Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

Với bộ Đề thi Cuối học kì 1 GDCD 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giáo dục công dân 6 Cuối học kì 1.

Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Kết nối tri thức

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 1)

Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn đáp án đúng.

Câu 1: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Sự thật luôn làm đau lòng người.

C. Người nói thật thường thua thiệt.

D. Giúp con người tin tưởng nhau.

Câu 3: Tự lập là

A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.

D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.

B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. luôn phụ thuộc vào bố mẹ và người thân trong gia đình.

Câu 5: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

A. thông minh.

B. tự nhận thức về bản thân.

C. có kĩ năng sống.

D. tự trọng.

Câu 6: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.

B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.

C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 7: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?

A. Không ai biết thì không nói sự thật.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.

C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.

D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

Câu 8: Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 9: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.

B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.

D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 10: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

A. tiềm năng riêng của mình.

B. bản chất riêng của mình.

C. mặt tốt của bản thân.

D. sở thích thói quen của bản thân.

Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn”. Em tán thành với ý kiến này không”.

Câu 2 (1,5 điểm): Khi em nhìn thấy bạn thân của mình nói xấu, bôi nhọ người mà mình ghé làm ảnh hưởng đến danh dự của bạn, em có nên đồng tình với hành động đó? Em sẽ làm gì trong trường hợp này để thể hiện tôn trọng sự thật?

Câu 3 (3 điểm). Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng?

b) Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao?

c) Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Phần trắc nghiêm khách quan: ( 4 điểm )

Mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

A

B

B

D

C

C

B

B

II. Tự luận (6 điểm)

Phần II.Tự luận: (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm) Em tán thành với ý này. Vì

- Nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn luôn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn.

- Khi ai đó thật thà mọi người sẽ luôn tin tưởng, gắn bó với người đó, không hề nghi ngờ hay phải đề phòng.

Câu 2 (3 điểm)

- Không đồng tình với việc làm sai trái của bạn, không nói dối hoặc che giấu sự thật, yêu cầu bạn xin lỗi cho bạn đó và xin lỗi, hứa sửa sai vì hành động này.

- Nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm để lấy lại danh dự cho bạn.

Câu 3 (3,0 điểm ):

a) Theo em việc làm của Nam và Dũng là sai, vi phạm nội quy học sinh. Dũng đã cho Nam chép bài của mình, còn Nam không tự lập, tự làm bài mà lại đi chép bài của Dũng.

b) Nếu là Nam, em sẽ từ chối chép bài của Dũng và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho em nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.

c) Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài mà sau giờ kiểm tra em sẽ chỉ bạn cách làm. Vì như thế mới khiến bạn có thể tự lập. Em cũng động viên và giúp đỡ bạn trong việc học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Trần Phú

Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Kết nối tri thức

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 2)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Các hoạt động ngành nghề nông thôn thuộc nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống là .................

A. chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

B. sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.

C. xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác.

D. tất cả đều đúng.

Câu 2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là .................

A. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

B. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

C. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

D. tất cả ý trên đều đúng.

Câu 3. Câu tục ngữ: “Chia ngọt sẻ bùi” nói đến điều gì?

A. Tinh thần cần kiệm.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính siêng năng.

Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Kính lão đắc thọ.

D. Cả A, B, C.

Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Mật ngọt chết ruồi.

B. Ăn ngay nói thẳng.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Thật thà ma vật không chết.

Câu 6. Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành” ý nói người nào đó luôn sống ................

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. tôn trọng sự thật.

D. chăm chỉ làm ăn.

Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Ăn quả nào rào quả nấy.

C. Há miệng chờ sung.

D. Qua cầu rút ván.

Câu 8. Hoạt động nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.

B. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

C. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

D. Cả A, B, C.

Câu 9. Tự nhận thức bản thân là kĩ năng ...............

A. hình thành thông qua rèn luyện.

B. tự nhiên, vốn có của mỗi người.

C. không ai muốn có.

D. chỉ người thông minh mới có.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. H chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình.

B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.

D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 11. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Muốn ăn phải lăn vào bếp.

C. Đầu người nào tóc người ấy.

D. Há miệng chờ sung.

Câu 12. Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.

D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

Câu 13. Quê S là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của S chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. S không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. S cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của S không?

A. Không đáp án nào đúng.

B. Phân vân giữa hai đáp án.

C. Không.

D. Có.

Câu 14. Câu tục ngữ: “Máu chảy ruột mềm” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 15. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Yêu nhau chín bỏ làm mười.

D. Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.

Câu 16. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Năng nhặt chặt bị.

B. Máu chảy ruột mềm.

C. Hay làm đắp ấm vào thân.

D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.

Câu 17. Câu tục ngữ: "Trăm bó đuốc, cũng vớ được con ếch" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Kiêm nhường.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Kiên trì.

Câu 18. Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người .............

A. được người khác tin tưởng.

B. thờ ơ, hời hợt với người khác.

C. không được người khác tin nữa.

D. luôn được người khác tôn trọng.

Câu 19. Câu tục ngữ: “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.

D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Câu 21. Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.

B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.

C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.

D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.

Câu 22. Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một ..................

A. điều tất yếu của con người.

B. giá trị sống cơ bản.

C. kĩ năng sống cơ bản.

D. năng lực của cá nhân.

Câu 23. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 24. Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ ................

A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.

B. có cuộc sống nghèo nàn, túng thiếu.

C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.

D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 25. Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Trung thực, thẳng thắn.

B. Siêng năng, kiên trì.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thành.

Câu 26. Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu 27. Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì?

A. Tinh thần thương hại.

B. Tinh thần đồng loại.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng yêu thương con người.

Câu 28. Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?

A. Thích thể hiện mình trước đông người.

B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.

C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.

D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.

Câu 29. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng lớp phải dắt bộ vì xe bị hỏng, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.

Câu 30. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Tiết kiệm.

B. Trung thực.

C. Khiêm tốn, trung thành.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 31. H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?

A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.

B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.

C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.

D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.

Câu 32. Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người ................

A. Siêng năng, chăm chỉ.

B. Lười biếng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 33. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Quảng bá về nghề truyền thống tốt đẹp của quê hương.

B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.

C. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương và dòng họ.

D. Cả A và C đúng.

Câu 34. Trên đường đi học về B thấy có một em bé đang khóc tìm mẹ. Thấy vậy, bạn B liền lại dỗ em không khóc nữa và hỏi nguyên nhân tại sao… Sau khi nghe em bé kể, thì B biết em bé bị lạc mất mẹ. Bạn B đã nhanh chóng dẫn em đến đồn công an gần nhất, để nhờ các chú công an tìm mẹ cho em bé. Hành vi của bạn B thể hiện điều gì?

A. Thích thể hiện mình trước đông người.

B. Muốn được các chú công an khen mình.

C. Làm vậy để bố mẹ em bé trả ơn cho mình.

D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.

Câu 35. Gia đình bạn H nghèo khó, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. Lòng yêu thương mọi người.

B. Tinh thần đoàn kết.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng trung thành.

Câu 36. Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người ................

A. Kiên trì.

B. Lười biếng.

C. Chăm chỉ.

D. Vô tâm.

Câu 37. Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?

A. Đức tính trung thực.

B. Đức tính siêng năng.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính siêng năng, trung thực.

Câu 38. Câu tục ngữ: “Trung thực, thật thà thường thua thiệt” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu 39. Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu 40. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải .............

A. qua rèn luyện.

B. qua nhiều biến cố.

C. có sự lựa chọn đúng đắn.

D. có quyết định đúng đắn.

Xem thử

Xem thêm đề thi Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên