50 Đề thi GDCD 6 Kết nối tri thức (có đáp án)
Bộ 50 Đề thi GDCD 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 6.
Đề thi GDCD 6 Kết nối tri thức (năm 2024)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Kết nối tri thức
- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (4 đề)
Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (4 đề)
Xem thêm đề thi GDCD 6 cả ba sách:
PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 6 (Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: 45 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Hãy lựa chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng và ghi ra tờ giấy thi.
Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được
A. truyền từ đời này sang đời khác.
B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. nhà nước ban hành và thực hiện.
D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.
Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và
A. sức mạnh. B. tiền bạc.
C. của cải. D. tuổi thọ.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái, yêu thương của gia đình và dòng họ?
A. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.
B. Sống trong sạch và lương thiện.
C. Tích cực giúp đỡ người nghèo.
D. Quảng bá nghề truyền thống.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. B chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.
B. L rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
C. T cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
D. P cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
Câu 5: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.
C. Làng nghề làm nón lá.
D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.
Câu 6: Câu nói: "Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn/Tình dân nghĩa nước một lòng sắt non" nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Yêu nước.
B. Hiếu học.
C. Yêu thương con người.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 7: Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ khi
A. tích cực giúp đỡ người nghèo.
B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.
D. tự hào thành tích học tập của gia đình.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.
B. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.
C. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.
D. Không coi thường danh dự của gia đình.
Câu 9: Yêu thương con người là
A. lợi dụng người khác để vụ lợi.
B. giúp đỡ người khác để mình được nổi tiếng.
C. làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. xúc phạm danh dự người khác.
Câu 10: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Nhỏ nhen. B. Ích kỷ.
C. Tha thứ. D. Vô cảm.
Câu 11: Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Quan tâm. B. Chia sẻ.
C. Giúp đỡ. D. Vô cảm.
Câu 12: Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
B. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
C. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin.
D. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.
Câu 13: Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?
A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh khó khăn.
B. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.
C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
D. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.
Câu 14: Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu?
A. Xuất phát từ sự mong trả ơn.
B. Xuất phát từ sự ban ơn.
C. Xuất phát từ lòng thương hại.
D. Xuất phát từ lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
Câu 15: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về yêu thương con người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Có cứng mới đứng đầu gió.
D. Cây ngay không sợ chết đứng.
Câu 16: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính
A. siêng năng. B. tự ti.
C. tự ái. D. lam lũ.
Câu 17: Trái với siêng năng, kiên trì là
A. lười biếng, ỷ nại. B. trung thực, thẳng thắn.
C. Cẩu thả, hời hợt. D. qua loa, đại khái.
Câu 18: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách
A. hời hợt. B. nông nổi.
C. cần cù. D. lười biếng.
Câu 19: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện phẩm chất siêng năng, kiên trì?
A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
B. Há miệng chờ sung.
C. Đục nước béo cò.
D. Chị ngã em nâng.
Câu 20: Cá nhân thực hiện tốt phẩm chất siêng năng kiên trì sẽ vượt qua
A. khó khăn, thử thách.
B. cám dỗ vật chất.
C. cám dỗ tinh thần.
D. công danh, sự nghiệp.
PHẦN II. TỰ LUẬN(5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Tình huông:
Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy".
Câu hỏi :
1/ Em có đồng ý với thái độ và việc làm của các bạn nhỏ trong tình huống trên không? Vì sao?
2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm). Tình huống:
An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.
Câu hỏi :
1/ Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của bạn An? Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
2/ Em đã (sẽ) làm gì để thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập và trong cuộc sống?
Câu 3: (1,0 điểm) Theo em, để thể hiện sự tự hào và gìn giữ truyền thống của gia đình, dòng họ, chúng ta cần làm gì?
---------------------------------------Hết--------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Trường THCS Trần Phú
Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6
Bộ sách: Kết nối tri thức
Năm học: 2023
Thời gian: .... phút
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Các hoạt động ngành nghề nông thôn thuộc nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống là .................
A. chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
B. sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
C. xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác.
D. tất cả đều đúng.
Câu 2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là .................
A. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
B. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
C. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
D. tất cả ý trên đều đúng.
Câu 3. Câu tục ngữ: “Chia ngọt sẻ bùi” nói đến điều gì?
A. Tinh thần cần kiệm.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính siêng năng.
Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Kính lão đắc thọ.
D. Cả A, B, C.
Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?
A. Mật ngọt chết ruồi.
B. Ăn ngay nói thẳng.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Thật thà ma vật không chết.
Câu 6. Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành” ý nói người nào đó luôn sống ................
A. giản dị, cần cù.
B. tiết kiệm, khiêm tốn.
C. tôn trọng sự thật.
D. chăm chỉ làm ăn.
Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Ăn quả nào rào quả nấy.
C. Há miệng chờ sung.
D. Qua cầu rút ván.
Câu 8. Hoạt động nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.
B. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
C. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
D. Cả A, B, C.
Câu 9. Tự nhận thức bản thân là kĩ năng ...............
A. hình thành thông qua rèn luyện.
B. tự nhiên, vốn có của mỗi người.
C. không ai muốn có.
D. chỉ người thông minh mới có.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
A. H chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình.
B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
Câu 11. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
C. Đầu người nào tóc người ấy.
D. Há miệng chờ sung.
Câu 12. Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
Câu 13. Quê S là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của S chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. S không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. S cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của S không?
A. Không đáp án nào đúng.
B. Phân vân giữa hai đáp án.
C. Không.
D. Có.
Câu 14. Câu tục ngữ: “Máu chảy ruột mềm” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 15. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Yêu nhau chín bỏ làm mười.
D. Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.
Câu 16. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Máu chảy ruột mềm.
C. Hay làm đắp ấm vào thân.
D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.
Câu 17. Câu tục ngữ: "Trăm bó đuốc, cũng vớ được con ếch" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Kiêm nhường.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Kiên trì.
Câu 18. Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người .............
A. được người khác tin tưởng.
B. thờ ơ, hời hợt với người khác.
C. không được người khác tin nữa.
D. luôn được người khác tôn trọng.
Câu 19. Câu tục ngữ: “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” nói về nội dung nào dưới đây?
A. Giản dị, cần cù.
B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?
A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.
Câu 21. Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?
A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.
B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.
C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.
D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.
Câu 22. Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một ..................
A. điều tất yếu của con người.
B. giá trị sống cơ bản.
C. kĩ năng sống cơ bản.
D. năng lực của cá nhân.
Câu 23. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?
A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
Câu 24. Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ ................
A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
B. có cuộc sống nghèo nàn, túng thiếu.
C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 25. Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Trung thực, thẳng thắn.
B. Siêng năng, kiên trì.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thành.
Câu 26. Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Khiêm tốn.
Câu 27. Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì?
A. Tinh thần thương hại.
B. Tinh thần đồng loại.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng yêu thương con người.
Câu 28. Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?
A. Thích thể hiện mình trước đông người.
B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.
C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.
D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.
Câu 29. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng lớp phải dắt bộ vì xe bị hỏng, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.
Câu 30. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Tiết kiệm.
B. Trung thực.
C. Khiêm tốn, trung thành.
D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 31. H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?
A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.
Câu 32. Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người ................
A. Siêng năng, chăm chỉ.
B. Lười biếng.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thực.
Câu 33. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Quảng bá về nghề truyền thống tốt đẹp của quê hương.
B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.
C. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương và dòng họ.
D. Cả A và C đúng.
Câu 34. Trên đường đi học về B thấy có một em bé đang khóc tìm mẹ. Thấy vậy, bạn B liền lại dỗ em không khóc nữa và hỏi nguyên nhân tại sao… Sau khi nghe em bé kể, thì B biết em bé bị lạc mất mẹ. Bạn B đã nhanh chóng dẫn em đến đồn công an gần nhất, để nhờ các chú công an tìm mẹ cho em bé. Hành vi của bạn B thể hiện điều gì?
A. Thích thể hiện mình trước đông người.
B. Muốn được các chú công an khen mình.
C. Làm vậy để bố mẹ em bé trả ơn cho mình.
D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.
Câu 35. Gia đình bạn H nghèo khó, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương mọi người.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng trung thành.
Câu 36. Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người ................
A. Kiên trì.
B. Lười biếng.
C. Chăm chỉ.
D. Vô tâm.
Câu 37. Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?
A. Đức tính trung thực.
B. Đức tính siêng năng.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính siêng năng, trung thực.
Câu 38. Câu tục ngữ: “Trung thực, thật thà thường thua thiệt” nói về nội dung nào dưới đây?
A. Giản dị, cần cù.
B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 39. Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về nội dung nào dưới đây?
A. Giản dị, cần cù.
B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 40. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải .............
A. qua rèn luyện.
B. qua nhiều biến cố.
C. có sự lựa chọn đúng đắn.
D. có quyết định đúng đắn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Đề thi Giữa kì 2 GDCD 6
Bộ sách: Kết nối tri thức
Năm học: 2023
Thời gian: .... phút
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1.Những sự việc xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình huống nguy hiểm.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Nguy hiểm tự nhiên.
D. Nguy hiểm từ xã hội.
Câu 2. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và giai đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ đâu?
A. Con người
B. Ô nhiễm
C. Tự nhiên
D. Xã hội
Câu 3. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm?
A. Con người.
B. Ô nhiễm.
C. Tự nhiên.
D. Xã hội.
Câu 4. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là gì?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Tình huống nguy hiểm.
C. Tai nạn bất ngờ.
D. Biến đổi khí hậu.
Câu 5. Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho ai?
A. Con người và xã hội.
B. Môi trường tự nhiên.
C. Kinh tế và xã hội.
D. Kinh tế quốc dân.
Câu 6. Tình huống nguy hiểm tự nhiên là gì?
A. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
B. Những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
C. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
D. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.
Câu 7. Kĩ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm sẽ ..........
A. Giúp em bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.
B. Làm em cảm thấy hoảng sợ.
C. Giúp em đề phòng các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
D. Đáp án A và C.
Câu 8. Tình huống nào dưới đây gây nguy hiểm đến con người?
A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9. Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra chúng ta gọi điện vào số của đội phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu?
A. 114
B. 113
C. 115
D. 116
Câu 10. Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ làm gì?
A. Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.
B. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.
Câu 11. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta như thế nào?
A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
B. Sống có ích.
C. Yêu đời hơn.
D. Tự tin trong công việc.
Câu 12. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người chúng ta?
A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.
B. Xài thoải mái.
C. Làm gì mình thích.
D. Có làm thì có ăn.
Câu 13. Câu ca dao“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang? Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” nói về nội dung nào?
A. Tự lập
B. Tiết kiệm
C. Yêu thương con người
D. Siêng năng, kiên trì
Câu 14. Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.
C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.
D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa
Câu 15. Việc làm nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?
A. Tặng quà cho trẻ em nghèo
B. Ủng hộ trẻ mổ tim
C. Dành một phần tiền ăn quà để nuôi heo đất.
D. Mở lớp học tình thương cho trẻ
Câu 16. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của ai?
A. Mình và của người khác.
B. Riêng bản thân mình.
C. Mình, của công thì thoải mái.
D. Riêng gia đình nhà mình.
Câu 17. Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm?
A. Tiêu xài hoang phí.
B. Chi tiêu hợp lí.
C. Bảo vệ của công.
D. Bảo quản đồ dùng.
Câu 18. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?
A. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
B. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.
C. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
D. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
Câu 19. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?
A. Học, học nữa, học mãi.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 20. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau?
A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.
B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và mình đòi bố mẹ mua những gì mình thích.
C. Nhỏ không làm ra tiền nên tiết kiệm, khi lớn đi làm thì tiêu xài thoải mái.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 21. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch nào?
A. Nhiều nước.
B. Nước ngoài.
C. Quốc tế.
D. Việt Nam.
Câu 22.Quốc tịch là gì?
A. Căn cứ xác định công dân của một nước.
B. Căn cứ xác định công dân của nhiều nước.
C. Căn cứ xác định công dân của nước ngoài.
D. Căn cứ để xác định công dân đóng thuế.
Câu 23. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa ..............
A. Nhà nước và công dân nước đó.
B. Công dân và công dân nước đó.
C. Tập thể và công dân nước đó.
D. Công dân với cộng đồng nước đó.
Câu 24. Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo ............
A. Tập tục qui định.
B. Pháp luật qui định.
C. Chuẩn mực của đạo đức.
D. Phong tục tập quán
Câu 25. Công dân mang quốc tịch Việt Nam là .......
A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
B. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 26. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
C. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
Câu 27. Ở Việt Nam quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?
A. Căn cước công dân
B. Giấy khai sinh
C. Hộ chiếu
D. Tất cả A, B, C
Câu 28. Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nào?
A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.
B. Bạn A là người Việt Nam.
C. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.
D. Bạn A là người nước ngoài.
Câu 29. Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Câu 30. Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?
A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.
B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.
D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
Câu 31. Công dân nước CHXHCNVN là gì?
A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở quốc tịch nào.
D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.
Câu 32. Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?
A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.
B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.
C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.
D. Cả A, B, C.
Câu 33. Để tiết kiệm thời gian, khi có thời gian rảnh rỗi em sẽ làm gì?
A. Chơi game.
B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 34. Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?
A. 1985
B. 1986
C. 1987
D. 1988
Câu 35. Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào?
A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
B. Không nói gì cả.
C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.
Câu 36. Hành vi nào sau đây không đúng tình huống nguy hiểm con người?
A. Trước khi ra khỏi nhà H khóa cửa cẩn thận.
B. Khi ở nhà một mình người lạ xin vào nhà, H bảo chờ cha mẹ về.
C. Tình huống nguy hiểm chỉ xảy ra với trẻ em.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 37. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi.
B. Thấy một nhóm học sinh lớp bạn gây đòi đánh bạn cùng đi học với mình, H tránh đi coi như không liên quan tới mình.
C. Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông.
D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm.
Câu 38. Học sinh chăm ngoan, học giỏi và xác định đúng đắn được mục đích học tập sẽ giúp ích được cho những ai?
A. Bản thân.
B. Gia đình.
C. Xã hội.
D. Cả A,B, C.
Câu 39. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công nhân ở các tỉnh thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì?
A. Đến nhà thăm hỏi, động viên
B. Kỳ thị, xa lánh
C. Ở nhà, tránh tiếp xúc
D. Tất cả các ý A, B, C
Câu 40. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây trái với tiết kiệm?
A. Lãng phí của công.
B. Chặt chẽ chi tiêu.
C.Làm việc khoa học.
D.Bảo quản của công.
Câu 2. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của ai?
A. của mình.
B. của mình và người khác.
C. gia đình.
D. xã hội.
Câu 3. Bạn X đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn X quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình X?
A. Gia đình X làm như vậy là hợp lí.
B. Gia đình X làm như vậy là vi phạm pháp luật.
C.Gia đình X làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
D.Gia đình X làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
Câu 4. Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?
A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.
B. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.
C.Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
Câu 5. Trường hợp nào là không phải là công dân Việt Nam?
A. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam.
B. Trẻ em mồ côi cha mẹ ở Việt Nam.
C. Trẻ là con nuôi có bố mẹ nuôi là công dân Việt Nam.
D. Trẻ em theo cha mẹ đến Việt Nam du lịch .
Câu 6. Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?
A. Căn cước công dân.
B. Giấy nhập học.
C. Giấy báo điểm.
D. Giấy sử dụng đất.
Câu 7. Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam.
B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.
C. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
D. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.
Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
D. Tất cả người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
Câu 9. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp 6A có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học.
B. Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.
C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.
D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.
Câu 10. Quyền cơ bản của trẻ em là?
A. Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ.
B.Tất cả những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
C.Tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
D. Trẻ em được tự do quyết định tất cả mọi việc theo sở thích của mình.
Câu 11. Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 12. Gần cuối năm, Mai rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham gia hoạt động trải nghiệm ở một khu di tích văn hoá quốc gia. Nhưng bạn băn khoăn không biết ở tuổi mình thì có quyền đi không. Theo em, Mai có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? Vì sao?
A.Không. Vì Mai còn nhỏ.
B.Có. Vì trẻ em đều có quyền được tham gia.
C.Có. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.
D.Không. Vì đây không phải là nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Gia đình em đã có những việc làm nào để tiết kiệm điện, nước? (Nêu ít nhất 6 việc làm)
Câu 2(2 điểm) A là học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, A thường tự học và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ. Theo em, A đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân? Nêu 3 việc làm em đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của một người công dân?
Câu 3(3 điểm) Bố mẹ mua cho B rất nhiều sách tham khảo, B không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ tức giận và đã mắng B. B cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối.
a. B hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu là B em sẽ làm gì?
Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)