30 Đề thi Cuối kì 2 GDCD 6 năm 2024 (có đáp án)
Bộ Đề thi Học kì 2 GDCD 6 năm 2024 của cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi GDCD 6 Cuối kì 2.
30 Đề thi Cuối kì 2 GDCD 6 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề CK2 GDCD 6 KNTT Xem thử Đề CK2 GDCD 6 CTST Xem thử Đề CK2 GDCD 6 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Cuối kì 2 (ba bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Bộ đề thi GDCD 6 - Chân trời sáng tạo
Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án (3 đề)
Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có ma trận (3 đề)
Bộ đề thi GDCD 6 - Kết nối tri thức
Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (3 đề)
Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (3 đề)
Bộ đề thi GDCD 6 - Cánh diều
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?
A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.
B. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng.
C.Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm, đầm ấm, vui vẻ.
D.Mắng cho bạn một trận vì tham gia vào chuyện của mình.
Câu 2. Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm thể hiện đạo đức của con người.
B. Tiết kiệm làm cho con người trở nên bủn xỉn.
C.Chỉ tiết kiệm tài sản của mình còn của công thì dùng thoải mái.
D.Kinh tế bây giờ phát triển cao nên không cần phải tiết kiệm nữa.
Câu 3. Việc làm nào sau đây là không biết tiết kiệm?
A. An thích chiếc áo khoác nhưng mẹ không có tiền nên An không đòi mẹ mua.
B. Thấy bố mẹ vất vả Lan ăn sáng ở nhà rồi đi học, không xin tiền của bố mẹ.
C. Ngày nào đi học Nam cũng mua đồ ăn vặt hết 30.000 đồng.
D. Hòa để dành tiền mừng tuổi mua dụng cụ học tập.
Câu 4. Quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội là thuộc quyền nào trong Hiến pháp 2013?
A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tự do đi lại.
Câu 5. Nghệ sĩ A bị một Facebooker tên là B dùng lời lẽ xúc phạm danh dự trên trang Facebook của mình. Điều này đã mang đền sự phiền toái, thậm chí thiệt hại cho nghệ sĩ A, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nghệ sĩ A. Vậy B vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013?
A.Quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C.Quyền tự do ngôn luận.
D.Quyện tự do đi lại.
Câu 6. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào?
A. Đều có quyền như nhau.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 7. Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
B. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
C. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
Câu 8. Quyền trẻ em là gì?
A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.
C. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.
D. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.
Câu 9. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
B. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.
C. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Câu 10. Cha mẹ không cho em nhỏ vui chơi cùng các bạn là vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền bảo vệ.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 11. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em?
A. WHO.
B. UNICEF.
C. UNESCO.
D. FAO.
Câu 12. Việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em chưa được thực hiện và tôn trọng?
A. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.
B. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.
D. Tổ chức cho các em đi tham quan.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Ba mẹ Quốc vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quốc giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, ba mẹ cũng không cho Quốc đi dự. Quốc rất buồn và giận ba mẹ. Nếu em là Quốc, em sẽ làm gì?
Câu 2 (2 điểm) : Có người nói, trẻ em mặc dù mang quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn chưa phải là công dân Việt Nam, vì công dân phải là người từ 18 tuổi trở lên.
Theo em, ý kiến trên đây là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Câu 3 (3 điểm) : Một lần, Phương rủ Phát đi ăn phở. Khi thấy Phát ăn hết sạch bát phở, Phương chê bạn là ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn cần để lại một phần thức ăn. Phát không đồng tình và cho rằng đó là lãng phí.
a. Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao?
b. Bản thân em đã có những việc làm nào thể hiện sự tiết kiệm? (Nêu 5 việc làm cụ thể).
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác gọi là?
A. Tiết kiệm.
B. Hà tiện.
C.Keo kiệt.
D.Bủn xỉn.
Câu 2. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
B. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
C.Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
D.Tiết kiệm tiền để mua sách.
Câu 3. Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.
B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.
C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
D. Bị người khác khinh bỉ và xa lánh.
Câu 4. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch?
A. Nhiều nước.
B. Nước ngoài.
C. Việt Nam.
D. Quốc tế.
Câu 5. Trong các trường hợp sau trường hợp nào là công dân Việt Nam?
A.Người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn.
B. Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có thời hạn.
C.Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
D.Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
Câu 6. Quyền của công dân không bao gồm?
A. Tự do đi lại, cư trú.
B. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
C. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
D.Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Câu 7. Việc công dân Việt Nam được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
B.Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền bí mật cá nhân.
D. Quyền tự do đi lại.
Câu 8. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
B. Một người đang bẻ khóa lấy trộm tài sản.
C. Hai người hàng xóm đang cãi nhau.
D. Chị D bịa đặt, nói xấu người khác.
Câu 9. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định trong Hiến pháp 2013?
A. Kiểm tra số lượng khi gửi.
B. Đọc thư giúp người khiếm thị.
C. Trả thư vì không đúng tên người nhận.
D. Đọc thư của người khác khi chưa được họ cho phép.
Câu 10. Quyền sống còn là những quyền được .... và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Điền vào dấu chấm (...)?
A. Sống.
B. Tồn tại.
C. Duy trì.
D. Sinh hoạt.
Câu 11. Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe là?
A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.
B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.
C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.
Câu 12. Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền sống còn.
B. Nhóm quyền bảo vệ.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Nêu quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
Câu 3 (3 điểm): Trung năm nay 14 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn nên em đã làm thêm ở quán cơm của bà Trang. Mỗi lần Trung sơ suất làm vỡ bát đều bị bà Trang la mắng, đánh đập. Trúc đi học ngang qua nên đã chứng kiến vài lần, Trúc cảm thấy rất thương Trung và muốn giúp Trung.
a. Hành động của bà Trang là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu là Trúc, em sẽ làm gì?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây.
D. Dùng thời gian rảnh để đọc.
Câu 2. Việc làm nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tiết kiệm?
A. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân.
B. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
C. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.
D. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động.
B. Người tiết kiệm sẽ tích lũy được nhiều tài sản.
C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý.
D. Chỉ những người nghèo mới phải tiết kiệm.
Câu 4. Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?
A. Nhiều quốc tịch.
B. 2 quốc tịch.
C. 3 quốc tịch.
D. 4 quốc tịch.
Câu 5. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?
A.Là người có mong muốn sống ở Việt Nam.
B. Là người có quê hương ở Việt Nam.
C.Là người có dòng máu Việt Nam.
D.Là người có quốc tịch Việt Nam.
Câu 6. Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?
A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
C. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.
D.Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.
Câu 7. Hành vi nào thực hiện chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình.
B.Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định.
C. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư.
D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Câu 8. Công dân có nghĩa vụ tuân theo ………………; tham gia bảo bệ an ninh quốc gia, tật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (Hiến pháp 2013). Từ còn thiếu trong (……) là gì?
A. Hiến pháp và pháp luật.
B. Hiến pháp.
C. Pháp luật.
D. Luật pháp.
Câu 9. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?
A. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện.
B. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.
C. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.
D. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình.
Câu 10. Bé M có năng khiếu đặc biệt và rất thích tham gia môn bơi lội, nhà trường động viên cha mẹ cháu tạo điều kiện cho cháu luyện tập để thi đấu thể thao cấp quận nhưng cha mẹ cháu kịch liệt phản đối tìm mọi cách ngăn cản cháu M tham gia luyện tập với lý do bơi chỉ cần biết là đủ, không cần phải giỏi. Biết được lý do, đại diện nhà trường đã đến khuyên cha mẹ M nên tạo điều kiện cho em phát triển năng khiếu cá nhân. Hành vi của cha mẹ M là đúng hay sai? Vì sao?
A. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển năng khiếu cá nhân của trẻ em.
B. Sai. Vì đã vi phạm về quyền vui chơi giải trí của trẻ em.
C. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển tham gia của trẻ em.
D. Đúng. Vì cha mẹ có quyết định thay trẻ em.
Câu 11. Em A (9 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và cấp cứu cho em A ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên. Hành vi của bác sĩ có vi phạm quy định của Luật trẻ em không? Vì sao?
A. Có. Vì trẻ em có quyền được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
B. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
C. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
D. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 12. Hành vi nào thực hiện quyền trẻ em?
A. Ngược đãi trẻ em.
B. Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền.
C. Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.
D. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết kiệm?
Câu 2 (3 điểm): Trường Trung học cơ sở N phát động phong trào vệ sinh bảo vệ môi trường trong trường học và khu vực xung quanh vào một buổi sáng chủ nhật. Đa số các bạn học sinh lớp 6C hào hứng tham gia. Thế nhưng, các bạn N, T và H không muốn tham gia hoạt động này, vì cho rằng công việc ấy không phải là công việc của học sinh lớp 6.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và biểu hiện của ba bạn trên?
b. Theo em, học sinh trung học cơ sở có phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường hay không?
Câu 3 (2 điểm): Sau giờ tan học, đường phố thường rất đông người, đôi khi còn tắc đường ở những ngã ba, ngã tư nữa. Thuận rất muốn sau buổi học không phải về nhà ngay mà được đạp xe lượn một vòng qua nhiều đường phố, khoảng chừng một giờ. Thuận nói với bố về nguyện vọng của mình. Bố Thuận không đồng ý và yêu cầu Thuận phải về nhà ngay, không được la cà, dù chỉ là ít phút. Thuận cho rằng bố áp đặt, không tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
a. Thuận suy nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu là Thuận, em sẽ xử sự như thế nào?
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi GDCD 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Đề CK2 GDCD 6 KNTT Xem thử Đề CK2 GDCD 6 CTST Xem thử Đề CK2 GDCD 6 CD
Xem thêm đề thi Giáo dục công dân 6 có đáp án, chọn lọc hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)