Top 3 đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Bộ Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 năm 2024 của cả ba bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi GDCD 6 Học kì 1.
Top 3 đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề CK1 GDCD 6 KNTT Xem thử Đề CK1 GDCD 6 CTST Xem thử Đề CK1 GDCD 6 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 (ba bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Trường THCS Thanh Đức
Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6
Bộ sách: Cánh diều
Năm học: 2023
Thời gian: .... phút
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Vừa xin mẹ tiền đóng học phí nhưng Long lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người như thế nào?
A. Tôn trọng sự thật.
B. Tôn trọng pháp luật.
C. Giữ chữ tín.
D. Tự nhận thức bản thân.
Câu 2. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Tôn trọng sự thật.
C. Giữ chữ tín.
D. Tôn trọng pháp luật.
Câu 3. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Câu 4. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 5. Phẩm chất đạo đức nào đi đôi với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khoan dung.
B. Vô cảm.
C. Nhỏ nhen.
D. Ích kỷ.
Câu 6. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được .................
A. nhà nước ban hành và thực hiện.
B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. truyền từ đời này sang đời khác.
D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.
Câu 7. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là trong những lúc .................
A. mưu cầu lợi ích cá nhân.
B. gặp khó khăn và hoạn nạn.
C. cần đánh bóng tên tuổi.
D. vì mục đích vụ lợi.
Câu 8. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống gia đình.
B. Siêng năng, kiên trì.
C. Tự nhận thức bản thân.
D. Lợi dụng dịp tết để vụ lợi.
Câu 9. Nhà bạn Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hương chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Đi học sớm.
B. Tự lập.
C. Yêu thương con người.
D. Tự nhận thức bản thân.
Câu 10. Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của tính nào dưới đây?
A. Trung thực, thẳng thắn.
B. Siêng năng, kiên trì.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thành.
Câu 11. Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của tính nào dưới đây?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Khiêm tốn.
Câu 12. Hành vi nào bên dưới không thể hiện đức tính tôn trọng sự thật?
A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.
C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.
D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.
Câu 13. Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” nói về điều gì?
A. giản dị, cần cù.
B. tiết kiệm, khiêm tốn.
C. khiêm tốn, siêng năng.
D. tôn trọng sự thật.
Câu 14. Biểu hiện của một người có lòng yêu thương con người là?
A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.
B. sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
C. tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
D. cả A, B, C.
Câu 15. Biểu hiện của lòng yêu thương con người là?
A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.
B. mục đích sau này được người đó trả ơn.
C. hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
D. làm những điều mình thích cho người khác.
Câu 16. Biểu hiện của hành động giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?
A. Lưu giữ nghề làm gốm.
B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.
C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
D. Cả A, B, C.
Câu 17. Người có lòng yêu thương con người sẽ được gì?
A. Mọi người xa lánh.
B. Mọi người yêu quý và kính trọng.
C. Mọi người kính nể.
D. Mọi người coi thường.
Câu 18. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.
C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.
Câu 19. Hành động đưa người già và trẻ em sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần kỷ luật.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 20. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình qua việc làm nào dưới đây?
A. tích cực học tập rèn luyện.
B. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.
C. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
D. tích cực lao động sản xuất.
Câu 21. Hành động nào dưới đây cho thấy sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.
B. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
C. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
D. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
Câu 22. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ thông qua việc làm gì?
A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.
B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. tự hào thành tích học tập của gia đình.
D. tích cực giúp đỡ người nghèo.
Câu 23. Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói về một người sống ..............
A. giản dị, cần cù.
B. tôn trọng sự thật.
C. tiết kiệm, khiêm tốn.
D. khiêm tốn, siêng năng.
Câu 24. Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung gì?
A. giản dị, chăm chỉ.
B. tiết kiệm, khiêm tốn.
C. giả dối và thật thà.
D. khiêm tốn, siêng năng.
Câu 25. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." nói về đức tính nào dưới đây?
A. Tiết kiệm.
B. Trung thực.
C. Siêng năng, kiên trì.
D. Khiêm tốn, trung thành.
Câu 26. Câu tục ngữ: "Dẫu rằng chí thiễn tài hèn/ Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ" nói đến đức tính nào dưới đây?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Xây dựng.
Câu 27. Người có hành động nào dưới đây là người có lòng yêu thương con người?
A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.
B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.
C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
Câu 28. Việc làm nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Quan tâm.
B. Vô cảm.
C. Chia sẻ.
D. Giúp đỡ.
Câu 29. Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đỡ sơ cứu vết thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Tự nhận thức bản thân.
C. Siêng năng, kiên trì.
D. Tự lập.
Câu 30. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp anh Luận đạt được thành công trong cuộc sống?
A. Tự lập.
B. Tự ti.
C. Tiết kiệm.
D. Ỷ lại.
Câu 31. Để tôn trọng sự thật chúng ta cần phải làm gì?
A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.
B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.
C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.
D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.
Câu 32. Câu “Tự lực cánh sinh” nhắc đến đức tính nào của con người?
A. Kiên trì
B. Siêng năng
C. Chăm chỉ
D. Tự lập
Câu 33. Hành động nào không là biểu hiện của tự lập?
A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.
B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.
C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.
D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Câu 34. Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự giác dậy sớm mà phải chờ mẹ gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. M tự lập.
B. M ỷ lại.
C. M vô tâm.
D. M tự giác.
Câu 35. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về ................
A. Bố mẹ.
B. Thầy cô.
C. Bạn bè.
D. Chính mình.
Câu 36. Khi không hiểu rõ về bản thân, chúng ta sẽ dễ mắc phải sai lầm nào?
A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.
B. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.
C. Có những lời nói và việc làm đúng đắn.
D. Biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Câu 37. Câu tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì?
A. Chị ngã em nâng.
B. Há miệng chờ sung.
C. Đục nước béo cò.
D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
Câu 38. Em không đồng ý với quan điểm nào khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?
A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.
C. Giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.
D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.
Câu 39. Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của lối sống như thế nào?
A. có sức khỏe phi thường.
B. tiết kiệm, dũng cảm.
C. tôn trọng sự thật.
D. sức khỏe là tất cả.
Câu 40. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tôn trọng sự thật?
A. Cây ngay không sợ chết đứng.
B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
C. Mất lòng trước, được lòng sau.
D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Trường THCS Trần Phú
Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6
Bộ sách: Kết nối tri thức
Năm học: 2023
Thời gian: .... phút
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Các hoạt động ngành nghề nông thôn thuộc nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống là .................
A. chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
B. sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
C. xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác.
D. tất cả đều đúng.
Câu 2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là .................
A. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
B. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
C. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
D. tất cả ý trên đều đúng.
Câu 3. Câu tục ngữ: “Chia ngọt sẻ bùi” nói đến điều gì?
A. Tinh thần cần kiệm.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính siêng năng.
Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Kính lão đắc thọ.
D. Cả A, B, C.
Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?
A. Mật ngọt chết ruồi.
B. Ăn ngay nói thẳng.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Thật thà ma vật không chết.
Câu 6. Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành” ý nói người nào đó luôn sống ................
A. giản dị, cần cù.
B. tiết kiệm, khiêm tốn.
C. tôn trọng sự thật.
D. chăm chỉ làm ăn.
Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Ăn quả nào rào quả nấy.
C. Há miệng chờ sung.
D. Qua cầu rút ván.
Câu 8. Hoạt động nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.
B. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
C. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
D. Cả A, B, C.
Câu 9. Tự nhận thức bản thân là kĩ năng ...............
A. hình thành thông qua rèn luyện.
B. tự nhiên, vốn có của mỗi người.
C. không ai muốn có.
D. chỉ người thông minh mới có.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
A. H chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình.
B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
Câu 11. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
C. Đầu người nào tóc người ấy.
D. Há miệng chờ sung.
Câu 12. Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
Câu 13. Quê S là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của S chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. S không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. S cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của S không?
A. Không đáp án nào đúng.
B. Phân vân giữa hai đáp án.
C. Không.
D. Có.
Câu 14. Câu tục ngữ: “Máu chảy ruột mềm” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 15. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Yêu nhau chín bỏ làm mười.
D. Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.
Câu 16. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Máu chảy ruột mềm.
C. Hay làm đắp ấm vào thân.
D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.
Câu 17. Câu tục ngữ: "Trăm bó đuốc, cũng vớ được con ếch" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Kiêm nhường.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Kiên trì.
Câu 18. Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người .............
A. được người khác tin tưởng.
B. thờ ơ, hời hợt với người khác.
C. không được người khác tin nữa.
D. luôn được người khác tôn trọng.
Câu 19. Câu tục ngữ: “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” nói về nội dung nào dưới đây?
A. Giản dị, cần cù.
B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?
A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.
Câu 21. Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?
A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.
B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.
C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.
D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.
Câu 22. Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một ..................
A. điều tất yếu của con người.
B. giá trị sống cơ bản.
C. kĩ năng sống cơ bản.
D. năng lực của cá nhân.
Câu 23. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?
A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
Câu 24. Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ ................
A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
B. có cuộc sống nghèo nàn, túng thiếu.
C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 25. Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Trung thực, thẳng thắn.
B. Siêng năng, kiên trì.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thành.
Câu 26. Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Khiêm tốn.
Câu 27. Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì?
A. Tinh thần thương hại.
B. Tinh thần đồng loại.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng yêu thương con người.
Câu 28. Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?
A. Thích thể hiện mình trước đông người.
B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.
C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.
D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.
Câu 29. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng lớp phải dắt bộ vì xe bị hỏng, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.
Câu 30. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Tiết kiệm.
B. Trung thực.
C. Khiêm tốn, trung thành.
D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 31. H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?
A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.
Câu 32. Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người ................
A. Siêng năng, chăm chỉ.
B. Lười biếng.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thực.
Câu 33. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Quảng bá về nghề truyền thống tốt đẹp của quê hương.
B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.
C. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương và dòng họ.
D. Cả A và C đúng.
Câu 34. Trên đường đi học về B thấy có một em bé đang khóc tìm mẹ. Thấy vậy, bạn B liền lại dỗ em không khóc nữa và hỏi nguyên nhân tại sao… Sau khi nghe em bé kể, thì B biết em bé bị lạc mất mẹ. Bạn B đã nhanh chóng dẫn em đến đồn công an gần nhất, để nhờ các chú công an tìm mẹ cho em bé. Hành vi của bạn B thể hiện điều gì?
A. Thích thể hiện mình trước đông người.
B. Muốn được các chú công an khen mình.
C. Làm vậy để bố mẹ em bé trả ơn cho mình.
D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.
Câu 35. Gia đình bạn H nghèo khó, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương mọi người.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng trung thành.
Câu 36. Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người ................
A. Kiên trì.
B. Lười biếng.
C. Chăm chỉ.
D. Vô tâm.
Câu 37. Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?
A. Đức tính trung thực.
B. Đức tính siêng năng.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính siêng năng, trung thực.
Câu 38. Câu tục ngữ: “Trung thực, thật thà thường thua thiệt” nói về nội dung nào dưới đây?
A. Giản dị, cần cù.
B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 39. Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về nội dung nào dưới đây?
A. Giản dị, cần cù.
B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 40. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải .............
A. qua rèn luyện.
B. qua nhiều biến cố.
C. có sự lựa chọn đúng đắn.
D. có quyết định đúng đắn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Trường THCS Thanh Đa
Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Năm học: 2023
Thời gian: .... phút
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm tiền tiết kiệm.
C. Có rất nhiều bạn bè.
D. Không phải lo về việc làm.
Câu 2. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
Câu 3. Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Thương hại người khác.
D. Đồng cảm và thương hại.
Câu 4. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Người khác nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 5. Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?
A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự giác.
Câu 6. Biểu hiện của sự kiên trì là ..............
A. miệt mài làm việc.
B. thường xuyên làm việc.
C. quyết tâm làm đến cùng.
D. tự giác làm việc.
Câu 7. Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là ..................
A. sự thật.
B. dũng cảm.
C. khiêm tốn.
D. tự trọng.
Câu 8. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là ...............
A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
Câu 9. Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là ..............
A. tự tin.
B. tự kỉ.
C. tự chủ.
D. tự lập.
Câu 10. Tự lập là .................
A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.
B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.
D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.
Câu 11. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là ............
A. thông minh.
B. tự nhận thức về bản thân.
C. có kĩ năng sống.
D. tự trọng.
Câu 12. Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tự nhận thức về bản thân.
B. Tư duy thông minh.
C. Có kĩ năng sống tốt.
D. Sống tự trọng.
Câu 13. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta ................
A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.
D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.
Câu 14. Một trong những biểu hiện của tính tự lập là ..............
A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
Câu 15. Trái với siêng năng, kiên trì là ..................
A. lười biếng, chóng chán.
B. trung thực, thẳng thắn.
C. cẩu thả, hời hợt.
D. cả A và C.
Câu 16. Lòng yêu thương con người ..............
A. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
B. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
D. làm những điều có hại cho người khác.
Câu 17. Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống nhân nghĩa.
D. Cả A,B,C.
Câu 18. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Cả A,B,C.
Câu 19. Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Làm những điều mình thích cho người khác.
B. Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
C. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
D. Mục đích sau này được người đó trả ơn.
Câu 20. Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự giác.
Câu 21. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?
A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.
B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.
C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.
D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
Câu 22. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Sự tự tin.
B. Nhút nhát.
C. Nói nhiều.
D. Thích thể hiện.
Câu 23. Tự nhận thức về bản thân là ................
A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.
B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.
D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.
Câu 24. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta .................
A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.
Câu 25. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?
A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.
B. Chỉ cần nói đúng sự thật với cấp trên của mình.
C. Chỉ nói đúng sự thật khi nhiều người biết sự việc.
D. Cần phải nói thật trong những trường hợp cần thiết.
Câu 26. Sự thật là ..............
A. những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.
B. những điều trong cuộc sống và thường đem lại đau khổ cho nhiều người.
C. những thứ đã diễn ra trong quá khứ và đem lại đau khổ cho con người.
D. những gì đang diễn ra trong cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho chúng ta.
Câu 27. Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người ...................
A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
B. thành công trong công việc và cuộc sống.
C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.
Câu 28. Đâu là biểu hiện của siêng năng?
A. Cần cù.
B. Nản lòng.
C. Hời hợt.
D. Chóng chán.
Câu 29. Yêu thương con người là gì?
A. Quan tâm người khác.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. Cả A,B,C.
Câu 30. Ý nào dưới đây biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
B. Mục đích sau này được người khác trả ơn.
C. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
D. Làm những điều bất lợi cho người khác.
Câu 31. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
B. Có thêm tiền tiết kiệm.
C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. Không phải lo về việc làm.
Câu 32. Truyền thống là ...................
A. đức tính.
B. tập quán.
C. lối sống.
D. A, B, C đúng.
Câu 33. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta ...............
A. thành công trong công việc.
B. uy tín cao trong xã hội.
C. bản thân cảm thấy yêu đời hơn.
D. tự tin trong mọi công việc.
Câu 34. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
A. Giúp con người tin tưởng nhau.
B. Giúp con người gắn kết với nhau.
C. Làm cho tâm hồn thanh thản.
D. Cả A, B, C.
Câu 35. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
A. Thường làm mất lòng người khác.
B. Sự thật luôn làm đau lòng người.
C. Người nói thật thường thua thiệt.
D. Giúp con người tin tưởng nhau.
Câu 36. Một trong những biểu hiện của tính tự lập là ...............
A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
Câu 37. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
B. Có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
C. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. Cả A, B, C.
Câu 38. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là ..............
A. làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
B. làm cho đất nước ta có nhiều mặt hàng để xuất khẩu.
C. giúp cho chúng ta có thể giao lưu được với rất nhiều bạn bè.
D. giúp cho chúng ta không phải lo về việc làm, thu nhập.
Câu 39. Ý nghĩa của lòng yêu thương con người là ..............
A. góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
B. làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
C. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
D. cả A, B, C.
Câu 40. Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.
D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi GDCD 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Đề CK1 GDCD 6 KNTT Xem thử Đề CK1 GDCD 6 CTST Xem thử Đề CK1 GDCD 6 CD
Xem thêm đề thi Giáo dục công dân 6 có đáp án, chọn lọc hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)