Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử lớp 6 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án

Phần dưới là Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử lớp 6 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra giữa kì, đề kiểm tra học kì. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Lịch Sử lớp 6.

Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 6 Học kì 1

Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 Học kì 1 có đáp án (Lần 1)

Top 4 Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 6 Giữa học kì 1 có đáp án

Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 Học kì 1 có đáp án (Lần 2)

Top 4 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử lớp 6 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 (Lần 1)

(Giới hạn bài 4+5+6)

Câu 1: Quốc gia cổ đại ở châu Phi là quốc gia nào?

A. Ấn Độ.

B. Lưỡng Hà.

C. Ai Cập.

D. Lưỡng Hà và Ai Cập.

Câu 2: Ngành kinh tế chính của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Nông nghiệp.

B. Nông nghiệp trồng lúa.

C. Thủ công nghiệp.

D. Buôn bán.

Câu 3: Để phát triển nghề nông trồng lúa, cư dân cổ đại phương Đông phải làm gì?

A. Đắp đê.

B. Đào kênh, máng.

C. Đào hồ chứa nước.

D. Làm thủy lợi.

Câu 4: Hàng hóa mà người Hy Lạp, Rô-ma mua về là gì?

A. Súc vật và dầu ô liu.

B. Lúa mỳ và súc vật.

C. Lúa mỳ và dầu ô liu.

D. Rượu nho và súc vật.

Câu 5: Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội phương Tây cổ đại là gì?

A. Dân tự do.

B. Chủ lò.

C. Chủ xưởng.

D. Nô lệ.

Câu 6: Hình thức đấu tranh cao nhất của nô lệ chống lại chủ nô là gì?

A. Khởi nghĩa vũ trang.

B. Bỏ trốn.

C. Phá hoại sản xuất.

D. Bỏ trốn, phá hoại sản xuất.

Câu 7: Thành Ba-bi-lon ở đâu?

A. Lưỡng Hà.

B. Ấn Độ.

C. Hi Lạp.

D. Trung Quốc.

Câu 8: Phát minh ra số 0 là thành tựu của người:

A. Ấn độ.

B. Ai Cập.

C. Hi Lạp.

D. Trung Quốc.

Câu 9: Xã hội có giai cấp và nhà nước cổ đại phương Đông được hình thành từ

A. Liên minh các thị tộc.

B. Liên minh các bầy người nguyên thủy.

C. Liên minh các công xã nông thôn.

D. Liên minh các bộ lạc.

Câu 10: Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, các ngành kinh tế phát triển là các ngành nào?

A. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp và thương nghiệp.

D. Thương nghiệp và hàng hải.

Đáp án

1-C2-B3-D4-B5-D
6-A7-A8-A9-D10-A

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Lịch Sử lớp 6

(Giới hạn bài 5, 6, 8, 9)

Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Chế độ nhà nước của các quốc gia phương Tây là gì?

A. Chế độ phong kiến.

B. Chế độ chuyên chế.

C. Chiếm hữu nô lệ.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 2: Hi Lạp và Rô-ma hay mang các sản phẩm thủ công sang bán ở đâu?

A. Đông Nam Á.

B. Nam Phi.

A. Ai Cập và Lưỡng Hà.

D. Ấn Độ.

Câu 3: Người Hy Lạp và Rô-ma sáng tạo ra

A. Chữ cái a,b,c.

B. Pi=3,14.

C. Hình học.

D. chữ viết.

Câu 4: Những bộ sử thi nổi tiếng của Hi Lạp là

A. I li át và Ô-đi-xê.

B. Ơ đíp làm vua.

C. Ô-re-xti.

D. Ô-đi-xê.

Câu 5: Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ

A. Latinh.

B. Tượng thanh.

C. tượng ý.

D. tượng hình.

Câu 6: Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ

A. 12000 đến 5000 năm.

B. 12000 đến 4500 năm.

C. 10000 đến 4000 năm.

D. 12000 đến 4000 năm.

Câu 7: Thời xa xưa, nước ta là một vùng

A. rừng núi rậm rạp với nhiều hang động mái đá.

B. đồng bằng rộng lớn.

C. nhiều núi lửa.

D. biển.

Câu 8: Cư dân Bắc Sơn chủ yếu sống ở khu vực nào?

A. Ven suối.

B. Hang động mái đá.

C. Biết làm nhà chòi bằng lá.

D. Sống ngoài trời.

Câu 9: Trong các hang động ở Bắc Sơn, Quỳnh Văn, các nhà khảo cổ đã phát hiện

A. những bộ xương người được chôn cất.

B. sách cổ được ghi chép lại từ thời nguyên thủy.

C. nhiều mặt trống đồng.

D. nhiều đồ trang sức.

Câu 10: Ở nhiều hang động ở Hòa Bình – Bắc Sơn, đã phát hiện những lớp vỏ ốc dày từ

A. 2 – 3m.

B. 3 – 4m.

C. 4 – 5m.

D. 5 – 6m.

Phần II.Tự luận (5 điểm )

Câu 1:(2 điểm) Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo?

Câu 2:(3 điểm) Vì sao các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông?

Đáp án trắc nghiệm

1-C2-C3-A4-A5-D
6-D7-A8-B9-A10-B

Đáp án tự luận

Câu 1:

- Rìu mài lưỡi có độ sắc cao hơn so với rìu ghè đèo, sức sát thương lớn hơn, từ đó mang lại hiệu quả lao động cao.

- Việc mài rìu sẽ giúp cho rìu giảm khả năng bị hỏng, nứt trong quá trình chế tác, rìu ghè đẽo dễ bị hỏng bởi quá trình chế tác.

- Sử dụng rìu mài lưỡi thể hiện đầu óc người tinh khôn có sự tiến bộ cao, họ nhận ra sự hiệu quả của việc mài lưỡi so với ghè đẽo.

Câu 2:

Vì các quốc gia cổ đại phương tây lại hình thành ở bờ bắc địa trung hải với điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi và cao nguyên nên không thể tập trung dân cư đất đai thì ít xấu và khô cằn do hình thành ở vung biển nên họ sơm hình thành ngành hàng hải giao thông biển chủ yếu phát triển ngành công thương nghiệp.

Ngược lại các quốc gia cổ đai phương đông được hình thành trên lưu vực các dong sông lớn (sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rat, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Hoàng Hà, Trường Giang ở Trung Quốc...) với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi như đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới lương mưa dồi dào và phân bố theo mùa

tuy nhiên họ cung gặp phải một số khó khăn như lũ lụt khiến mất mùa . để khắc phục khó khăn trên họ đã tập hợp trong những quần cư lớn để làm công tác trị thủy và thủy lợi đó là cơ sở làm dậy nên sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương đông.

Đó chính là nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành muộn hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông.

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 6 (Lần 2)

(Giới hạn bài 10+11)

Câu 1: Những bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã biết luyện kim?

A. Dấu vết thóc gạo cháy.

B. Những lớp vỏ sò dày.

C. Những cục xỉ đồng, rùi đồng…

D. Những lưỡi rìu đồng.

Câu 2: Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống câu sau đây:

“Đầu thế kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở …….đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ”.

A. Phùng Nguyên.

B. Đông Sơn.

C. Sông Hồng.

D. Sa Huỳnh.

Câu 3: Hình thức tổ chức xã hội của cư dân văn hóa Phùng Nguyên là

A. Công xã thị tộc.

B. Bộ lạc.

C. Bầy người.

D. Công xã thị tộc mẫu hệ.

Câu 4: Sự ra đời của ngành nào đã thúc đẩy cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim?

A. Làm gốm.

B. Đánh cá.

C. Nghề dệt.

D. Trồng trọt.

Câu 5: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải làm gì?

A. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.

B. Phải du canh, du cư.

C. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển.

D. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.

Câu 6: Các việc chế tác công cụ, đúc đồng làm đồ trang sức được gọi chung là

A. Chế tạo vũ khí.

B. Các nghề thủ công.

C. Làm nông nghiệp.

D. Các hoạt động buôn bán.

Câu 7:Khi nào sự phân công lao động trở thành cần thiết?

A. Nông nghiệp giữ vai trò sản xuất chính.

B. Đàn ông giữ vai trò chính trong xã hội.

C. Xã hội phân chia giai cấp.

D. Sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp ngày càng phát triển.

Câu 8: Việc tìm thấy các công cụ như lưỡi liềm đồng, lưỡi cày đồng thời Đông Sơn chứng tỏ điều gì?

A. Trình độ chế tác công cụ của cư dân Đông Sơn đạt đến độ tinh xảo.

B. Cư dân ĐÔng Sơn đã biết đến nghề nông trồng lúa nước.

C. Cư dân thời kì này có đời sống tinh thần khá phong phú.

D. Cư dân thời kì này đã có nghề nông trồng lúa nước khá phát triển.

Câu 9: Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì

A. Nam – Nữ bình đảng.

B. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.

C. Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ.

D. Chế độ mẫu hệ tan rã.

Câu 10: So với đồ đá, vì sao đồ đồng ưu việt hơn?

A. Đồ đồng dễ sản xuất hơn.

B. Đồ đồng làm công cụ đa dạng hơn.

C. Đồ đồng cứng hơn.

D. Đồ đồng dễ tìm hơn.

Đáp án

1-C2-C3-D4-A5-C
6-B7-D8-D9-C10-B

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử lớp 6

(Giới hạn bài 10, 11, 12, 13, 14, 15)

Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )

Khoanh tròn vào đáp đúng

Câu 1: Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở

A. Sơn Vi.

B. Óc Eo.

C. Phùng Nguyên.

D. Đồng Nai.

Câu 2: Người nguyên thủy cũng đã biết làm chì lưới để đánh cá bằng

A. hợp kim.

B. chì.

C. Đất nung.

D. vải.

Câu 3: Những trung tâm văn hóa đó là:

A. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn.

B. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đồng Nai.

C. Đông Sơ, Sa Huỳnh.

D. Óc Eo, Sa Huỳnh.

Câu 4: Trong xã hội của cư dân văn hóa Đông Sơn, người được bầu để quản lí làng bản phải có các tiêu chí nào?

A. Những người trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

B. Những người già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

C. Những người trẻ, có ít kinh nghiệm trong sản xuất nhưng có nhiều kinh nghiệm trong gia đình, làng bản.

D. Những người có nhiều của cải trong xã hội.

Câu 5: Đứng đầu các bộ là

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Vua.

Câu 6: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì

A. chuẩn bị bữa ăn cho hôm sau.

B. nghỉ ngơi.

C. tổ chức lễ hội, vui chơi.

D. rèn đúc công cụ lao động.

Câu 7: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?

A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.

B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.

C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.

D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.

Câu 8: Chiều cao của thành Cổ Loa từ:

A. 5-15m.

B. 5-10m.

C. 5-20m.

D. 10-20m.

Câu 9: Văn Lang là một nước

A. thủ công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. công nghiệp.

D. thương nghiệp.

Câu 10: Đến ngày nay, thành Cổ Loa có bao nhiêu vòng thành?

A. 1 vòng thành.

B. 2 vòng thành.

C. 3 vòng thành.

D. 4 vòng thành.

Phần II.Tự Luận (5 điểm )

Câu 1:(2 điểm) Những lí do ra đời Nhà nước thời Hùng Vương là gì?

Câu 2: (3 điểm) Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tần của người Âu Lạc

Đáp án trắc nghiệm

1-C2-C3-A4-B5-C
6-C7-C8-B9-B10-C

Đáp án tự luận

Câu 1:

- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuât hiện các làng, chạ, bộ lạc.

- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.

- Xã hội có sự phân chia giảu nghèo.

- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

- Sự liên minh của các cộng đồng người trong việc trị thủy, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Câu 2:

- Thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của cư dân Âu Lạc.

- Tạo nên sự đoàn kết giữa các bộ lạc trên đất nước ta, đi đến thống nhất thành một nước thống nhất, thống nhất 2 dân tộc Âu Việt, Lạc Việt.

- Dần dần hình thành tư duy, chiến thuật trong chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh du kích, huy động toàn dân.

- Cơ sở khẳng định sức mạnh chính trị, vai trò của nhà nước mới trên lãnh thổ nước ta thời bấy giờ.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Lịch Sử lớp 6:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Lịch Sử 6 có đáp án | Đề thi 15 phút, 1 tiết Lịch Sử lớp 6 học kì 1 và học kì 2 có đáp án và thang điểm được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Lịch Sử lớp 6 và cấu trúc ra đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên