3 Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận

Với bộ 3 đề thi Học kì 2 GDCD 6 năm 2024 có đáp án, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 GDCD 6.

3 Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Cuối kì 2 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

3 Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận

3 Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận

3 Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây trái với tiết kiệm?

A. Lãng phí của công.

B. Chặt chẽ chi tiêu.

C.Làm việc khoa học.

D.Bảo quản của công.

Câu 2. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của ai?

A. của mình.

B. của mình và người khác.

C. gia đình.

D. xã hội.

Câu 3. Bạn X đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn X quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình X?

A. Gia đình X làm như vậy là hợp lí.

B. Gia đình X làm như vậy là vi phạm pháp luật.

C.Gia đình X làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D.Gia đình X làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Câu 4. Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

C.Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 5. Trường hợp nào là không phải là công dân Việt Nam?

A. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam.

B. Trẻ em mồ côi cha mẹ ở Việt Nam.

C. Trẻ là con nuôi có bố mẹ nuôi là công dân Việt Nam.

D. Trẻ em theo cha mẹ đến Việt Nam du lịch .

Câu 6. Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Căn cước công dân.

B. Giấy nhập học.

C. Giấy báo điểm.

D. Giấy sử dụng đất.

Câu 7. Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam.

B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.

C. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.

D. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.

Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

D. Tất cả người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

Câu 9. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp 6A có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học.

B. Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.

C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.

D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.

Câu 10. Quyền cơ bản của trẻ em là?

A. Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ.

B.Tất cả những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.

C.Tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.

D. Trẻ em được tự do quyết định tất cả mọi việc theo sở thích của mình.

Câu 11. Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 12. Gần cuối năm, Mai rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham gia hoạt động trải nghiệm ở một khu di tích văn hoá quốc gia. Nhưng bạn băn khoăn không biết ở tuổi mình thì có quyền đi không. Theo em, Mai có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? Vì sao?

A.Không. Vì Mai còn nhỏ.

B.Có. Vì trẻ em đều có quyền được tham gia.

C.Có. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.

D.Không. Vì đây không phải là nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Gia đình em đã có những việc làm nào để tiết kiệm điện, nước? (Nêu ít nhất 6 việc làm)

Câu 2 (2 điểm) A là học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, A thường tự học và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ. Theo em, A đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân? Nêu 3 việc làm em đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của một người công dân?

Câu 3 (3 điểm) Bố mẹ mua cho B rất nhiều sách tham khảo, B không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ tức giận và đã mắng B. B cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối.

a. B hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là B em sẽ làm gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

D

A

D

A

B

B

C

A

D

C

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

- Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Gia đình em đã có những việc làm để tiết kiệm điện, nước:

+ Sử dụng lượng nước vừa đủ: Trong các công việc như tắm, rửa tay, vệ sinh cá nhân, rửa rau…

+ Khóa chặt vòi nước sau khi dùng xong

+ Kiểm tra, khắc phục rò rỉ của các thiết bị sử dụng nước

+ Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

+ Không bật quá nhiều bóng điện nếu không cần thiết…

Câu 2 (2 điểm)

- A đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, bổn phận của trẻ em đối với gia đình.

- Nêu 3 việc làm em đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của một người công dân:

+ Chăm chỉ học tập, nâng cao kiến thức

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm điện, nước...

Câu 3 (3 điểm)

Yêu cầu a) B đã hiểu sai về quyền trẻ em vì số sách đó bố mẹ mua để cho B học, B không có quyền tự quyết định cho người khác mà phải hỏi ý kiến bố mẹ. B đang trong độ tuổi chịu sự quản lý của bố mẹ không được tự ý quyết định mọi việc.

Yêu cầu b) Nếu là B:

- Dùng số sách đó để phục vụ cho việc học tập

- Nếu bạn cần thì có thể cho bạn mượn

- Nếu muốn cho bạn thì phải hỏi ý kiến bố mẹ

Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về tiết kiệm?

A. Mình làm ra thì mình có được xài thoải mái.

B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc.

C.Là con cái thì được quyền sử dụng thoải mái những gì cha mẹ làm ra.

D.Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.

Câu 2. Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Học, học nữa, học mãi.

C. Có cứng mới đứng đầu gió.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 3. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Có làm thì có ăn.

B. Tiêu xài thỏa thích.

C.Thích làm gì thì làm.

D.Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.

Câu 4. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

C.Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.

D. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

Câu 5. Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

A. Bảo vệ và duy trì.

B. Bảo vệ và bảo đảm.

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 6. Hành vi nào không thực hiện tốt để trở thành công dân có ích cho đất nước?

A. Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

B. Tham gia các tệ nạn xã hội.

C. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam.

D. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Câu 7. Việc làm nào dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

A. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân.

B. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.

C. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em.

D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật gọi là gì?

A. Quyền cơ bản của công dân.

B. Quyền chủ yếu của công dân.

C. Quyền quan trọng của công dân.

D. Quyền trọng yếu của công dân.

Câu 9. Hành vi đánh dập, hành hạ người khác đã xâm phạm đến quyền nào sao đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Câu 10. Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 11. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em.

B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em.

C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em.

D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

Câu 12. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A.Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.

B.Cha mẹ có quyền ưu tiên chiều chuộng con trai hơn con gái.

C.Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì.

D.Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.

B.TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu biểu hiện của tiết kiệm trong học tập và trong cuộc sống? Nêu 4 câu tục ngữ, danh ngôn nói về phẩm chất tiết kiệm?

Câu 2 (2 điểm): Là học sinh, em đã được hưởng những quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản nào của công dân? Em đã làm gì để thực hiện đúng các nghĩa vụ đó?

Câu 3 (3 điểm): Trường N tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên bố của N không muốn cho N đi vì địa điểm tham quan ở xa. N rất buồn và không biết phải làm sao để bố đồng ý cho mình đi.

a. Nếu là N em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?

b. Theo em gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền trẻ em?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

D

C

B

B

C

A

B

A

D

D

B.TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

- Biểu hiện của tiết kiệm trong học tập và trong cuộc sống:

+ Chi tiêu hợp lí.

+ Tắt các thiết bị điện, khóa vòi nước khi không sử dụng.

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học.

+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên.

+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng.

+ Bảo vệ của công…

- 4 câu tục ngữ, danh ngôn nói về phẩm chất tiết kiệm

+ Góp gió thành bão

+ Tích tiểu thành đại

+ Của bền tại người

+ “Sản xuất mà không tiết kiệm như gió vào nhà trống” (Hồ Chí Minh).

Câu 2 (2 điểm)

- Là học sinh, em đã được hưởng những quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền bình đẳng giới, quyền học tập…

- Để thực hiện đúng các nghĩa vụ đó, em đã tìm hiểu và nắm rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản, tôn trọng quyền của người khác; chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia các hoạt động xã hội...

Câu 3 (3 điểm)

Yêu cầu a) Có thể nói chuyện với bố về quyền phát triển, tham gia của trẻ em, giải thích cho bố hiểu mục đích và mong muốn của bản thân về chuyến đi để thuyết phục bố thay đổi quyết định. N cũng có thể nhờ mẹ, thầy cô hoặc ông bà giải thích với bố để bố thay đổi suy nghĩ.

Yêu cầu b) Trách nhiệm:

- Trách nhiệm của gia đình:

+ Khai sinh cho trẻ em.

+ Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha mẹ.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

+ Bảo đảm quyền được học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em.

+ Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

+ Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em.

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em.

- Trách nhiệm của nhà trường:

+ Bảo đảm quyền được học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em.

+ Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em.

- Trách nhiệm của xã hội: đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi trẻ em…

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

A. Bố cho An tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000đ, An chỉ ăn hết 10.000đ và số tiền còn lại An bỏ vào lợn tiết kiệm.

B. Bình thường bật quạt cả ngày dù có lúc không ở trong phòng cho thoáng khí.

C.Mẹ mua cho Công chiếc cặp sách mới nhưng Công cất đi, chưa dùng ngay vì thấy chiếc cặp cũ vẫn dùng tốt.

D.Dũng luôn quan sát đã tắt hết các thiết bị điện chưa trước khi đóng cửa lớp.

Câu 2. Tiết kiệm là?

A. Cân đối, chi tiêu có kế hoạch, không hoang phí.

B. Thường xuyên làm việc.

C. Chịu khó làm việc.

D. Tự giác làm việc.

Câu 3. Câu ca dao“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” nói về nội dung nào?

A. Tiết kiệm.

B. Trung thực.

C.Tự lập.

D.Yêu thương con người.

Câu 4. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

C.Những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam lâu năm.

D.Tất cả những người Việt Nam, dù đang sinh sống ở nước nào.

Câu 5. Loại giấy nào không đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Giấy khai sinh.

B. Giấy chứng minh nhân dân.

C. Căn cước công dân.

D. Giấy báo điểm.

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18.

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có cha mẹ là người nước ngoài.

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.

Câu 7. Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật gọi là gì?

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Nghĩa vụ bắt buộc của công dân.

C. Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.

D. Nghĩa vụ cao quý của công dân.

Câu 8. Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với …..…………; được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Từ còn thiếu trong chỗ (...) là?

A. Tổ quốc Việt Nam.

B. Nhân dân Việt Nam.

C. Nhà nước Việt Nam.

D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 9. Bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của em, bạn ấy đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013?

A. Vi phạm quyền bình đẳng.

B. Vi phạm quyền tự do kinh doanh.

C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

D. Không vi phạm quyền nào.

Câu 10. Nhóm quyền sống còn là?

A. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.

B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại.

C. những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ,...

D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 11. Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?

A. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

B. Tổ chức trại hè cho trẻ em.

C. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.

Câu 12. Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng quyền trẻ em?

A.Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

B.Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.

C.Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền.

D.Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tiết kiệm là gì? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm?

Câu 2 (2 điểm): Hari có bố là người Việt Nam, mẹ là người Mĩ. Hari mang quốc tịch Mĩ như mẹ. Nghỉ hè năm Hari 20 tuổi, Hari cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Đúng dịp ở quê nội đang chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hari băn khoăn không biết mình có được tham gia bầu cử hay không.

? Theo em, Hari có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội không? Vì sao?

Câu 3 (3 điểm): Lên học ở Trung học cơ sở, Hà đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Hà so sánh mình với với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ.

a. Theo em, Hà đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu em là Hà, em sẽ ứng xử thế nào?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

A

A

D

C

A

D

C

C

B

B

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

- Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội..

Câu 2 (2 điểm)

- Hari không có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội (tức Việt Nam).

- Vì quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền của công dân Việt Nam, trong khi Hari mang quốc tịch Mĩ.

Câu 3 (3 điểm)

- Yêu cầu a) Trong trường hợp này là Hà sai bởi vì: Mẹ không nói là mẹ sẽ không mua cho Hà mà mẹ nói khi nào mẹ dành đủ tiền mẹ sẽ mua cho Hà. Điều này, chứng tỏ nhà Hà còn gặp khó khăn, không có điều kiện như các bạn khác. Do đó Hà phải biết cảm thông và hiểu cho mẹ, mặc dù mẹ cũng rất muốn mua cho Hà để bằng bạn bằng bè.

- Yêu cầu b) Nếu em là Hà, em sẽ nói với mẹ rằng: Thôi nhà mình còn khó khăn, mẹ để tiền lo cho gia đình, con đi bộ cùng mấy bạn nữa cũng được mẹ ạ, trường cũng gần nhà mình mà.

Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác gọi là?

A. Tiết kiệm.

B. Hà tiện.

C.Keo kiệt.

D.Bủn xỉn.

Câu 2. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

B. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

C.Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

D.Tiết kiệm tiền để mua sách.

Câu 3. Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.

B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.

C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

D. Bị người khác khinh bỉ và xa lánh.

Câu 4. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch?

A. Nhiều nước.

B. Nước ngoài.

C. Việt Nam.

D. Quốc tế.

Câu 5. Trong các trường hợp sau trường hợp nào là công dân Việt Nam?

A.Người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn.

B. Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có thời hạn.

C.Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

D.Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

Câu 6. Quyền của công dân không bao gồm?

A. Tự do đi lại, cư trú.

B. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

C. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

D.Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Câu 7. Việc công dân Việt Nam được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

B.Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền bí mật cá nhân.

D. Quyền tự do đi lại.

Câu 8. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.

B. Một người đang bẻ khóa lấy trộm tài sản.

C. Hai người hàng xóm đang cãi nhau.

D. Chị D bịa đặt, nói xấu người khác.

Câu 9. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định trong Hiến pháp 2013?

A. Kiểm tra số lượng khi gửi.

B. Đọc thư giúp người khiếm thị.

C. Trả thư vì không đúng tên người nhận.

D. Đọc thư của người khác khi chưa được họ cho phép.

Câu 10. Quyền sống còn là những quyền được .... và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Điền vào dấu chấm (...)?

A. Sống.

B. Tồn tại.

C. Duy trì.

D. Sinh hoạt.

Câu 11. Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe là?

A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.

B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.

C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.

D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Câu 12. Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền sống còn.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Nêu quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Câu 3 (3 điểm): Trung năm nay 14 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn nên em đã làm thêm ở quán cơm của bà Trang. Mỗi lần Trung sơ suất làm vỡ bát đều bị bà Trang la mắng, đánh đập. Trúc đi học ngang qua nên đã chứng kiến vài lần, Trúc cảm thấy rất thương Trung và muốn giúp Trung.

a. Hành động của bà Trang là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là Trúc, em sẽ làm gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

D

C

C

C

A

B

D

A

B

A

Câu 1 (2 điểm):

Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS.

- Cần đảm bảo ý chính là: cần tiết kiệm điện nước, tắt điện và vòi nước khi không sử dụng; cần tiết kiệm thời gian bằng cách tập trung trong giờ học; tranh thủ hỏi bài khó khi cần; cần tiết kiệm sách vở, giấy bút, không xé, viết vẽ bậy...

Câu 2 (2 điểm)

Quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

- Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 3 (3 điểm)

- Yêu cầu a) Hành động của bà Trang là sai. Vì bà Trang đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về than thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của Trung.

- Yêu cầu b) Nếu là Trúc em sẽ kêu gọi mọi người trong lớp mỗi người giúp đỡ Trung và yêu cầu Trung chuyển chỗ làm thêm. Ngoài ra em sẽ báo cô giáo chủ nhiệm để cô báo cơ quan chức năng xử lí bà Trang vì bà đã vi phạm quyền trẻ em.

Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Xem thử

Xem thêm đề thi Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên