  Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là:

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Các quyền con người, quyền công dân.

C. Quyền cơ bản của công dân.

D. Việc thực hiện quyền công dân.

Câu 5. Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật là:

A. Quyền cơ bản của công dân.

B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

D. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền người khác

Câu 6. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

B. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

C. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.

D. trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

Câu 7. Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.

B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.

D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 8. Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.

B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.

C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.

D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

Câu 9. Quyền công dân không tách rời 

A.  nghĩa vụ với cộng đồng.

B.  trách nhiệm với cộng đồng.

C.  nghĩa vụ của công dân.

D. quyền của cộng đồng.

Câu 10. Quyền và nghĩa vụ công dân quy định:

A. mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.

B. quyền công dân của nhiều nước.

C. nghĩa vụ công dân của nước ngoài.

D. trách nhiệm công dân đóng thuế.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 GDCD 6

Bộ sách: Kết nối tri thức

năm 2025

Thời gian: .... phút

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác gọi là?

A. Tiết kiệm.

B. Hà tiện.

C.Keo kiệt.

D.Bủn xỉn.

Câu 2. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

B. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

C.Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

D.Tiết kiệm tiền để mua sách.

Câu 3. Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.

B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.

C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

D. Bị người khác khinh bỉ và xa lánh.

Câu 4. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch?

A. Nhiều nước.

B. Nước ngoài.

C. Việt Nam.

D. Quốc tế.

Câu 5. Trong các trường hợp sau trường hợp nào là công dân Việt Nam?

A.Người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn.

B. Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có thời hạn.

C.Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

D.Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

Câu 6. Quyền của công dân không bao gồm?

A. Tự do đi lại, cư trú.

B. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

C. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

D.Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Câu 7. Việc công dân Việt Nam được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

B.Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền bí mật cá nhân.

D. Quyền tự do đi lại.

Câu 8. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.

B. Một người đang bẻ khóa lấy trộm tài sản.

C. Hai người hàng xóm đang cãi nhau.

D. Chị D bịa đặt, nói xấu người khác.

Câu 9. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định trong Hiến pháp 2013?

A. Kiểm tra số lượng khi gửi.

B. Đọc thư giúp người khiếm thị.

C. Trả thư vì không đúng tên người nhận.

D. Đọc thư của người khác khi chưa được họ cho phép.

Câu 10. Quyền sống còn là những quyền được .... và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Điền vào dấu chấm (...)?

A. Sống.

B. Tồn tại.

C. Duy trì.

D. Sinh hoạt.

Câu 11. Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe là?

A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.

B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.

C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.

D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Câu 12. Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền sống còn.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Nêu quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Câu 3 (3 điểm): Trung năm nay 14 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn nên em đã làm thêm ở quán cơm của bà Trang. Mỗi lần Trung sơ suất làm vỡ bát đều bị bà Trang la mắng, đánh đập. Trúc đi học ngang qua nên đã chứng kiến vài lần, Trúc cảm thấy rất thương Trung và muốn giúp Trung.

a. Hành động của bà Trang là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là Trúc, em sẽ làm gì?

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 6 Kết nối tri thức hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học