Top 5 Đề thi Học kì 2 Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án



Top 5 Đề thi Học kì 2 Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án

Phần dưới là Top 5 Đề thi Học kì 2 Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra môn Vật Lí lớp 6.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 Vật Lí lớp 6

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên ( hình vẽ). phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất?

Đề kiểm tra Vật Lí 6

A. ở A.

B. ở B.

C. ở C.

D. Ở khoảng giữa điểm tựa O và lực tác dụng P của vật.

Câu 2: Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động?

A. Bằng.      B. Ít nhất bằng.

C. Nhỏ hơn.      D. Lớn hơn.

Câu 3:. Khi đưa nhiệ đọ từ 300C xuống 50C, thanh đồng sẽ:

A. Co ngắn lại.      B. Dãn nở ra.

C. Giảm thể tích.      D. A và C đúng

Quảng cáo

Câu 4: Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:

A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.

B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên.

C. Không khí bên trong quả bóng co lại.

D. Nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng.

Câu 5: Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí 6.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu 6:Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?

A. 1000C.      B. 420C.      C. 370C.      D. 200C.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không lien quan đến sự đông đặc?

A. Tạo thành mưa đá.      B. Đúc tượng đồng.

C. Làm kem que.      D. Tạo thành sương mù.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây lien quan đến sự ngưng tụ?

A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước.

B. Nước trong cốc cạn dần.

C. Phơi quần áo cho khô.

D. Sự tạo thành hơi nước.

Quảng cáo

Câu 9: Câu nào sau đây là sai khi nói về sự bay hơi?

A. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.

B. Mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn.

C. Gió càng mạnh thì tôc độ bay hơi càng lớn.

D. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn bên trong lòng chất lỏng.

Câu 10: Thủy ngân trong phòng có nhiệt độ nóng chảy là – 390C và nhiệt độ sôi là 3570C. Khi phòng có nhiệt độ 300C thì thủy ngân tồn tại ở:

A. Chỉ ở thể lỏng.

B. Chỉ ở thể hơi.

C. ở cả thể lỏng và thể hơi.

D. ở cả thể rắn, thể lỏng, thể hơi.

B. TỰ LUẬN

Câu 11: Kể tên các loại máy cơ đơn giản và nêu ví dụ cho mỗi loại.

Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị ………….. có thể gây ra ……………….. Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của hai đầu thanh ray phải để ………….., một đầu cầu thép phải đặt trên ………………

b. Băng kép gồm hai thanh ……………… có bản chất ……………….. được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì …………….. khác nhau nên băng kép bị ………….. Do đó người ta ứng dụng tinh chất này vào việc ………………………….

Câu 13: Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ. Em hãy giải thích tại sao.

Câu 14: Em hãy đổi 340C, 650C, 400C, 6900C ra 0F

Quảng cáo

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn C.

Câu 2: Chọn D.

Câu 3: Chọn D.

Câu 4: Chọn C.

Câu 5: Chọn B.

Câu 6: Chọn B.

Câu 7: Chọn D.

Câu 8: Chọn A.

Câu 9: Chọn D.

Câu 10: Chọn C.

Câu 11:

– nêu tên các loại máy cơ đơn giản đã học;

- Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

- Mặt phẳng nghiêng: tấm ván kê trước nhà đẻ đẩy xe vào nhà.

- Đòn bẩy: cái xà beng, cái búa nhổ đinh.

- Ròng rọc: ròng rọc ở đỉnh cột cờ để kéo cờ.

Câu 12:

a. giữ lại, một lực rất lớn, hở một khoảng nhỏ, những con lăn.

b. Kim loại, khác nhau, dãn nở vì nhiệt, cong đi, tạo ra các role nhiệt.

Câu 13: Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ vì hơi nước trong ấm bay hơi bay ra vòi gặp không khí lạnh liền bị ngưng tụ thành giọt sương nhỏ, ta thấy như khói trắng.

Câu 14:

340C = 93,20F

650C = 1490F.

400C = 1040F.

6900C = 12740F.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 Vật Lí lớp 6

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Hãy giải thích:

- Tại sao giữa các tòa nhà lớn thường có khi hở?

- Tại sao các ống nước thương được nối với nhau bằng đẹm cao su?

- Tại sao ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ?

- Tại sao không nên để xe đạp điện ngoài nắng?

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm

a. Sự chuyển từ thể ……….. sang thể ………... gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở ………….. của chất lỏng.

b. ……….. bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào …………., ………… và ……………….của chất lỏng.

c. Sự chuyển từ thể ……………. Sang thể …………… gọi là sự ngưng tụ. đây là quá trình ngược của quá trình……………. Sự ngưng tụ xay ra ……………. Khi nhiệt độ …………

d. Sau khi mưa, mặt đường sẽ khô nhanh nếu trời ……………….. và có ………………

e. Trong các bình đựng chất lỏng đậy kín thì …………… và …………… đồng thời xảy ra. Hai quá trình này cân bằng nhau nên lượng chất lỏng trong bình……………….

Câu 3: Em hãy đổi 00F, 680F, 1320F, 2410F ra 0C.

Câu 4: Để nâng một vật, ta cần dùng một đòn bẩy. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của người đặt tại A. Khối lượng vật là 36kg, AB = 2,5m, OB = 25cm.

a. Biết độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa. Hãy xác định lực tác dụng.

b. Khi nào lực tác dụng của người lớn hơn trọng lượng của vật?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Hãy giải thích:

- Giữa các tòa nhà lớn thường có khe hở là để cho các khối bê tông giãn nở.

- Các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su là để ống dãn nở.

- ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ là để khí hoặc hơi xăng bay ra ngoài khi giãn nở.

- Không nên để xe đạp ngoài nắng vì khi nắng, không khí trong săm xe dãn nở làm nổ săm xe.

Câu 2:

a. hơi, mặt thoáng

b. tốc độ, nhiệ độ, gió, diên tích mặt thoáng.

c. Hơi, lỏng, bay hơi, nhanh , giảm,

d. Nắng, có gió.

e. Sự bay hơi, sự ngưng tụ, không đổi.

Câu 3:

00F = -17,780C.

680F = 200C.

1320F = 55,560C.

2410F = 116,10C.

Câu 4:

a. độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa nên lực nào càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì cafnn nhỏ bấy nhiêu lần. Trọng lượng vật: P = 10.m = 360N, AB = 2,5 m = 250cm.

Suy ra OA = 225cm thì OB = 25cm, OA = 9.OB , vậy lực tác dụng của nhỏ hơn trọng lượng của vật 9 lần tức là 4N.

b. Khi điểm tựa O nằm gần điểm tác dụng A hơn thì lực tác dụng lên A cần phải lớn hơn trọng lượng của vật.

Xem thêm đề thi Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Mục lục các đề kiểm tra Vật Lí 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Vật Lí 6 | Đề thi Vật Lí 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên