Đề kiểm tra Giữa kì 1 GDCD 6 năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra GDCD 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Những hành vi trái với lễ độ là?
A. Nói tục, chửi bậy.
B. Cãi bố mẹ.
C. Không nghe lời ông bà.
D. Cả A,B, C.
Câu 2: Thành ngữ nói về lễ độ là ?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Đi thưa về gửi.
C. Vắt cổ chày ra nước.
D. Góp gió thành bão.
Câu 3: Khi gặp một cụ già đứng bên vỉa hè chờ đèn đỏ để sang đường em sẽ làm gì ?
A. Không làm gì cả.
B. Mặc kệ.
C. Đưa bà sang đường.
D. Nhờ người khác đưa bà sang đường.
Câu 4 : Biểu hiện của Lễ độ là ?
A. Tôn trọng, quý mến mọi người.
B. Quý trọng sức lao động.
C. Cần cù, tự giác.
D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 5: Đối với xã hội, Lễ độ sẽ giúp xã hội ?
A. Hạnh phúc.
B. Tươi đẹp.
C. Văn minh.
D. Tốt đẹp.
Câu 6: Em sẽ lên án hành vi nào dưới đây ?
A. Đánh chửi cha mẹ.
B. Trả lại tiền cho người đã mất.
C. Chào hỏi người lớn tuổi.
D. nhường chỗ cho trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Câu 7: Các hành động thể hiện sự lễ độ trong gia đình là?
A. Nghe lời bố mẹ, anh chị.
B. Kính trọng ông bà.
C. Yêu thương, dạy dỗ em.
D. Cả A,B, C.
Câu 8: Đối với cá nhân, Lễ độ sẽ giúp cho ?
A. Quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.
B. Quan hệ giữa con người với con người trở nên căng thẳng hơn.
C. Quan hệ giữa con người với con người tồi tệ hơn.
D. Quan hệ giữa con người với con người bình an hơn.
Câu 9: Trên mạng xuất hiện các bài báo, đoạn video clip học sinh đánh thầy giáo, con đánh cha mẹ…Em có suy nghĩ gì về những hành động đó?
A. Hành động đó vô lễ, hỗn láo, vi phạm pháp luật.
B. Hành động đó thể hiện là người có Lễ độ.
C. Hành động đó thể hiện là người trung thực, thẳng thắn.
D. Hành động đó là bình thường, không có gì đáng lên án.
Câu 10: Lễ độ là ?
A. Chỉ chào hỏi người lớn tuổi.
B. Biết cách cư xử đúng mực.
C. Cãi nhau với bạn bè.
D. Nói trống không.
Câu 11: Hành động nào sau đây là không tôn trọng kỷ luật ?
A. Dùng điện thoại trong giờ học.
B. Đi học đúng giờ.
C. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp.
D. Mặc đồng phục trường.
Câu 12: Hành động nào sau đây là tôn trọng kỷ luật ?
A. Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
B. Vứt rác đúng nơi quy định.
C. Giữ gìn vệ sinh lớp học.
D. Cả A,B, C.
Câu 13: Hành động dùng điện thoại trong giờ học là hành động ?
A. Không tôn trọng kỷ luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Tôn trọng kỷ luật.
D. Vô ý thức.
Câu 14 : Tôn trọng kỉ luật là biết...chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi.
A. Tự ý thức.
B. Tự giác.
C. Ý thức.
D. Tuân thủ.
Câu 15: Tôn trọng kỉ luật cần được thực hiện tại những đâu ?
A. Gia đình.
B. Nhà trường.
C. Xã hội.
D. Cả A,B, C.
Câu 16: Buổi sáng em dậy muộn, trên đường đi học lại gặp phải đèn đỏ, trong khi đó chỉ còn 5 phút nữa là đến giờ truy bài. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?
A. Chờ đến đèn xanh đi tiếp.
B. Vượt đèn đỏ cho kịp giờ.
C. Đi xe lên vỉa hè cho nhanh.
D. Cả B và C.
Câu 17: Vứt rác bừa bãi tại các khu công cộng là hành động ?
A. Hành động xấu, cần lên án.
B. Hành động đẹp, cần noi theo.
C. Hành động cô cảm.
D. Cả A và B.
Câu 18: Khi đi đổ xăng cùng mẹ em nhìn thấy 1 người đàn ông hút thuốc ngay gần cây xăng. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Khuyên người đó không hút thuốc tại cây xăng vì có thể gây cháy, nổ.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên người đó tiếp tục hút thuốc.
D. Báo với công an.
Câu 19: Trong giờ kiểm tra 45 phút Toán em nhìn thấy bạn N dùng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Nhắc nhở bạn vì bạn làm như vậy là vi phạm kỉ luật.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Thưa với cô giáo để bạn bị kỉ luật.
D. Bắt chước bạn dùng tài liệu để đạt điểm cao.
Câu 20: Tôn trọng kỷ luật bảo vệ lợi ích của những ai ?
A. Gia đình và cá nhân.
B. Nhà trường và cá nhân.
C. Xã hội và gia đình.
D. Cộng đồng và cá nhân.
Câu 21: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Tôn sư trọng đạo.
D. Cả A,B, C.
Câu 22: Câu tục ngữ: “Ăn cháo đá bát” , “Vong ơn bội nghĩa” nói về ?
A. Sự vô ơn.
B. Sự trung thành.
C. Sự đoàn kết.
D. Sự biết ơn.
Câu 23: Hành động nào thể hiện sự biết ơn ?
A. Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.
B. Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.
C. Thăm hỏi các thầy cô giáo.
D. Cả A,B, C.
Câu 24 : Biết ơn có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Tạo nên môi trường lành mạnh.
B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
C. Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn.
D. Giúp đất nước phát triển.
Câu 25: Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Hành động đó thể hiện ?
A. Sự biết ơn tới đấng sinh thành.
B. Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành.
C. Sự lo lắng tới đấng sinh thành.
D. Sự vô ơn với đấng sinh thành.
Câu 26: Biết ơn là...tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Điền vào dấu “…” đó là ?
A. sự bày tỏ lòng thành kính.
B. sự bày tỏ lòng biết ơn.
C. sự bày tỏ thái độ trân trọng.
D. sự bày tỏ tình yêu.
Câu 27: Đối với hành động mắng chửi cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo…Chúng ta cần phải làm gì?
A. Phê phán, lên án.
B. Động viên, khích lệ.
C. Nhắc nhở, khuyên răn.
D. Cả A và C.
Câu 28: Việc bày tỏ lòng tri ân và có những việc làm để đền đáp người đã giúp đỡ mình được gọi là ?
A. Biết ơn.
B. Biết nghĩ.
C. Biết điều.
D. Biết sống.
Câu 29: Khi gặp lại thầy giáo cũ M cho rằng không phải chào thầy vì thầy không còn dạy mình nữa. Hành động đó thể hiện ?
A. Sự trung thành..
B. Sự vô ơn.
C. Sự vô tâm.
D. Sự biết ơn.
Câu 30: Sắp đến ngày 20/11 em chăm ngoan, cố gắng học giỏi để dâng những bông hoa điểm 9,10. Hành động đó thể hiện điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
B. Lòng trung thành đối với các thầy cô giáo.
C. Tình đoàn kết đối với các thầy cô giáo.
D. Sự vô ơn đối với các thầy cô giáo.
Câu 31: Sân bóng nhân tạo có phải là thiên nhiên đúng hay sai ?
A. Đúng vì chúng sinh ra đã có.
B. Đúng vì chúng do con người tạo ra.
C. Chúng vừa là vừa là tự nhiên vừa không tự nhiên.
D. Sai vì chúng do con người tạo ra.
Câu 32: Mùa hè em được ba mẹ cho đi tắm biển tại bãi biển Mỹ Khê, trong lúc tắm biển ở đó em thấy có bạn nhỏ vứt túi nilong ra biển. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Coi như không biết và lờ đi.
C. Khuyên bạn nhỏ đó vứt rác vào thùng rác để bảo vệ biển.
D. Khuyên bạn nhỏ đó tiếp tục vứt rác ra biển.
Câu 33: Hành động nào là bảo vệ thiên niên ?
A. Đánh bắt cá bằng mìn.
B. Săn bắt động vật quý hiếm.
C. Đốt rừng làm rẫy.
D. Trồng rừng.
Câu 34 : Hành động nào là hành động phá hoại thiên nhiên ?
A. Khai thác gỗ bừa bãi.
B. Trồng cây gây rừng.
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
D. Thả các loại động vật quý hiếm về rừng.
Câu 35: Câu nói: Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu lần lượt nói đến các yếu tố nào cuả thiên nhiên ?
A. Rừng, không khí, đất.
B. Rừng, biển, đất.
C. Rừng, sông, đất.
D. Rừng, bầu trời, đất.
Câu 36: Đối với thiên nhiên con người cần phải làm gì ?
A. Bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
B. Giúp thiên nhiên phát triển.
C. Chăm sóc, nuôi dưỡng thiên nhiên.
D. Phá hủy cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Câu 37: Việc làm đốt túi nilong sau khi sử dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố của thiên nhiên?
A. Môi trường đất.
B. Môi trường nước.
C. Môi trường không khí.
D. Cả A, B, C
Câu 38: Gần nhà em công ty D hoạt động, đã nhiều lần người dân ở nơi em ở phản ánh tình trạng công ty D xả nước thải bừa bãi nhưng công ty D vẫn tiếp tục hoạt động, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trong tình huống này em và gia đình sẽ làm gì ?
A. Coi như không biết vì không ảnh hưởng đến gia đình mình.
B. Phản ánh tình trạng này tới Chủ tịch xã.
C. Biểu tình không cho công ty D hoạt động.
D. Tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
Câu 39: Mỗi lần đi chợ, bạn P thường khuyên mẹ mang làn đi mua đồ ăn hoặc túi vải để hạn chế việc sử dụng túi nilong. Hành động của bạn P thể hiện điều gì ?
A. P là người không có ý thức bảo vệ môi trường.
B. P là người sống giả tạo.
C. P là người có ý thức bảo vệ môi trường.
D. P là người vô tâm.
Câu 40: Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?
A. Cần thiết.
B. Không quan trọng.
C. Không cần thiết.
D. Rất cần thiết.
Đáp án & Thang điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | D | 11 | A | 21 | D | 31 | B |
2 | B | 12 | B | 22 | A | 31 | C |
3 | C | 13 | A | 23 | D | 33 | A |
4 | A | 14 | B | 24 | B | 34 | A |
5 | C | 15 | C | 25 | A | 35 | B |
6 | A | 16 | A | 26 | C | 36 | A |
7 | D | 17 | D | 27 | D | 37 | C |
8 | A | 18 | A | 28 | A | 38 | D |
9 | A | 19 | A | 29 | B | 39 | C |
10 | B | 20 | D | 30 | A | 40 | D |
Xem thêm các Đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra Giữa kì 1 GDCD 6 năm 2024 có đáp án (Đề 1)
- Đề kiểm tra Giữa kì 1 GDCD 6 năm 2024 có đáp án (Đề 3)
- Đề kiểm tra Giữa kì 1 GDCD 6 năm 2024 có đáp án (Đề 4)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)