50 Đề thi GDCD 6 Cánh diều (có đáp án)

Bộ 50 Đề thi GDCD 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 6.

Đề thi GDCD 6 Cánh diều (năm 2024)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Cánh diều

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 2 Cánh diều

- Đề thi GDCD 6 Học kì 2 Cánh diều

Quảng cáo

Xem thêm đề thi GDCD 6 cả ba sách:

Xem thử

PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ


(Đề gồm 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI

KẾT HỢP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: GDCD - LỚP 6 (Cánh Diều)

Thời gian làm bài: 45 phút

Quảng cáo

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Hãy lựa chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng và ghi ra tờ giấy thi.

Câu 1.Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được

A. truyền từ đời này sang đời khác.

B. mua bán, trao đổi trên thị trường.

C. nhà nước ban hành và thực hiện.

D. Đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 2. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào?

A. Yêu thương con người.

B. Tự nhận thức bản thân.

C. Siêng năng, kiên trì.

D. Tự chủ, tự lập

Câu 3.Trái với siêng năng, kiên trì là

A. Lười biếng, ỷ lại.

B. Trung thực, thẳng thắn.

C. Quyết tâm.

D. Đoàn kết.

Câu 4. Hành vi nào sau đâykhông thể hiện việc tự hào và giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ?

A. Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

B.Có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống gia đình dòng họ.

C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ

D. Chê bai truyền thống của gia đình dòng họ.

Quảng cáo

Câu 5.Ý nào dưới đây là biểu hiện yêu thương con người?

A. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác;

B. Đồng cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

C. Không giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình

D. Lười biếng

Câu 6.Đối với các hành vi: Cố ý gây thương tích cho người khác chúng ta cần phải làm gì ?

A. Không quan tâm. B. Làm theo.

C. Lên án, tố cáo. D. Nêu gương.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu thương con người:

A. Chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau.

B. Giúp đỡ bạn nghèo trong lớp, trong trường.

C. Quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lụ lụt.

D. Thờ ơ, không quan tâm tới những người bạn nghèo đang gặp khó khăn .

Câu 8.Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không nên làm gì?

A. Sống trong sạch, lương thiện.

B. Đua đòi, ăn chơi.

C. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

D. Chăm ngoan, học giỏi.

Câu 9. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là:

A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

B. Không học bài cũ.

C. Bỏ học chơi game.

D.Không giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà

Câu 10. Kiên trì là :

A. bỏ dở công việc

B. thường xuyên làm việc.

C. quyết tâm làm đến cùng.

D. tự giác làm việc.

Câu 11: Ý nào thể hiện đầy đủ nhất ý nghĩa của siêng năng , kiên trì ?

A. Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống, được mọi người tin tưởng và yêu quý.

B. Giúp con người có nghị lực vượt qua những khó khăn

C. Được mọi người kính trọng

D. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 12. Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

A. Chăm chỉ và tự giác học tập.

B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.

C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.

D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bi bài mới.

Câu 13. Câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

A.Lá lành đùm lá rách.

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

C. Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ..

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 14.Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ ?

A. Có đi có lại, mới toại lòng nhau

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Giấy rách phải giữ lấy lề

Câu 15.Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ?

A. Sống ích kỉ.

B. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.

C. Tích cực giúp đỡ người nghèo.

D. Quảng bá nghề truyền thống.

Câu 16.Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Không coi thường danh dự của gia đình.

B. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.

C. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.

D. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.

Câu 17.Ông Nguyễn Văn Nghệ, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì?

A. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình

B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

Câu 18.Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc

A. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại.

B. phát huy truyền thống gia đình.

C. biết ỷ lại vào vị thế của bố mẹ.

D. phát huy lợi thế của bố mẹ.

Câu 19.Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?

A. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.

B. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.

C. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.

D. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.

Câu 20. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Khoan dung. B. Vô cảm

C. Nhỏ nhen. D. Ích kỷ

PHẦN II: TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)Thế nào là yêu thương con người ? Hãy kể về những việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố...- ít nhất 2 việc làm)

Câu 2 (1,0 điểm ) Gia đình Lan có truyền thống làm nghề mây tre đan. Ngoài giờ học Lan rất chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ những công việc trong gia đình, chăm sóc ông bà khi ốm đau để bố mẹ chuyên tâm làm việc.... Theo em những việc làm của Lan có giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ không ? Vì sao?

Câu 3: (2,0 điểm) An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh.

1/ Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được ? Bạn còn thiếu đức tính gì ?

2/ Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

-------------------------------Hết--------------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Thanh Đức

Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Cánh diều

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Vừa xin mẹ tiền đóng học phí nhưng Long lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người như thế nào?

A. Tôn trọng sự thật.

B. Tôn trọng pháp luật.

C. Giữ chữ tín.

D. Tự nhận thức bản thân.

Câu 2. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Tự nhận thức bản thân.

B. Tôn trọng sự thật.

C. Giữ chữ tín.

D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 3. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa chống giặc ngoại xâm.

Câu 4. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 5. Phẩm chất đạo đức nào đi đôi với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Khoan dung.

B. Vô cảm.

C. Nhỏ nhen.

D. Ích kỷ.

Câu 6. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được .................

A. nhà nước ban hành và thực hiện.

B. mua bán, trao đổi trên thị trường.

C. truyền từ đời này sang đời khác.

D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 7. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là trong những lúc .................

A. mưu cầu lợi ích cá nhân.

B. gặp khó khăn và hoạn nạn.

C. cần đánh bóng tên tuổi.

D. vì mục đích vụ lợi.

Câu 8. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống gia đình.

B. Siêng năng, kiên trì.

C. Tự nhận thức bản thân.

D. Lợi dụng dịp tết để vụ lợi.

Câu 9. Nhà bạn Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hương chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Đi học sớm.

B. Tự lập.

C. Yêu thương con người.

D. Tự nhận thức bản thân.

Câu 10. Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của tính nào dưới đây?

A. Trung thực, thẳng thắn.

B. Siêng năng, kiên trì.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thành.

Câu 11. Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu 12. Hành vi nào bên dưới không thể hiện đức tính tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 13. Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” nói về điều gì?

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. khiêm tốn, siêng năng.

D. tôn trọng sự thật.

Câu 14. Biểu hiện của một người có lòng yêu thương con người là?

A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.

B. sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

C. tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. cả A, B, C.

Câu 15. Biểu hiện của lòng yêu thương con người là?

A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.

B. mục đích sau này được người đó trả ơn.

C. hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.

D. làm những điều mình thích cho người khác.

Câu 16. Biểu hiện của hành động giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?

A. Lưu giữ nghề làm gốm.

B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Cả A, B, C.

Câu 17. Người có lòng yêu thương con người sẽ được gì?

A. Mọi người xa lánh.

B. Mọi người yêu quý và kính trọng.

C. Mọi người kính nể.

D. Mọi người coi thường.

Câu 18. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.

B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.

D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.

Câu 19. Hành động đưa người già và trẻ em sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 20. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình qua việc làm nào dưới đây?

A. tích cực học tập rèn luyện.

B. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.

C. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 21. Hành động nào dưới đây cho thấy sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.

B. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

C. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

D. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Câu 22. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ thông qua việc làm gì?

A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.

B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

C. tự hào thành tích học tập của gia đình.

D. tích cực giúp đỡ người nghèo.

Câu 23. Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói về một người sống ..............

A. giản dị, cần cù.

B. tôn trọng sự thật.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 24. Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung gì?

A. giản dị, chăm chỉ.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. giả dối và thật thà.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 25. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." nói về đức tính nào dưới đây?

A. Tiết kiệm.

B. Trung thực.

C. Siêng năng, kiên trì.

D. Khiêm tốn, trung thành.

Câu 26. Câu tục ngữ: "Dẫu rằng chí thiễn tài hèn/ Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ" nói đến đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Xây dựng.

Câu 27. Người có hành động nào dưới đây là người có lòng yêu thương con người?

A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.

B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.

C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.

D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.

Câu 28. Việc làm nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Quan tâm.

B. Vô cảm.

C. Chia sẻ.

D. Giúp đỡ.

Câu 29. Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đỡ sơ cứu vết thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Yêu thương con người.

B. Tự nhận thức bản thân.

C. Siêng năng, kiên trì.

D. Tự lập.

Câu 30. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp anh Luận đạt được thành công trong cuộc sống?

A. Tự lập.

B. Tự ti.

C. Tiết kiệm.

D. Ỷ lại.

Câu 31. Để tôn trọng sự thật chúng ta cần phải làm gì?

A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.

B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.

C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.

D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.

Câu 32. Câu “Tự lực cánh sinh” nhắc đến đức tính nào của con người?

A. Kiên trì

B. Siêng năng

C. Chăm chỉ

D. Tự lập

Câu 33. Hành động nào không là biểu hiện của tự lập?

A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.

B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.

C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.

D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 34. Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự giác dậy sớm mà phải chờ mẹ gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. M tự lập.

B. M ỷ lại.

C. M vô tâm.

D. M tự giác.

Câu 35. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về ................

A. Bố mẹ.

B. Thầy cô.

C. Bạn bè.

D. Chính mình.

Câu 36. Khi không hiểu rõ về bản thân, chúng ta sẽ dễ mắc phải sai lầm nào?

A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.

B. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.

C. Có những lời nói và việc làm đúng đắn.

D. Biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 37. Câu tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì?

A. Chị ngã em nâng.

B. Há miệng chờ sung.

C. Đục nước béo cò.

D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

Câu 38. Em không đồng ý với quan điểm nào khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.

C. Giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.

D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.

Câu 39. Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của lối sống như thế nào?

A. có sức khỏe phi thường.

B. tiết kiệm, dũng cảm.

C. tôn trọng sự thật.

D. sức khỏe là tất cả.

Câu 40. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Long Thượng

Đề thi Giữa kì 2 GDCD 6

Bộ sách: Cánh diều

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Đối lập với tiết kiệm là tính gì?

A. Trung thực, thẳng thắn

B. Cần cù, chăm chỉ

C. Cẩu thả, hời hợt

D. Xa hoa, lãng phí

Câu 2. Trong các ý sau, ý nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Bạo lực học đường.

B. Bão.

C. Động đất.

D. Sấm sét.

Câu 3. Trong các đáp án sau, những đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Lốc xoáy.

B. Cầu vồng.

C. Lũ quét.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 4. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất gì?

A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.

B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.

C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.

D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.

Câu 5. Câu nào sau đây có nội dung nói về tiết kiệm?

A. Không thầy đố mày làm nên.

B. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 6. Hành vi nào sau đây được xem là thể hiện tiết kiệm?

A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.

B. Xả nước uống để rửa tay.

C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.

D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.

Câu 7. Trong các tình huống sau đâu là tình huống nguy hiểm?

A. Bị người lạ mặt rủ đi chơi.

B. Đi học với bố mẹ.

C. Đi chơi với các bạn ở lớp

D. Sang nhà ông bà chơi

Câu 8. Khi bị bắt cóc em sẽ làm gì?

A. Gào khóc thật to để mọi người biết đến giúp.

B. Bỏ chạy thật nhanh.

C. Đứng im tại chỗ.

D. Không có phản ứng gì

Câu 9. Mối nguy hiểm nào sau đây là do con người gây ra?

A. Sấm chớp

B. Mưa đá

C. Đánh nhau

D. Nước lũ

Câu 10. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là gì?

A. Cướp giật

B. Bắt cóc trẻ con

C. Mưa giông, sấm chớp

D. Tai nạn

Câu 11. Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần phải làm gì?

A. Lo lắng

B. Bình tĩnh

C. Hốt hoảng

D. Hoang mang

Câu 12. Trong các tình huống sau đây đâu là tình huống không nguy hiểm?

A. Các bạn lớp 6 đi học về ra sông tắm

B. Các bạn tập trung ở bãi biển cấm

C. Bạn A được bố cho học bơi ở trung tâm văn hóa huyện có thầy dạy

D. Bạn T lội qua suối về nhà khi nước lũ

Câu 13. Vứt đồ còn ăn được ra thùng rác

A. Ăn chơi lãng phí

B. Vứt đồ còn ăn được ra thùng rác

C. Tiết kiệm tiền mua sách vở

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản không khoa học

Câu 14. Đâu là câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm?

A. Học , học nữa học mãi

B. Tích tiểu thành đại

C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

D. Có công mài sắt có ngày lên kim

Câu 15. Ngoài tiết kiệm về tiền của chúng ta cần tiết kiệm?

A. Nhân phẩm

B. Lời nói

C. Sức khỏe

D. Danh dự

Câu 16. Để tiết kiệm thời gian chúng ta cần phải làm gì?

A. Đi chơi với bạn bè

B. Tranh thủ học bài và giúp bố mẹ trông em

C. Chơi game

D. Ngủ cả ngày

Câu 17. Câu nào nói đến keo kiệt, bủn xỉn?

A. Vung tay quá chán

B. Năng nhặt chặt bị

C. Vắt cổ chày ra nước

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ

Câu 18. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Đổ cơm thừa đi mà không để cho gà ăn.

C. Bật ti vi sau để đó đi chơi.

D. Mua sắm đồ đạc khi không cần thiết.

Câu 19. Tại sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.

C. Bản thân có nhiều tiền.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu 20. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm chúng ta cần làm gì?

A. Dám đương đầu với những khó khăn, tình huống nguy hiểm.

B. Cần phải thật bình tĩnh suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất.

C. Trông chờ, chờ đợi sự trợ giúp của người khác.

D. Kêu gào, la hét để tìm kiếm sự hỗ trợ.

Câu 21. Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.

B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và mình đòi bố mẹ mua những gì mình thích.

C. Nhỏ không làm ra tiền nên tiết kiệm, khi lớn đi làm thì tiêu xài thoải mái.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 22. Công dân được hiểu là gì?

A. người đứng đầu một nước.

B. người dân của một nước.

C. người có công với Tổ quốc.

D. công chức làm việc trong cơ quan nhà nước.

Câu 23. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống gì?

A. xã hội.

B. môi trường.

C. nguy hiểm.

D. nhân tạo.

Câu 24. Số điện thoại 113 là số điện thoại khẩn cấp của cơ quan, tổ chức nào?

A. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em

B. Cấp cứu y tế.

C. Công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự.

D. Cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Câu 25. Câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh về đức tính gì ở con người?

A. Siêng năng, chăm chỉ.

B. Tiết kiệm.

C. Kiên trì.

D. Thương yêu con người.

Câu 26. Khi gặp mưa dông, lốc, sét, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?

A. Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.

B. Tắt thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…).

C. Nếu đang đi ngoài đường, cần thanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.

D. Nếu đang đi ngoài đường, hãy nhanh chóng tìm tới các gốc cây to để trú ẩn.

Câu 27. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là công dân Việt Nam?

Trường hợp 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

Trường hợp 2. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

Trường hợp 3. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, có cả bố và mẹ đều là người nước ngoài.

A. Cả 3 trường hợp.

B. Trường hợp số 1, 3.

C. Trường hợp số 1.

D. Trường hợp số 1, 2.

Câu 28. H được ông nội thưởng 50 ngàn đồng vì chăm ngoan, học giỏi, thay vì lấy tiền mua đồ chơi thì H lại cho tiền vào lợn đất để đầu năm học sau mua sách vở. Việc làm của H thể hiện đức tính gì?

A. Tiết kiệm.

B. Hà tiện.

C. Bủn xỉn.

D. Phung phí.

Câu 29. Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết về đám cháy?

A. Khói, mùi cháy khét.

B. Ánh lửa, khói đen.

C. Ánh lửa, khói nghi ngút.

D. Khói, ánh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

Câu 30. Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên làm gì?

A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.

B. không đi bơi một mình mà nên bơi theo nhóm.

C. đi bơi cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.

D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 31. Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào?

A. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã.

B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.

C. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.

D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.

Câu 32. Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Đang có mưa lớn, B rủ các bạn cùng lớp ra sân trường tắm mưa.

B. P khuyên các bạn không bơi lội trên sông suối khi có lũ quét, lũ ống.

C. L vẫn thản nhiên sử dụng các thiết bị điện tử khi ngoài trời mưa giông, lốc,sét.

D. Dù dự báo sắp có mưa bão lớn, gia đình ông B vẫn cho thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 33. Để tiết kiệm điện, chúng ta có thể áp dụng cách nào dưới đây?

A. Bật điều hòa ngay cả khi ra khỏi nhà.

B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

C. Bật tivi sau đó bỏ ra ngoài chơi.

D. Không tắt điện khi ra khỏi nhà.

Câu 34. Tiết kiệm được hiểu là: biết sách sử dụng hợp lí, đúng mức ............

A. của cải vật chất của bản thân.

B. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

C. thời gian của bản thân và người khác.

D. thời gian và công sức của bản thân.

Câu 35. Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về khái niệm “tình huống nguy hiểm”?

A. Là những sự việc bất ngờ xảy ra.

B. Có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người.

C. Có thể gây nên những thiệt hại vật chất cho cộng đồng xã hội.

D. Là những sự việc diễn ra theo kế hoạch, có chủ đích của con người.

Câu 36. Căn cứ nào để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân đó?

A. Quốc ca.

B. Quốc tịch.

C. Quốc hoa.

D. Quốc phục.

Câu 37. Học sinh cần rèn luyện những việc làm gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?

A. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân

B. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam

C. Rèn luyện phẩm chất đạo đức

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 38. Loại giấy tờ nào đủ chứng minh chúng ta là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Giấy khai sinh.

B. Hộ chiếu.

C. Chứng minh thư.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 39. Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm?

A. Làm việc và tiêu xài những gì mình thích.

B. Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

C. Đồ dùng cũ bỏ đi mua đồ mới.

D. Làm việc không cần giờ giấc.

Câu 40. Trong lớp tổ chức dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn cho các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, em sẽ làm gì?

A. Không tham gia dự án vì không biết các tình huống nguy hiểm.

B. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó và chia sẻ với mọi người.

C. Tìm sự giúp đỡ của mọi người, bạn bè.

D. Không tìm hiểu và trang bị kiến thức về tình huống nguy hiểm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng sức lao động của bản thân và của người khác.

B. Không được thỏa mãn hết vật chất và tinh thần.

C. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

D. Khó có động lực để chăm chỉ và làm việc.

Câu 2. Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Khi đã có giàu có, con người không cần phải sống tiết kiệm.

B. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.

C. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.

D. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm.

Câu 3. Sau mỗi năm học, Y cắt những tờ giấy còn chưa viết đóng thành một tập thành vở nháp. Như vậy thể hiện đức tính gì?

A. Hà tiện.

B. Chăm chỉ.

C.Lãng phí.

D.Tiết kiệm.

Câu 4. Trong các bạn dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?

A. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống.

B. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam.

C.Trung, Trường và Tuấn đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam.

D. Chị Na-ta-sa sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 20 tuổi chị đến Việt Nam học đại học.

Câu 5. Ý kiến nào dưới đây không đúng?

A. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam là công dân Việt Nam.

D. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

Câu 6. Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Người có quốc tịch Việt Nam.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

Câu 7. N và L là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, L bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi ko thấy, L đổ tội cho N lấy cắp. N và L to tiếng, tức quá N đã xông vào đánh L chảy cả máu mũi. N đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013 quy định?

A. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

B. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. N vi phạm quyền tự do kinh doanh.

D. N không vi phạm quyền nào.

Câu 8. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là?

A. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện.

B. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.

C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.

D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện.

Câu 9. Đâu không phải thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân?

A. Sống, hiến mô tạng.

B. Tự do kinh doanh.

C. Đi lại, cư trú.

D. Bí mật đời tư.

Câu 10. Ngăn cản trẻ em tham gia vào các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền tham gia.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền phát triển.

Câu 11. Bé My năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học. Ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao?

A. Cha mẹ là người có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé từ khi bé mới sinh.

B. Bệnh viện có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra.

C. Chính quyền cơ sở có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé theo quy định.

D. Nhà trường có lỗi vì đã không tạo điều kiện cho bé vào học.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình?

A.Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền.

B.Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

C.Quan tâm, chia sẻ tình cảm với cha mẹ.

D.Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

Câu 2 (3 điểm): Bà Diệp cho chị Dương là sinh viên thuê một căn phòng để ở. Một lần nhân lúc chị Dương về quê thăm nhà, bà Diệp đã mở khóa phòng của chị Dương để vào kiểm tra.

Theo em việc làm của bà Diệp đã vi phạm quyền gì của công dân? Vì sao?

Câu 3 (2 điểm): Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lửa, phục vụ khách... suốt từ sáng sớm đến khuya có những công việc nặng quá sức của em. Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi.

Bạn Cúc đã được hưởng quyền trẻ em chưa? Vì sao?

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên