Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Học kì 2 môn Văn 6. Bên cạnh đó là 3 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Văn 6.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật trong truyện; nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu, bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ văn bản.

- Nhận biết và nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Tóm tắt được nội dung chính của văn bản nghị luận có nhiều đoạn; nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện.

- Nhận biết được chủ đề văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản; nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật, những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết được tác dụng của một số yếu tố, chi tiết trong văn bản thông tin, cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả; tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.

a. Truyện

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,...

2. Chi tiết tiêu biểu

Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

3. Ngoại hình nhân vật

Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

4. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

5. Hành động nhân vật

Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

6. Ý nghĩ nhân vật

Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

b. Thơ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần... 

2. Khái niệm thơ tự do

Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc.

3. Yếu tố miêu tả và tự sự

Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần. Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.

4. Ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. Vì vậy, tìm hiểu một bài thơ cũng chính là khám phá những tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi gắm qua ngôn ngữ thơ.

c. Văn nghị luận

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận, ... Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình.

2. Lí lẽ và bằng chứng

- Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.

- Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế, ...

d. Văn bản thông tin

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm văn bản thông tin

Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

2. Sa-pô

Sa-pô là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.

3. Nhan đề

Nhan đề là tên của văn bản thể hiện nội dung chính của văn bản.

4. Đề mục

Đề mục là tên của một chương, mục, hoặc một phần của văn bản. Đề mục giúp cho bố cục văn bản mạch lạc và dễ tiếp nhận. Dưới mỗi đề mục là một hoặc một vài đoạn văn tạo thành bộ phận của toàn văn bản.

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo (27 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)  

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

         Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng port lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi ...Và chắc chắn, không phải là chiêm bao. 

a/ Thực trạng nào được phản ánh trong văn bản trên? 

b/ Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để làm gì? 

c/ Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat, đừng port lên Facebook? Trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 5- 8 dòng

II. Tập làm văn (7 điểm)

Hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm  

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương Văn 6 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên