Top 11 Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án



Top 11 Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án

Phần dưới là Top 11 Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra môn Vật Lí lớp 6.

- 6 đề kiểm tra sưu tầm có đáp án và thang điểm chi tiết cực hay:

Quảng cáo

- 5 đề kiểm tra khác:

Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 6 (Đề số 1)

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Viết chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng vào giấy kiểm tra.

Câu 1: (0,5 điểm) Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ?

Quảng cáo

A. Thước          B. Lực kế

C. Cân           D. Bình chia độ

Câu 2: (0,5 điểm) Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:

A. kg           B. N/m3

C. m3          D. m

Câu 3: (0,5 điểm) Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

C. Trọng lượng của một quả nặng

D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.

Câu 4: (0,5 điểm) Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?

A. Quả bóng bị biến dạng

B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi

C. Không có sự biến đổi nào xảy ra

D. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

Câu 5: (0,5 điểm) Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

Quảng cáo

A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật

B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.

C. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật

D. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật

Câu 6: (0,5 điểm) Cầu thang xoắn là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào

A. Đòn bẩy.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Ròng rọc

D. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc.

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 7: (2 điểm) Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.

a) 1,2m = ...........dm ;

.........m = 80cm ;

1,5m = ......... mm;

0,5km = ......... dm

b) 1,4m3= ........ dm3;

.......... m3 = 20 000cm3 ;

400cc = ............ dm3 ;

....... m3 = 700 l

Câu 8: (1 điểm) Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịch 397g”; Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Các con số 397g và 500g cho ta biết điều gì?

Câu 9: (2 điểm) Trong các công việc sau đây, nên dùng loại máy cơ đơn giản nào:

Quảng cáo

a) Thợ nề kéo một sô vữa lên cao để xây nhà.

b) Đưa một cái lốp xe nặng từ mặt đất lên sàn xe otô.

c) Nhổ cái đinh bằng búa tay.

d) Kéo lá cờ lên đỉnh của trụ cờ.

Câu 10: (2 điểm) Một tảng đá có thể tích 1,2m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2650kg/m3. Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá.

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Câu đúng (0,5 điểm) A C B D D B

II. Tự luận

Câu 7: (2 điểm)

a) 1,2m = 12 dm; (0,25 điểm)

0,8 m = 80cm; (0,25 điểm)

1,5m = 1 500 mm; (0,25 điểm)

0,5km = 5 000 dm (0,25 điểm)

b) 1,4m3 = 1 400 dm3; (0,25 điểm)

0,02 m3 = 20 000cm3; (0,25 điểm)

400cc = 0,4 dm3; (0,25 điểm)

0,7 m3 = 700 l (0,25 điểm)

Câu 8: (1 điểm)

- Số 397g chỉ lượng sữa chứa trong hộp. (0,5 điểm)

- Số 500g chỉ lượng bột giặt có trong túi. (0,5 điểm)

Câu 9: (2 điểm)

a) Dùng ròng rọc cố định (0,5 điểm)

b) Dùng mặt phẳng nghiêng (0,5 điểm)

c) Dùng đòn bẩy (0,5 điểm)

d) Dùng ròng rọc cố định (0,5 điểm)

Câu 10: (2 điểm)

Tóm tắt: V = 1,2m3 ; D = 2650 kg/m3 ; m = ? ; P = ? (0,5 điểm)

Bài giải:

Khối lượng của tảng đá là: m = D.V = 2 650. 1,2 = 3 180 (kg) (0,5 điểm)

Trọng lượng của tảng đá là: P = 10m = 10. 3180 = 31800 (N) (0,5 điểm)

Đáp số: 3180 kg và 31800 N (0,5 điểm)

Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 6 (Đề số 2)

Câu 1:Nêu nguyên tắc đo độ dài một vật.

Câu 2: Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. khi đó hai dụng cụ cho cùng một kết quả. Nếu mang cả hai dụng cụ này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ của hai dụng cụ có còn giống nhau nữa không? Cân nào chỉ đúng?

Câu 3: Thế nào là hai lực cân bằng?

Câu 4: Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên.

a) Giải thích vì sao vật đứng yên.

b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích tại sao vật đang đứng yên lại chuyển động?

Câu 5: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Có đặc điểm gì về phương, chiều, độ lượng?

Câu 6: Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của các viên bi bằng thủy tinh?

Câu 7:

a) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng.

b) Ta đặt vật A lên đĩa cân bên trái và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phảo của một cân Rôbecvan. Muốn cân thăng bằng ta phải đặt: 2 quả cân 200g, 1 quả cân 100g và 2 quả cân 20g. Khối lượng của A bằng bao nhiêu?

c) Thả vật A (không thấm nước) vào một bình có dung tích 500cm3 đang chứa 400cm3 nước thì thấy nước tràn ra là 100cm3. Tính thể tích vật A?

d) Tính trọng lượng riêng của chất tạo ra vật A.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Các nguyên tắc đo độ dài một vật là:

a) Ước lượng độ dài vật cần đo.

b) Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

c) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

d) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.

e) Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Câu 2: Khi dùng cân Robecvan thì dù ở vùng xích đạo hay ở địa cực thì khối lượng các quả cân ở đĩa bên này luôn bằng với khối lượng vật ở đĩa bên kia nên cân vẫn đúng. Còn khi trọng lượng của vật thay đổi thì số chỉ lực kế thay đổi. Vì vậy, ở địa cực, số chỉ của hai lực kế sẽ khác với ở xích đạo.

Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, cung phương nhưng ngược chiều.

Câu 4: a, Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng ( trọng lực và lực kéo của dây).

b, Khi cắt dây. Không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống.

Câu 5: Lực đàn hồi:

- Xuất hiện khi vật bị biến dạng.

- Phương cung phương với lực tác dụng lên vật.

- Chiều ngược chiều lực tác dụng.

- Độ lớn tỉ lên thuận với độ biế dạng của vật.

Câu 6: Để đo được khối lượng riêng của các hòn bi ta làm như sau:

- Đo khối lượng của các hòn bi bằng cân.

- Dùng bình chia dộ để đo thể tích của các hòn bi.

- Dùng công thức D = m/V để tính ra khối lượng riêng.

Lưu ý: thể tích, khối lượng mỗi viên bi nhỏ nên ta có thể lấy nhiều viên bi để đo.

Câu 7: a, Viết công thức: d = P/V, đại lượng P: trọng lượng. V: thể tích, đơn vị đo N/m3.

b, Tính khối lương vật: A = 200 + 200 +100 + 20 + 20 = 540g.

c, Tính thể tích vật A: V = (500 – 400) + 100 = 200cm3.

d, Đổi được: P = 5,4N.

Đổi được V = 0,0002m3.

Thế vào công thức, tính được d= 27000N/m3.

Xem thêm đề thi Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Mục lục các đề kiểm tra Vật Lí 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Vật Lí 6 | Đề thi Vật Lí 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên