7 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều năm 2024 (có đáp án) | Khoa học tự nhiên 7
Với bộ 7 đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 năm học 2024 - 2025 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Khoa học tự nhiên 7 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7.
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều (Đề 1)
- Ma trận đề 1 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều (Đề 2)
- Ma trận đề 2 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều (Đề 3)
- Ma trận đề 3 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều (Đề 4)
- Ma trận đề 4 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều
7 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều năm 2024 (có đáp án) | Khoa học tự nhiên 7
Chỉ từ 100k mua trọn bộ đề thi KHTN 7 Giữa kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Cho các nội dung sau:
1) Kiểm tra giả thuyết
2) Quan sát, đặt câu hỏi
3) Viết, trình bày báo cáo
4) Phân tích kết quả
5) Xây dựng giả thuyết
Các nội dung trên được sắp xếp lại theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên là
A.5 – 2 – 3 – 4 – 1.
B.5 – 1 – 2 – 4 – 3.
C.2 – 5 – 1 – 4 – 3.
D.2 – 3 – 5 – 1 – 4.
Câu 2: Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định là kĩ năng nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng quan sát.
B. Kĩ năng phân loại.
C. Kĩ năng dự đoán.
D. Kĩ năng liên hệ.
Câu 3: Trong phòng thực hành, có thể đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định bằng dụng cụ nào sau đây?
A.Đồng hồ đo thời gian hiện số.
B.Cân điện tử.
C.Cổng quang điện.
D.Cả A và C.
Câu 4: Nguyên tử có cấu tạo gồm
A.proton và neutron.
B.vỏ nguyên tử và các hạt neutron.
C. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
D.electron và neutron.
Câu 5: Nguyên tử sodium có 11 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử sodium là
A. +11.
B. -11.
C. 11+.
D. 11-.
Câu 6: Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:
Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử carbon lần lượt là
A. 3 và 4 electron.
B. 2 và 6 electron.
C. 2 và 4 electron.
D. 3 và 6 electron.
Câu 7: Nguyên tử phosphorus có 15 proton, 15 electron và 16 neutron. Khối lượng của nguyên tử phosphorus là
A. 15 amu.
B. 16 amu.
C. 31 amu.
D. 46 amu.
Câu 8:Đơn vị đo tốc độ thường dùng là
A. m/s.
B. km/h.
C. m.s
D. Cả A và B.
Câu 9: Ghép tốc độ phù hợp với các đối tượng chuyển động sau:
Tốc độ |
Vật chuyển động |
a. 1,2 cm/s |
1. Vận động viên |
b. 12 km/h |
2. Ốc sên |
c. 200 m/s |
3. Máy bay |
A. 1 – a; 2 – b; 3 – c.
B. 1 – c; 2 – b; 3 – a.
C. 1 – b; 2 – a; 3 – c.
D. 1 – a; 2 – c; 3 – b.
Câu 10: Đổi tốc độ sau ra đơn vị tương ứng: 36 km/h = … m/s = … cm/s
A. 36 km/h = 10 m/s = 10 cm/s.
B. 36 km/h = 10 m/s = 1 cm/s.
C. 36 km/h = 1 m/s = 10 cm/s.
D. 36 km/h = 1 m/s = 1 cm/s.
Câu 11:Thiết bị bắn tốc độ thường được dùng để xác định:
A.tốc độ của các phương tiện giao thông.
B.tốc độ trong các phòng thí nghiệm.
C.tốc độ của các vận động viên bơi lội.
D.tốc độ của học sinh trong giờ thể dục.
Câu 12: Ô tô A đi được quãng đường 45 km trong vòng 45 phút. Ô tô B đi được quãng đường 60 km trong vòng 90 phút. So sánh tốc độ của hai ô tô?
A. Ô tô A đi nhanh hơn.
B. Ô tô B đi nhanh hơn.
C. Hai ô tô đi nhanh như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 13: Một nguời đi xe máy từ Hà Nội về Phủ Lý với quãng đường 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với . Xác định v1, v2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B.
A. 21 km/h.
B. 24 km/h.
C. 23 km/h.
D. 20 km/h.
Câu 14:Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một xe máy trong vòng 60 min.
Thời gian (min) |
20 |
40 |
60 |
Quãng đường (km) |
15 |
30 |
45 |
Hình nào dưới đây biểu thị đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
A.
B.
C.
D. A hoặc B đều được.
Câu 15: Biển báo dưới đây cho biết điều gì?
A. Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 km/h.
B. Tốc độ tối thiểu đi trên đoạn đường này là 50 km/h.
C. Trên đoạn đường này cần phải giữ tốc độ của phương tiện không đổi trong khoảng 50 km/h.
D. Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 m/s.
Câu 16: Đồ thị quãng đường- thời gian của một xe máy dưới đây cho biết xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn
A.Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn (1).
B. Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn (2).
C. Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn (3).
D. Không có giai đoạn nào xe máy dừng lại nghỉ.
Câu 17:Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của một người đi bộ.
Tốc độ của người đó là
A. 1,5 m/s.
B. 9 m/s.
C. 3 m/s.
D. 6 m/s.
Câu 18: Dưới đây là đồ thị quãng đường- thời gian của một vật chuyển động.
Em hãy cho biết quãng đường vật đi được sau 3 s là bao nhiêu?
A. 3 m.
B. 6 m.
C. 9 m.
D. 0 m.
Câu 19: Trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên …(1)… tốc độ và …(2)… khoảng cách an toàn với xe phía trước.
A. (1) tăng, (2) giảm.
B. (1) giảm, (2) tăng.
C. (1) giữ nguyên, (2) giảm.
D. (1) giữ nguyên, (2) tăng.
Câu 20: Biển báo nào sau đây qui định khoảng cách tối thiểu an toàn giữa hai xe?
A.
B.
C.
D.
Câu 21:Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải:
A.điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép.
B.giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
C.chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, địa hình quanh co, tầm nhìn hạn chế…
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 22: Thành phần nào sau đây là chất mà cơ thể người thải ra?
A.Oxygen.
B.Carbon dioxide.
C.Chất dinh dưỡng.
D.Chất béo.
Câu 23: Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là
A. hô hấp tế bào.
B. trao đổi chất.
C. sinh trưởng.
D. chuyển hóa năng lượng.
Câu 24: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?
A. Là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển.
B. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.
C. Kìm hãm quá trình sinh sản ở các loài sinh vật.
D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 25: Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là
A. xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không.
B. cung cấp khí carbon dioxide.
C. hong khô ống nghiệm.
D. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm.
Câu 26: Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển thành dạng năng lượng nào sau đây?
A. Hóa năng.
B. Quang năng.
C.Cơ năng.
D.Thế năng.
Câu 27:Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
A.Dẫn nước cho quá trình quang hợp.
B. Chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
C. Giúp cho khí carbon dioxide đi vào trong lá.
D. Giúp cho hơi nước đi vào trong lá.
Câu 28: Quá trình hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là chất nào sau đây?
A.Nước
B.Carbon dioxide.
C. Glucose.
D. ATP.
Câu 29: Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A.Lục lạp.
B.Ribosome.
C.Lysosome
D.Ti thể.
Câu 30: Quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng gọi là
A. sinh trưởng.
B. quang hợp.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
Câu 31: Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì
A. sinh vật sẽ thiếu protein cấu tạo nên tế bào.
B. sinh vật vẫn tồn tại nhưng sức sống yếu.
C. các chức năng sống của sinh vật không được duy trì và sinh vật sẽ chết.
D. sinh vật vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Câu 32: Quá trình sao sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Bài tiết mồ hôi.
D. Thực vật lấy carbon dioxide và thải oxygen.
Câu 33: Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì
A. cây hút được quá nhiều nước, làm dư thừa nước.
B. cây hút được quá nhiều chất dinh dưỡng, gây độc cho cây.
C. rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
D. rễ cây không được cung cấp carbon dioxide để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
Câu 34: Vì sao thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp?
A. Vì thân cây non có chứa chất diệp lục.
B. Vì thân cây non có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Vì thân cây non được cung cấp đầy đủ nước.
D. Vì thân non có thể dẫn truyền các chất.
Câu 35: Trường hợp nào sau đây có cường độ hô hấp tế bào mạnh nhất?
A. Người đang đi bộ.
B. Người đang ngủ.
C. Người đang ngồi.
D. Người đang chơi thể thao.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào?
A. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là 30 – 35oC.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào.
C. Nồng độ oxygen giảm thấp (dưới 5%) thì quá trình hô hấp càng tăng.
D. Nồng độ carbon dioxide trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là 0,03%.
Câu 37: Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản?
A. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
B. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
C. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
D. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
Câu 38: Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì
A. để cá sử dụng cây thủy sinh làm thức ăn.
B. để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cá.
C. để cung cấp thêm carbon dioxide từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
D. để cung cấp thêm oxygen từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
Câu 39: Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?
A. Vì hoa và cây xanh tỏa ra mùi hương khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
B. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
C. Vì ban ngày cây quang hợp, lấy carbon dioxide và thải ra oxygen, thừa oxygen quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
D. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy carbon dioxide và thải ra oxygen dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
Câu 40: Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì
A. mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.
B. mặt dưới của lá tập trung nhiều lục lạp.
C. mặt trên chứa ít tế bào thịt lá.
D. mặt dưới có nhiều hệ gân lá.
Hướng dẫn giải
Câu 1:
Đáp án đúng là: C
Các nội dung trên được sắp xếp lại theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên là
2) Quan sát, đặt câu hỏi
5) Xây dựng giả thuyết
1) Kiểm tra giả thuyết
4) Phân tích kết quả
3) Viết, trình bày báo cáo.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Kĩ năng liên hệ: Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định.
Câu 3:
Đáp án đúng là: D
Trong phòng thực hành, dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định.
Câu 4:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử có cấu tạo gồm:
+ Vỏ nguyên tử: được tạo bởi một hay nhiều hạt electron.
+ Hạt nhân nguyên tử: được tạo bởi các proton và neutron.
Câu 5:
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử sodium có số proton = số electron = 11.
⇒ Điện tích hạt nhân nguyên tử là: + 11.
Câu 6:
Đáp án đúng là: C
Dựa vào sơ đồ của nguyên tử carbon ta thấy:
Nguyên tử carbon có hai lớp electron.
+ Lớp thứ nhất (trong cùng) chứa 2 electron.
+ Lớp thứ hai (ngoài cùng) chứa 4 electron.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C
Proton và neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu.
Khối lượng electron là 0,00055 amu, nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.
Khối lượng nguyên tử phosphorus là: 15 × 1 + 16 × 1 = 31 (amu).
Câu 8:
Đáp án đúng là: D
Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.
Câu 9:
Đáp án đúng là: C
1 – b: Vận động viên chạy với v = 12 km/h.
2 – a: Ốc sên bò với v = 1,2 cm/s.
3 – c: Máy bay bay với v = 200 m/s.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
36 km/h = m/s = cm/s
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Thiết bị bắn tốc độ thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông.
Câu 12:
Đáp án đúng là: A
Đồi 45 phút = ; 90 phút = 1,5 h.
Tốc độ của ô tô A là .
Tốc độ của ô tô B là .
Ta thấy vA > vB nên ô tô A đi nhanh hơn ô tô B.
Câu 13:
Đáp án đúng là: B
Theo bài ra ta có
s1 + s2 = 50
Mà
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên phải là một đường thẳng nằm nghiêng.
Câu 15:
Đáp án đúng là A
Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 km/h.
Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Đồ thị tos có đường biểu diễn vật chuyển động có dạng đường thẳng song song với trục Ot thể hiện tọa độ quãng đường vật đi được không thay đổi trong khoảng thời gian.
Câu 17:
Đáp án đúng là: A
Tốc độ của người đó là
Câu 18:
Đáp án đúng là: C
Tại t = 3 s, kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ot cắt đường biểu diễn tại 1 điểm. Từ điểm đó kẻ tiếp đường thẳng vuông góc với trục Os cắt tại s = 9 m.
Câu 19:
Đáp án đúng là: B
Trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên giảm tốc độ và tăng khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Câu 20:
Đáp án đúng là: A
B – biển báo không cho xe có trọng tải lớn hơn 10 tấn đi qua.
C – biến báo tốc độ tối đa cho phép đi trên đoạn đường là 40 km/h.
D – biển báo tốc độ tối thiểu cho phép đi trên đoạn đường là 30 km/h.
Câu 21:
Đáp án đúng là: D
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải:
+ Điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép.
+ Giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
+ Chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, địa hình quanh co, tầm nhìn hạn chế…
Câu 22:
Đáp án đúng là: B
Cơ thể người lấy một số chất từ môi trường như oxygen, chất dinh dưỡng, nước và thải ra các chất như carbon dioxide, chất thải.
Câu 23:
Đáp án đúng là: D
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Câu 24:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và sinh sản của các loài sinh vật.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Việc đưa que đóm có tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không. Nếu có khí oxygen thoát ra tàn đóm sẽ bùng cháy lại.
Câu 26:
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển thành hóa năng.
Câu 27:
Đáp án đúng là: B
Trong tế bào thịt lá có bào quan lục lạp có chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Câu 28:
Đáp án đúng là: C
Hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là glucose và oxygen.
Câu 29:
Đáp án đúng là: D
Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan là ti thể.
Câu 30:
Đáp án đúng là: D
Phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
Câu 31:
Đáp án đúng là: C
Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì sự sống, sinh trưởng và phát triển của sinh vật không được duy trì, dẫn tới sinh vật sẽ chết.
Câu 32:
Đáp án đúng là: A
Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày là quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể chứ không phải là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường hay quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
Câu 33:
Đáp án đúng là: C
Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
Câu 34:
Đáp án đúng là: A
Thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp vì nó có chứa chất diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
Câu 35:
Đáp án đúng là: D
Người đang chơi thể thao có cường độ hoạt động mạnh nhất, các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.
Câu 36:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Nồng độ oxygen giảm càng thấp (dưới 5%) thì cường độ hô hấp giảm.
Câu 37:
Đáp án đúng là: B
Các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào xuống mức tối thiểu.
Câu 38:
Đáp án đúng là: D
Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì cây thủy sinh sẽ thực hiện quá trình quang hợp, cung cấp thêm oxygen giúp cá hô hấp tốt hơn.
Câu 39:
Đáp án đúng là: B
Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng hô hấp vẫn diễn ra, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
Câu 40:
Đáp án đúng là: A
Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 – CÁNH DIỀU
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.
C. Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu và một bộ phận thu tín hiệu từ bộ phận phát chiếu sang.
D. Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
Câu 2: Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Xây dựng giả thuyết.
B. Phân tích kết quả.
C. Kiểm tra giả thuyết.
D. Quan sát, đặt câu hỏi.
Câu 3: Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử này lần lượt là
A.3 lớp electron, 3 electron lớp ngoài cùng.
B.3 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng.
C.3 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng.
D.2 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng.
Câu 4:Một vận động viên xe đạp đi với tốc độ là 45km/h. Quãng đường người đó đi được trong vòng 2 giờ là:
A. 45 km.
B. 89 km.
C. 90 km.
D. 100 km.
Câu 5: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ:
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ.
B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh.
C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau.
D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe.
Câu 6: Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là:
A. km.h.
B. h/km.
C. kmh.
D. km/h.
Câu 7: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 30 km/h.
C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
D. Cả A và C.
Câu 8: Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?
A. Nhỏ hơn 0,64 s.
B. Lớn hơn 0,64 s.
C. Lớn hơn 0,7 s.
D. Nhỏ hơn 0,7 s.
Câu 9: Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng
A. bảo vệ lá cây.
B. dẫn truyền các chất.
C. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
D. giúp khí carbon dioxide và oxygen đi vào lá cây.
Câu 10: Thành phần nào sau đây không phải là chất mà cơ thể người cần lấy vào?
A.Oxygen.
B.Carbon dioxide.
C.Chất dinh dưỡng.
D. Nước.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
A. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
B. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ.
C. Khí khổng thoát hơi nước làm mất nguyên liệu của quá trình quang hợp.
D. Gân lá có chức năng vận chuyển nguyên liệu vả sản phẩm quang hợp.
Câu 12: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?
A. Quang năng → Hóa năng.
B. Hóa năng → Nhiệt năng.
C. Điện năng → Nhiệt năng.
D. Điện năng → Cơ năng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp?
A. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp.
B. Cây ưa sáng có nhu cầu ánh sáng cao.
C. Cây ưa bóng có nhu cầu ánh sáng thấp.
D. Cường độ sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng.
Câu 14:Cần trồng cây với mật độ phù hợp vì
A.đảm bảo sự thuận tiện trong chăm sóc và thu hoạch.
B. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ.
C. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp cao, nhưng không tích lũy được chất hữu cơ.
D.đảm bảo tính thẩm mĩ trong trồng trọt.
Câu 15: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là
A.nước và carbon dioxide.
B.nước và oxygen.
C.chất hữu cơ và oxygen.
D.chất hữu cơ và carbon dioxide.
Câu 16: Vì sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC)?
A. Để cung cấp chất dinh dưỡng và oxygen cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.
B. Vì nước ấm làm tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuận lợi cho hạt nảy mầm.
C. Để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.
D. Để cung cấp oxygen và carbon dioxide cho hạt, kích thích hạt nảy mầm.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Trong hạt nhân nguyên tử X, hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện tích dương là 1 hạt.
a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.
b) Tính khối lượng nguyên tử X.
c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.
Bài 2:(1 điểm)Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?
Bài 3:(1 điểm)Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh?
Bài 4: (2 điểm)Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
Hướng dẫn giải
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: B
Phát biểu B không đúng vì: Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng công tắc hoặc cổng quang điện.
Câu 2:
Đáp án đúng là: C
Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước kiểm tra giả thuyết.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử silicon có 14 electron sẽ sắp xếp lần lượt như sau:
+ Lớp thứ nhất có 2 electron.
+ Lớp thứ hai có 8 electron.
+ Còn lại 14 – 2 – 8 = 4 electron ở lớp thứ ba.
Câu 4:
Đáp án đúng là: C
Tóm tắt: v = 45km/h; t = 2h; s =?
Quãng đường vận động viên đi được là:
s = v.t = 45. 2 = 90 km
Câu 5:
Đáp án đúng là: B
Với cùng một khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến thời điểm t ta thấy xe đỏ đi được quãng đường lớn hơn xe xanh () nên xe đỏ đi nhanh hơn xe xanh.
Câu 6:
Đáp án đúng là: D
Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là km/h.
Câu 7:
Đáp án đúng là: A
Biển báo có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Tốc độ giới hạn là 45 km/h = 12,5 m/s
Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc để không vượt quá tốc độ cho phép là:
Vậy để không vượt quá tốc độ cho phép thời gian đi giữa hai vạch mốc phải lớn hơn 0,64s.
Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Các chất mà cơ thể lấy vào như: oxygen, chất dinh dưỡng, nước.
Carbon dioxide và chất thải là những chất mà cơ thể thải ra.
Câu 11:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Khí khổng giúp cho khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp.
Câu 12:
Đáp án đúng là: B
- Sự biến đổi năng lượng hóa năng thành nhiệt năng là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người.
- Sự biến đổi quang năng thành hóa năng là chuyển hóa năng lượng xảy ra ở những sinh vật có khả năng quang hợp.
Câu 13:
Đáp án đúng là: D
D – Sai. Cường độ ánh sáng càng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.
Câu 14:
Đáp án đúng là: B
Trồng cây với mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ nên năng suất cây trồng sẽ thấp.
Câu 15:
Đáp án đúng là: A
Nguyên liệu của quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.
Câu 16:
Đáp án đúng là: C
Trước khi gieo hạt, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC) vì để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp tế bào,kích thích hạt nảy mầm.
Phần II. Tự luận
Bài 1:
a) Nguyên tử X có:
+ Số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân = 11 (hạt).
+ Hạt nhân nguyên tử chứa hai loại hạt là proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện). Theo bài ra ta có:
Số neutron = số proton + 1 = 11 + 1 = 12 (hạt).
b) Do khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.
Khối lượng nguyên tử X là: 11 × 1 + 12 × 1 = 23 (amu).
c) Nguyên tử X có 3 lớp electron. Trong đó:
+ Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.
+ Lớp thứ hai có 8 electron.
+ Còn lại 11 – 2 – 8 = 1 electron ở lớp thứ ba.
Bài 2:
Trong 5 phút đầu cô Mai đi được: s = 1500 m, t = 5 phút = 300 s
Tốc độ của cô Mai là:
Sau khi đi được 1500 m cô Mai dừng lại 10 phút (do đồ thị đoạn này là đường thẳng song song với trục thời gian).
Sau khi dừng lại cô Mai tiếp tục đi đến siêu thị với tốc độ không đổi nên thời gian để đi hết quãng đường còn lại là: = 5 phút
Thời gian cô Mai đi từ nhà đến siêu thị là: (phút)
Bài 3:
Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:
Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là
Bài 4:
- Vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể sống:
+ Giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.
- Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị dừng lại thì cơ thể sẽ không có năng lượng cho các hoạt động sống và như vậy, cơ thể sẽ chết.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 – CÁNH DIỀU
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Dự đoán: “Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó; các hạt nằm ngửa trên mặt đất không nảy mầm được” thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Quan sát đặt câu hỏi.
B. Xây dựng giả thuyết.
C. Kiểm tra giả thuyết.
D. Phân tích kết quả.
Câu 2: Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất là
A. 1 s.
B. 0,1 s.
C. 0,01 s.
D. 0,001 s.
Câu 3: Kĩ năng nào sau đây không phải là kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng quan sát.
B. Kĩ năng phân loại.
C. Kĩ năng giải bài tập.
D. Kĩ năng liên hệ.
Câu 4: Electron được kí hiệu là
A. p.
B. n.
C. e.
D. -1.
Câu 5: Nước được cấu tạo nên từ các nguyên tử là
A. carbon và oxygen.
B. carbon, oxygen và hydrogen.
C. hydrogen và oxygen.
D. sodium và oxygen.
Câu 6: Nguyên tử nitrogen có 7 electron ở lớp vỏ. Nitrogen có điện tích hạt nhân là
A. 7.
B. +7.
C. -7.
D. 7+.
Câu 7: Hạt nào sau đây không mang điện?
A. Proton.
B. Electron.
C. Neutron.
D. Ion.
Câu 8: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử X là
A. 14.
B. 15.
C. 16.
D. 17.
Câu 9: Tên La – tinh của nguyên tố có kí hiệu Cu là
A. đồng.
B. copper.
C. cuprum.
D. iron.
Câu 10: Nguyên tố hóa học là
A. tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
B. tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron trong hạt nhân.
C. tập hợp những nguyên tử có cùng số electron và số neutron trong hạt nhân.
D. tập hợp những nguyên tử có cùng khối lượng.
Câu 11: Kí hiệu nguyên tố potassium là
A. Na.
B. K.
C. Mg.
D. F.
Câu 12: Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:
Nguyên tử |
Số proton |
X |
5 |
Y |
8 |
Z |
18 |
T |
5 |
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. X và T.
B. X và Y.
C. Y và Z.
D. Z và T.
Câu 13: Cho các kí hiệu hóa học sau: H, Li, NA, O, Ne, AL, cA, K. Số kí hiệu hóa học viết sai là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 14: Cho sơ đồ các nguyên tử X, Y, Z, T như sau:
Các nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau là
A. Y, Z, T.
B. X, Z, T.
C. X, Y, Z.
D. X, Y, T.
Câu 15: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào dưới đây?
A. Số hiệu nguyên tử.
B. Kí hiệu hóa học.
C. Số neutron.
D. Tên nguyên tố.
Câu 16: Bảng tuần hoàn hiện nay gồm
A. 108 nguyên tố, 8 chu kì và 18 cột.
B.118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 cột.
C.118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 nhóm.
D.108 nguyên tố, 8 chu kì và 8 nhóm.
Câu 17: Cho ô nguyên tố sodium:
Khối lượng nguyên tử sodium là
A. 23 amu.
B. 11 amu.
C. 12 amu.
D. 24 amu.
Câu 18: Biết nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo vỏ nguyên tử như sau: 11 electron, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11.
B. Nguyên tố Xnằm ở ô thứ 11 trong bảng tuần hoàn.
C. Lớp số 3 có 2 electron.
D. X thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
Câu 19: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử lithium:
Nguyên tố lithium thuộc chu kì
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số thứ tự ô nguyên tố A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. 12.
B. 24.
C. 13.
D. 6.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một phân tử, phải có cả nguyên tử kim loại và phi kim.
B. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
C. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
D. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
Câu 22: Khối lượng phân tử carbon dioxide (CO2) là
A.44 amu.
B.29 amu.
C.30 amu.
D.90 amu.
Câu 23: Cho dãy các chất sau: khí oxygen, carbon dioxide, khí nitrogen, nước, muối ăn, đồng, nhôm. Số đơn chất có trong dãy là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 24: Chất nào sau đây là hợp chất?
A. Khí hydrogen (gồm 2 nguyên tử H).
B. Kim loại iron (gồm 1 nguyên tử Fe).
C. Ethanol (gồm 2 nguyên tử C, 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O).
D. Fluorine (gồm 2 nguyên tử F).
Câu 25: Ở điều kiện thường, đơn chất kim loại nào ở thể lỏng?
A. Sodium.
B. Calcium.
C. Magnesium.
D. Mercury.
Câu 26: Cho các chất dưới đây:
Nước (gồm 1 O và 2 H).
Methane (gồm 1 C và 4 H).
Biết rằng khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu và O = 16 amu. Phân tử nước nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử methane bao nhiêu lần?
A. Nặng hơn 0,8125 lần.
B. Nặng hơn 1,125 lần.
C. Nhẹ hơn 0,87 lần.
D. Nhẹ hơn 1,125 lần.
Câu 27: Liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm là
A. liên kết hydrogen.
B. liên kết kim loại.
C. liên kết cộng hóa trị.
D. liên kết ion.
Câu 28: Ion Na+ có lớp vỏ electron tương tự nguyên tử nguyên tố khí hiếm nào?
A.Helium.
B.Argon.
C.Neon.
D.Krypton.
Câu 29: Trong phân tử nước (gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O), khi O kết hợp với H thì
A. nguyên tử O góp 1 electron, mỗi nguyên tử H góp 2 electron.
B. nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.
C. nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 2 electron.
D. nguyên tử O góp 1 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.
Câu 30: Trong quá trình các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị đã diễn ra sự thay đổi về số lượng
A. electron ở lớp trong cùng gần hạt nhân mỗi nguyên tử.
B. electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
C. proton trong các nguyên tử.
D. neutron trong các nguyên tử.
Câu 31: Cho các hợp chất sau: hơi nước, sodium chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide. Số chất là hợp chất cộng hóa trị là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 32: Phần trăm khối lượng của C trong hợp chất potassium carbonate (K2CO3) là
A. 10,2%.
B. 9,8%.
C. 9,2%.
D. 8,7%.
Câu 33: Dựa vào hóa trị và quy tắc hóa trị cho biết mỗi nguyên tử Ca có thể liên kết được với bao nhiêu nguyên tử Cl?
A.1.
B.3.
C.2.
D.4.
Câu 34: Cho hình mô phỏng phân tử silicon dioxide:
Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là
A.II.
B. I.
C. IV.
D. III.
Câu 35: Sodium carbonate là hóa chất được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, xà phòng, phẩm nhuộm. Xác định công thức hóa học của sodium carbonate biết hợp chất này có cấu tạo từ Na hóa trị I và nhóm CO3 hóa trị II?
A. NaCO3.
B. Na(CO3)2.
C. Na2CO3.
D. Na2(CO3)3.
Câu 36: Vận tốc của ô tô là 40 km/h. Điều đó cho biết gì?
A. Ô tô chuyển động được 40 km.
B. Ô tô chuyển động trong một giờ.
C. Trong mỗi giờ, ô tô đi được 40 km.
D. Ô tô đi được 1 km trong 40 giờ.
Câu 37: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?
A. Căn cứ vào quãng đường mà mỗi người chạy được.
B. Căn cứ vào số thời gian mà mỗi người đã chạy.
C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chạy được của mỗi người.
D. Căn cứ vào quãng đường chạy được trong một khoảng thời gian của mỗi người.
Câu 38: Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây?
A. 70,5 km/h.
B. 72,3 km/h.
C. 74,5 km/h.
D. 75,6 km/h.
Câu 39: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?
A. 40 km.
B. 10 km.
C. 15 km.
D. 34 km.
Câu 40: Một người đi bộ với vận tốc 4,4 km/h. Thời gian để đi từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu biết khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là 1,1 km?
A. 35 phút.
B. 30 phút.
C. 20 phút.
D. 15 phút.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 – CÁNH DIỀU
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Trong tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ, công việc “chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm” thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Xây dựng giả thuyết.
B. Quan sát, đặt câu hỏi.
C. Kiểm tra giả thuyết.
D. Phân tích kết quả.
Câu 2: Hạt mang điện tích dương trong nguyên tử là
A. hạt electron.
B.hạt proton.
C.hạt neutron.
D.hạt positron.
Câu 3: Cho sơ đồ nguyên tử nitrogen như sau:
Số hạt mang điện của nguyên tử nitrogen là
A. 2.
B. 7.
C. 5.
D. 14.
Câu 4: Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi
A. kích thước.
B. số hạt proton.
C. số hạt neutron.
D. khối lượng.
Câu 5: Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là
A. Cs.
B. Ca.
C. Cu.
D. Cl.
Câu 6: Biết nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron và 2 electron lớp ngoài cùng. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A.ô thứ 12, chu kì 2, nhóm IIIA.
B.ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.
C.ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIIA.
D.ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 7: Cho ô nguyên tố oxygen như hình sau:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tố oxygenở ô thứ 16 trong bảng tuần hoàn.
B. Nguyên tố oxygen có kí hiệu hóa học là O.
C. Nguyên tử oxygen có 8proton.
D. Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu.
Câu 8: Đơn chất là những chất được tạo thành từ
A. một nguyên tố hóa học.
B. hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học.
C. một nguyên tử.
D. 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 9: Phân tử calcium carbonate gồm một nguyên tử calcium, một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử calcium carbonate là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: Ca = 40 amu, C = 12 amu, O = 16 amu)
A. 68 amu.
B. 84 amu.
C. 100 amu.
D. 133 amu.
Câu 10: Phần lớn các nguyên tử khí hiếm có số electron lớp vỏ ngoài cùng là
A.10 electron.
B.4 electron.
C.8 electron.
D.6 electron.
Câu 11: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử oxygen (O):
Nguyên tử oxygen có xu hướng nhậnthêm 2 electron để tạo thành ion là
A. O2-.
B. O+.
C. O2+.
D. O-.
Câu 12: Hóa trị của nguyên tố nitrogen trong phân tử ammonia (có công thức hóa học NH3) là
A.I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 13: Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang, ta cần sử dụng mấy cổng quang điện?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau đây, phép đổi nào là sai?
A. 12 m/s = 43,2 km/h.
B. 48 km/h = 23,33 m/s.
C. 150 cm/s = 5,4 km/h.
D. 62 km/h = 17,2 m/s.
Câu 15: Để đo tốc độ chuyển động ta cần sử dụng các dụng cụ gì?
A. Dụng cụ đo độ dài.
B. Dụng cụ đo thời gian.
C. Dụng cụ đo khối lượng.
D. Cả A và B.
Câu 16: Một máy bay bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu coi máy bay bay đều với thời gian bay là 1 giờ 42 phút và đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1 445 km thì vận tốc của máy bay là bao nhiêu km/h?
A. 1 445 km/h.
B. 850 km/h.
C. 750 km/h.
D. 650 km/h.
Phần 2: Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12.
a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.
b) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X.
c) Tính khối lượng nguyên tử X.
d) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và xác định số electron lớp ngoài cùng của X.
Bài 2: (2 điểm) Nguyên tử X có 3 electron ở lớp vỏ, nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện tích dương là 9.
a) Nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y không?
b) Nếu X và Y liên kết được với nhau thì liên kết đó là liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị? Viết sơ đồ minh họa sự tạo thành liên kết giữa X và Y.
Bài 3: (2 điểm) Một vật chuyển động trên quãng đường AB dài 80 m. Trong nửa quãng đường đầu tiên nó đi với vận tốc v1 = 2 m/s, trong nửa quãng đường sau nó đi với vận tốc v2 = 4 m/s. Thời gian vật chuyển động nửa quãng đường đầu, nửa quãng đường sau và cả quãng đường AB là bao nhiêu?
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 – CÁNH DIỀU
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)