Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 7. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 7.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Xác định thể loại, đặc điểm của thể loại:

+ Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…của một bài thơ bốn hoặc năm chữ.

+ Đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian,…của truyện ngụ ngôn.

+ Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ,…của tùy bút, tản văn.

- Nêu thông điệp, bài học và vận dụng vào việc làm cụ thể,…

a. Thơ bốn chữ, năm chữ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.

- Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2, 2/3.

2. Đặc điểm

- Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong mỗi khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ.

- Thường sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.

3. Hình ảnh

- Là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.

4. Vần

- Vần chân (cước vận): là vần được gieo ở cuối dòng thơ.

- Vần lưng (yêu vận): gieo ở giữa dòng thơ.

+ Nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới là vần được.

+ Các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.

5. Nhịp

- Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ.

- Tác dụng của nhịp thơ: tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.

Quảng cáo

b. Truyện ngụ ngôn

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần.

- Thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

2. Đề tài

- Thường là những vấn đề đạo đức.

- Những cách ứng xử trong cuộc sống.

3. Nhân vật

- Có thể là loài vật, đồ vật, cây cối hoặc con người.

- Hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung.

- Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của các nhân vật ngụ ngôn, người nghe (người đọc) có thể rút ra những bài học sâu sắc.

4. Sự kiện

Một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính.

5. Cốt truyện

Thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, mộ nhận thức phiến diện,…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.

6. Tình huống

- Là các tình thế được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt để qua đó đặc điểm tính cách của nhân vật và trí tưởng tượng của nhà văn được thể hiện rõ nét.

+ Không gian: là các khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện… (như một khu rừng, trong cái giếng nước, ở một xóm chợ, ở một làng nọ,…).

+ Thời gian: là một thời điểm, một khoảng khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện diễn ra, thường không xác định cụ thể.

7. Bài học rút ra

Là điều mà tác giả dân gian muốn gửi gắm người đọc qua câu chuyện.

Quảng cáo

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Lời của cây

Trần Hữu Thung

Thơ bốn chữ

Qua bài thơ Lời của cây, tác giả Trần Hữu Thung đã yêu mến mà dành những từ ngữ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên để miêu tả quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời.

- Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ.

- Nhân hóa

- Lời thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên.

- Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đặc sắc để miêu tả quá trình lớn lên của mầm cây.

Sang thu

Hữu Thỉnh

Thơ năm chữ

Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.

Ông Một

Võ Hùng

Truyện ngắn

Văn bản Ông Một đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Qua đó, văn bản đề cao tình cảm giữa con người với thế giới tự nhiên.

- Ngôi kể thứ 3 khiến câu chuyện trở nên khách quan.

- Nhân hóa khiến con voi biết buồn bã, tâm trạng như con người.

Con chim chiền chiện

Huy Cận

Thơ bốn chữ

Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác yêu đời , yêu cuộc sống.

- Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ.

- Hình ảnh so sánh tiếng hót của chim.

- Lời thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên.

- Từ ngữ trong sáng, gợi hình, gợi cảm 

2

Ếch ngồi đáy giếng

?

Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng phê phán những kẻ thiếu hiểu biết lại huênh hoang, tự đắc. Bài học cho chúng ta phải biết cố gắng trau dồi hiểu biết, khiêm tốn, không được chủ quan kiêu ngạo.

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

Thầy bói xem voi

?

Truyện ngụ ngôn

Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

- Cách giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc.

- Dùng đối thoại, tạo nên tiếng cười kín đáo, hài hước.

- Dùng lối nói phóng đại.

- Lặp lại các sự việc.

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Ê-dốp

Truyện ngụ ngôn

Qua câu chuyện, ta thấy: Hoạn nạn là phép thử cho tình bạn thật sự. Chỉ khi gặp hoạn nạn thì ta mới biết được người bạn đích thực sẽ là người ở lại giúp đỡ ta.

- Ngôi kể thứ ba khách quan.

- Tình huống truyện độc đáo.

Chó sói và chiên con

La Phông-ten

Truyện ngụ ngôn

Con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.

- Hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể - khái quát.

- Tình huống truyện độc đáo.

Biết người, biết ta

?

Tục ngữ, ca dao, dân ca

Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học về sự biết người biết ta, không nên kiêu ngạo, huênh hoang trong cuộc sống.

- Nhân hóa

- Ẩn dụ

Chân, tay, tai, mắt, miệng

?

Truyện ngụ ngôn

Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

- Cách kể chuyện hấp dẫn, đầy ngụ ý.

- Mượn chuyện về các bộ phận cơ thể con người để đưa ra lời khuyên, bài học.

Quảng cáo

2. Tiếng Việt

- Nhận biết đặc điểm, chức năng của phó từ.

- Nhận biết và chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Phó từ

- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ.

- Phân loại:

+ Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ: những, các, mọi, mỗi, từng,...

+ Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ: đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm,...

Chỉ ra phó từ và nêu chức năng.

2

Dấu chấm lửng

- Kí hiệu bởi ba dấu chấm, còn gọi là dấu ba chấm, là một trong các loại dấu câu thường gặp trong văn viết.

- Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm nằm cạnh nhau: “...”

- Công dụng:

+ Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

+ Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt: ( dấu hiệu nhận biết có dấu ngoặc vuông: [...] )

+ Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng( Âm thanh của các con vật)

Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm lửng.

3. Viết:

- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

a. Dàn ý viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Mở bài

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Thân bài

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan

+ Dấu tích liên quan

- Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

+ Bắt đầu → diễn biến → kết thúc.

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện.

Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

b. Dàn ý viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích.

- Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật.

Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, quê hương,…

- Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật.

+ Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai,… của nhân vật.

+ Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

- Đánh giá về nhân vật:

+ Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào?

+ Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

Kết bài

- Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật.

- Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật.

................................

................................

................................

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

RÙA VÀ THỎ

Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang:

- Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!

Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi.

Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai:

- Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ !

Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ.

- Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ.

Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.

Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người.

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu 2 (1 điểm):Tìm phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của phó từ đó.

“Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng.”

Câu 3 (1 điểm): Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra sau khi đọc câu chuyện trên.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử .

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 7 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên