Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

Với bộ Đề thi Cuối Học kì 1 GDCD 6 Cánh diều năm 2024 có đáp án, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giáo dục công dân 6 Cuối kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Long An

Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Cánh diều

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 1)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A, B, C.

Câu 2. Câu tục ngữ: “Thân tự lập thân” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 3. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người .............

A. xa hoa, lãng phí.

B. cần cù, siêng năng.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. tôn trọng sự thật.

Câu 4. Ca dao tục ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. A, B, C đúng.

Câu 5. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì đối với học sinh là ..............

A. đi học chuyên cần.

B. chăm chỉ học.

C. chăm làm việc nhà.

D. cả A, B, C.

Câu 6. Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Kiêm tốn.

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

A. Làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.

B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.

D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 8. Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

A. Góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.

D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng?

A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.

B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.

C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.

D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

Câu 10. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, nói về siêng năng, kiên trì?

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Chịu khó mới có mà ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11. Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 12. Câu tục ngữ: “Có thân thì lo” nói đến điều gì?

A. Tự lập.

B. Trung thực.

C. Đoàn kết.

D. Tiết kiệm.

Câu 13. Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Tự lập.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Câu 14. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta .............

A. có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

B. xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.

D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 15. Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.

B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.

D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 16. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.

B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.

D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 17. Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” có nội dung nói về ............

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. khiêm tốn, siêng năng.

D. tôn trọng sự thật.

Câu 18. Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói người nào đó luôn sống .............

A. giản dị, cần cù.

B. tôn trọng sự thật.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 19. Những danh nhân nào dưới đây, có đức tính siêng năng kiên trì?

A. Bác Hồ.

B. Nhà bác học Lê Qúy Đôn.

C. Tôn Thất Tùng.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 20. Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là ................

A. học thuộc bài trước khi đến lớp.

B. không làm bài tập và học bài cũ.

C. bỏ học chơi game, la cà quán xá.

D. cổ vũ và tổ chức đua xe trái phép.

Câu 21. Yêu thương con người là truyền thống .................

A. quý báu của dân tộc.

B. cần được giữ gìn.

C. cần được phát huy.

D. Cả A, B, C.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. H chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề vất vả, tầm thường.

B. T rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.

C. A cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào cả.

D. K cho rằng dòng họ là xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 23. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 24. Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.

B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.

C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp.

D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

Câu 25. Câu tục ngữ: "Cần cù bù thông minh" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Thật thà.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 26. Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống ................

A. giản dị, chăm chỉ.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. giả dối và thật thà.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 27. Câu tục ngữ: “Đầu người nào tóc người ấy” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 28. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải ...............

A. qua rèn luyện.

B. qua nhiều biến cố.

C. có sự lựa chọn đúng đắn.

D. có quyết định đúng đắn.

Câu 29. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30. Hành động thể hiện tính tự lập là .............

A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.

B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.

D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Câu 31. Câu tục ngữ: “Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.” nói về đức tính của một người luôn sống .................

A. thờ ơ với người khác.

B. bàng quan với thực tại.

C. tôn trọng sự thật.

D. khiêm tốn, kiệm lời.

Câu 32. Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của việc ..............

A. có sức khỏe phi thường.

B. tiết kiệm, dũng cảm.

C. tôn trọng sự thật.

D. sức khỏe là tất cả.

Câu 33. Câu tục ngữ: "Có chí thì nên" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu 34. Ý kiến nào dưới đây đúng khi thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.

B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.

C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.

D. Dù là bất kì ai, trong đó có học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.

Câu 35. Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 36. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?

A. Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.

B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.

C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.

D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

Câu 37. Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.

B. Việc coi trọng chế độ thi cử.

C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.

D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 38. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 39. Câu tục ngữ: "Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Thật thà.

Câu 40. Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-D

4-D

5-D

6-A

7-A

8-A

9-D

10-D

11-C

12-A

13-B

14-D

15-A

16-B

17-D

18-B

19-D

20-A

21-D

22-B

23-A

24-C

25-D

26-C

27-C

28-A

29-D

30-D

31-C

32-C

33-A

34-D

35-B

36-A

37-C

38-A

39-A

40-D

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Thanh Đức

Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Cánh diều

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 2)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Vừa xin mẹ tiền đóng học phí nhưng Long lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người như thế nào?

A. Tôn trọng sự thật.

B. Tôn trọng pháp luật.

C. Giữ chữ tín.

D. Tự nhận thức bản thân.

Câu 2. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Tự nhận thức bản thân.

B. Tôn trọng sự thật.

C. Giữ chữ tín.

D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 3. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa chống giặc ngoại xâm.

Câu 4. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 5. Phẩm chất đạo đức nào đi đôi với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Khoan dung.

B. Vô cảm.

C. Nhỏ nhen.

D. Ích kỷ.

Câu 6. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được .................

A. nhà nước ban hành và thực hiện.

B. mua bán, trao đổi trên thị trường.

C. truyền từ đời này sang đời khác.

D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 7. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là trong những lúc .................

A. mưu cầu lợi ích cá nhân.

B. gặp khó khăn và hoạn nạn.

C. cần đánh bóng tên tuổi.

D. vì mục đích vụ lợi.

Câu 8. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống gia đình.

B. Siêng năng, kiên trì.

C. Tự nhận thức bản thân.

D. Lợi dụng dịp tết để vụ lợi.

Câu 9. Nhà bạn Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hương chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Đi học sớm.

B. Tự lập.

C. Yêu thương con người.

D. Tự nhận thức bản thân.

Câu 10. Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của tính nào dưới đây?

A. Trung thực, thẳng thắn.

B. Siêng năng, kiên trì.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thành.

Câu 11. Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu 12. Hành vi nào bên dưới không thể hiện đức tính tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 13. Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” nói về điều gì?

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. khiêm tốn, siêng năng.

D. tôn trọng sự thật.

Câu 14. Biểu hiện của một người có lòng yêu thương con người là?

A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.

B. sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

C. tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. cả A, B, C.

Câu 15. Biểu hiện của lòng yêu thương con người là?

A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.

B. mục đích sau này được người đó trả ơn.

C. hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.

D. làm những điều mình thích cho người khác.

Câu 16. Biểu hiện của hành động giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?

A. Lưu giữ nghề làm gốm.

B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Cả A, B, C.

Câu 17. Người có lòng yêu thương con người sẽ được gì?

A. Mọi người xa lánh.

B. Mọi người yêu quý và kính trọng.

C. Mọi người kính nể.

D. Mọi người coi thường.

Câu 18. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.

B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.

D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.

Câu 19. Hành động đưa người già và trẻ em sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 20. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình qua việc làm nào dưới đây?

A. tích cực học tập rèn luyện.

B. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.

C. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 21. Hành động nào dưới đây cho thấy sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.

B. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

C. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

D. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Câu 22. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ thông qua việc làm gì?

A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.

B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

C. tự hào thành tích học tập của gia đình.

D. tích cực giúp đỡ người nghèo.

Câu 23. Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói về một người sống ..............

A. giản dị, cần cù.

B. tôn trọng sự thật.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 24. Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung gì?

A. giản dị, chăm chỉ.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. giả dối và thật thà.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 25. Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." nói về đức tính nào dưới đây?

A. Tiết kiệm.

B. Trung thực.

C. Siêng năng, kiên trì.

D. Khiêm tốn, trung thành.

Câu 26. Câu tục ngữ: "Dẫu rằng chí thiễn tài hèn/ Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ" nói đến đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Xây dựng.

Câu 27. Người có hành động nào dưới đây là người có lòng yêu thương con người?

A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.

B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.

C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.

D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.

Câu 28. Việc làm nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Quan tâm.

B. Vô cảm.

C. Chia sẻ.

D. Giúp đỡ.

Câu 29. Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đỡ sơ cứu vết thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Yêu thương con người.

B. Tự nhận thức bản thân.

C. Siêng năng, kiên trì.

D. Tự lập.

Câu 30. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp anh Luận đạt được thành công trong cuộc sống?

A. Tự lập.

B. Tự ti.

C. Tiết kiệm.

D. Ỷ lại.

Câu 31. Để tôn trọng sự thật chúng ta cần phải làm gì?

A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.

B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.

C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.

D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.

Câu 32. Câu “Tự lực cánh sinh” nhắc đến đức tính nào của con người?

A. Kiên trì

B. Siêng năng

C. Chăm chỉ

D. Tự lập

Câu 33. Hành động nào không là biểu hiện của tự lập?

A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.

B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.

C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.

D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 34. Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự giác dậy sớm mà phải chờ mẹ gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. M tự lập.

B. M ỷ lại.

C. M vô tâm.

D. M tự giác.

Câu 35. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về ................

A. Bố mẹ.

B. Thầy cô.

C. Bạn bè.

D. Chính mình.

Câu 36. Khi không hiểu rõ về bản thân, chúng ta sẽ dễ mắc phải sai lầm nào?

A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.

B. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.

C. Có những lời nói và việc làm đúng đắn.

D. Biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 37. Câu tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì?

A. Chị ngã em nâng.

B. Há miệng chờ sung.

C. Đục nước béo cò.

D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

Câu 38. Em không đồng ý với quan điểm nào khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.

C. Giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.

D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.

Câu 39. Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của lối sống như thế nào?

A. có sức khỏe phi thường.

B. tiết kiệm, dũng cảm.

C. tôn trọng sự thật.

D. sức khỏe là tất cả.

Câu 40. Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

Xem thử

Xem thêm đề thi Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên