Top 8 Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 Chương 2 chọn lọc, có đáp án



Phần dưới là Top 8 Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 Chương 2 chọn lọc, có đáp án. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Đề thi Vật Lí 6 Chương 2

Đề kiểm tra 15 phút

Quảng cáo

Đề kiểm tra 45 phút

Đề kiểm tra 15 phút Chương 2

Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đó cho các câu từ 1 đến 8.

Câu 1: Tại sao băng kéo lại bị uốn cong như hình vẽ khi bị nung nóng? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

 A. vì băng kép dãn nở vì nhiệt.

 B. vì sắt và đồng dãn nở vì nhiệt khác nhau.

 C. vì sắt dãn nở vì nhiệt nhiều hơn đồng.

 D. vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

Quảng cáo

Câu 2: Chọn phương án đúng.

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

 A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

 B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

 C. Chỉ có chiều cao tăng.

 D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 3: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

 A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

 B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

 C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

 D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 4: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

 A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra.

 B. Nước từ trong bình ga thấm ra.

 C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

 D. Cả B và C đều đúng.

Quảng cáo

Câu 5: Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ:

 A. giảm hoặc không thay đổi tùy theo từng chất.

 B. tiếp tục tăng.

 C. không thay đổi.

 D. giảm.

Câu 6: Biết khi nhiệt độ tăng từ 20°C đến 50°C thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Vậy 5000 cm3 nước ban đầu ở 20°C khi được đun nóng tới 50°C thì sẽ có thể tích là

 A. 5010,2 cm3.

 B. 5051,0 cm3.

 C. 1010,2 cm3.

 D. 1051,0 cm3.

Câu 7: Một nhiệt kế có giới hạn đo theo thang nhiệt độ Xenxiut là từ 25°C đến 80°C. Nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là

 A. 298°F đến 353°F.

 B. 77°F đến 176°F.

 C. 26,8°F đến 81,8°F.

 D. 45°F đến 144°F.

Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

Quảng cáo

 A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

 B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

 C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.

 D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Câu 9: Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?

 A. Để dễ sửa chữa.

 B. Để ngăn bớt khí bẩn.

 C. Để giảm tốc độ lưu thông của hơi.

 D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống.

Câu 10: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội. Các đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào? Đặc điểm của những quá trình đó? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

 A. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100°C; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phú thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100°C xuống 40°C trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 25.

 B. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

 C. Đoạn AB ứng với quá trình nước bay hơi ở nhiệt độ 80°C. Đoạn BC ứng với quá trình bay hơi, nguội dần.

 D. Đoạn AB ứng với quá trình nước chưa sôi, không bay hơi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

Câu 1: Chọn D.

Sở dĩ băng kép lại bị uốn cong như hình vẽ khi bị nung nóng là vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, khi nung nóng nó đẩy cong lên.

Câu 2: Chọn A.

Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

Câu 3: Chọn D.

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 4: Chọn C.

Khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó là do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

Câu 5: Chọn D.

Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ giảm.

Câu 6: Chọn B.

Ta có 5000 cm3 = 5 lít.

Vậy 5 lít nước nở thêm 5.10,2 = 51,0 cm3.

Do đó thể tích sau khi nở là V = 5000 + 51,0 = 5051,0 cm3.

Câu 7: Chọn B.

Ta có: 25°C = 32°F + 25.1,8 = 77°F

  80°C = 32°F + 80.1,8 = 176°F.

Vậy nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là từ 77°F đến 176°F.

Câu 8: Chọn A.

Đối với các chất lỏng khác nhau, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

Câu 9: Chọn D.

Các đường ống dẫn hơi khi hoạt động nhiệt độ thường rất cao nên dễ làm các ống này bị dãn nở => biến dạng. Do đó, để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống người ta thường thiết kế các đường ống dẫn hơi có những đoạn uốn cong.

Câu 10: Chọn A.

Từ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội ta thấy đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100°C; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100°C xuống 40°C trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 25.

Đề kiểm tra 45 phút Chương 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đó cho các câu từ 1 đến 8.

Câu 1: Chọn câu đúng.

 A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm.

 B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng.

 C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi.

 D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm.

Câu 2: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng:

 A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

 B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

 C. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.

 D. Dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 3: Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ:

 A. giảm.

 B. tiếp tục tăng.

 C. không thay đổi.

 D. giảm hoặc không thay đổi tùy theo từng chất.

Câu 4: Trong hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan tới sự đông đặc?

 A. Bỏ một cụ nước đá vào một cốc nước

 B. Tuyết đang rơi.

 C. Ngọn nến đang cháy.

 D. Cả ba hiện tượng trên.

Câu 5: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

 A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.

 B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.

 C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

 D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu 6: Rượu nóng chảy ở -117°C. Hỏi rượu đông đặc ở nhiệt độ nào sau đây?

 A. 117°C.

 B. -117°C.

 C. Cao hơn -117°C.

 D. Thấp hơn -117°C.

Câu 7: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi ở trong phòng có nhiệt độ 25°C ?

 A. Chì và ôxi.

 B. Thủy ngân và ôxi.

 C. Nước và thủy ngân.

 D. Nước và chì.

Câu 8: Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình vẽ. Đầu C được giữ cố định. Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí nào trong hình vẽ. Biết AB và BC luôn vuông góc với nhau.

Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

 A. vị trí 1

 B. vị trí 2

 C. vị trí 3

 D. vị trí 4.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, một bạn học sinh dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?

Câu 10: Tại sao nước đựng trong chai nút kín lại không bị cạn?

Câu 11: Ở 20°C một thanh nhôm dài 12 m. Tính nhiệt độ cần thiết để chiều dài thanh nhôm là 12,01 m. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1°C thì thanh nhôm dài thêm 0,000023 chiều dài ban đầu.

Câu 12: Hình vẽ sau là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của cùng một lượng nước, rượu, ête, được đun nóng dần tới khi sôi. Đồ thị nào ứng với nước, rượu, ête? Giải thích tại sao?

Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

Đáp án & Hướng dẫn giải

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)

  Các câu từ 1 đến 8, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.

Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

Câu 1: Chọn D

Khi nhiệt độ tăng, thể tích tăng trong khi trọng lượng không đổi nên trọng lượng riêng khối khí giảm.

Câu 2: Chọn A.

Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

Câu 3: Chọn A.

Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ giảm.

Câu 4: Chọn B

Vì tuyết đang rơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn nên nó liên quan tới sự đông đặc.

Câu 5: Chọn C

Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

Câu 6: Chọn B

Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc bằng nhau.

Câu 7: Chọn C.

Vì ở 25°C cao hơn nhiệt độ móng chảy và thấp hơn nhiệt độ sôi của nước và thủy ngân.

Câu 8: Chọn B

Vì khi đốt nóng thanh đồng BC sẽ dài ra vì sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, thanh đồng AB cũng bị dài ra do sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. Mà thanh đồng AB và BC luôn vuông góc với nhau nên đầu A có thể dịch chuyển đến vị trí 2.

II. TỰ LUẬN (6 điểm) (6 điểm)

Câu 9:

Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra. Như vậy sẽ tách được hai cốc bị chồng khít vào nhau.

Câu 10:

Nước đựng trong chai nút kín không cạn vì nước đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ nhưng nước trong chai đậy kín có bao nhiêu nước bay hơi thì cũng có bấy nhiêu nước ngưng tụ lại nên lượng nước sẽ không giảm.

Câu 11:

Gọi nhiệt độ cần tìm là t°C.

Khi đó độ tăng nhiệt độ là (t – 20)°C

- Khi nhiệt độ tăng lên (t – 20)°C thì thanh nhôm có chiều dài là 12,01 m.

- Ta có: 12 + 0,000023.12.(t – 20) = 12,01 => t = 56,23°C

- Vậy nhiệt độ để thanh nhôm có chiều dài 12,01 m là 56,23°C.

Câu 12:

I: Ete    II: rượu    III: nước

Căn cứ đường biểu diễn đã cho đoạn nằm ngang ứng với chất lỏng sôi. Vì thế nhiệt độ sôi của nước là 100°C cao nhất nên phải là đường III, nhiệt độ sôi của ê-te là 35°C nên phải là đường I. Vì nhiệt độ sôi của rượu là 80°C nên phải là đường II.

Xem thêm đề thi Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Mục lục các đề kiểm tra Vật Lí 6 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Vật Lí 6 | Đề thi Vật Lí 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Vật Lí lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên