Đề thi Hóa học 8 Chương 1 có đáp án, cực hay (8 đề)
Đề thi Hóa học 8 Chương 1 có đáp án, cực hay (8 đề)
Dưới đây là danh sách Đề thi Hóa học 8 Chương 1 có đáp án, cực hay (8 đề) gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 8.
Đề kiểm tra 15 phút
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1: Hãy kể 5 vật thể tự nhiên và 5 vật thể nhân tạo?
Câu 2: Cho những từ hoặc cụm từ: nhiệt độ sôi,chất, sôi, tính chất, biến đổi, nước, muối ăn (NaCl), tinh bột.hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho để điền vào chỗ ttrống trong các câu sau cho phù hợp:
a) Ngày nay khoa học đã biết hàng chục triệu __(1)__ khác nhau. Các chất thường gặp như __(2)__.
b) Mỗi chất đều có những __(3)__ nhất định, như nước có __(4)__ là 100ºC. Chất có thể __(5)__ thành chất khác.
Câu 3:
a) Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như sắt, nhôm, đồng, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.
b) Hãy kể ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp địa phương.
c) Hãy kể những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:
- 5 vật thể tự nhiên là: con voi, quả chanh, cây dừa, ngọn núi, con sông.
- 5 vật thể nhân tạo là: quyển sách, xe đạp, máy vi tính, đồng hồ, ngôi nhà.
Câu 2 :
a) (1): chất; (2) nước, muối ăn, tinh bột.
b) (3): tính chất; (4): nhiệt độ sôi; (5): biến đổi.
Câu 3 :
a) Ba vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình: quần áo, chén bát, xoong nồi.
b) Ba loại sản phẩm hóa học sử dụng nhiều trong sản xuát nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương là thuốc trư sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản thực phẩm.
c) Những sản phẩm hóa học:
• Phục vụ trực tiếp cho việc học tập là giấy, cặp, sách, bút, mực,…
• Bảo vệ sức khỏe của gia đình như thuốc chữa bệnh, thuốc bồi dưỡng sức khỏe,…
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1 : Người ta sử dụng phương pháp nào để tách :
a) Nước ra khỏi cát
b) Rượu etylic ra khỏi nước ( nhiệt độ sôi của rượu là 78,3°C)?
c) Tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Câu 2 : Có ba lọ mất nhãn đựng ba chất lỏng sau : nước tinh khiết, nước muối, nước đường. Hãy phân biệt ba lọ trên.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1 :
a) Để tách nước ra khỏi cát ta có thể dùng :
+) Phương pháp lọc : Cho hỗn hợp cát và nước vào phễu lọc, nước thấm qua giấy lọc và chảy xuống dưới, cát bị giữ lại trên giấy.
+) Phương pháp lắng gạn : để yên một lúc, cát lặng và không tan trong nước sẽ chìm xuống dưới, nước ở trên. Gạn để tách nước ra.
b) Để tách rượu ra khỏi nước, ta có thể phương pháp chứng cất phân đoạn.
Đun hỗn hợp trong bình chưng cất thì hơi rượu sẽ bay hơi trước, hơi rượu được dẫn qua ống sinh hàn để chuyển thành lỏng.
c) Để tách nước ra khỏi dầu hỏa ta dùng phương pháp chiết (phễu chiết).
Cho hỗn hợp vào phễu, vì dầu nhẹ hơn và không tan trong nước nên nổi lên trên thành lớp. Mở nhẹ ra để nước chảy ra vừa hết thì đóng khóa lại.
Câu 2 : Lấy ba ống nghiệm sạch, nhỏ vài giọt mỗi chất lần lượt cho vào ba ống nghiệm và đun trên ngọn đèn cồn.
- Sau một thời gian đun, ở ống nghiệm không thấy có dấu vết gì thì đó là nước tinh khiết
- Ống nghiệm sau khi đun có vết màu trắng thì đó là nước muối.
- Ống nghiệm sau khi đun có vết màu đen thì đó là nước đường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Nguyên tử là gì?
Câu 2: Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:
Hãy chỉ ra : số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Câu 3 : Biết số proton trong hạt nhân của oxi là 8, kali là 19, clo là 17, silic là 14, canxi là 20, nhôm là 13, lưu huỳnh là 16. Hãy xác định số electron trong các nguyên tử sau : SiO2 ; Al2O3 ; CaCl2 ; KCl.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện. nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Câu 2:
Câu 3:
Số electron của SiO2 là 14 + 8 x 2 = 30 electron
Số electron của Al2O3 là 13 x 2 + 8 x 3 = 50 electron
Số electron của CaCl2 là 20 + 17 x 2 = 54 electron
Số electron của KCl là 19 + 17 = 36 electron
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Câu 1 : Một nguyên tử Z có 16 proton trong hạt nhân. Hãy vẽ cấu tạo của nguyên tử Z.
Câu 2 : Cho các từ và cụm từ sau : liên kết ; electron ; sắp xếp electron. Hãy lựa chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau :
Nguyên tử có thể __(1)__ với nhau, nhờ __(2)__ mà nguyên tử có khả năng này. Do đó khả năng __(3)__ tuỳ thuộc ở số __(4)__ và sự __(5)__ trong vỏ nguyên tử.
Câu 3 : Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1 : Vì số p = số e = 16 → lớp 1 có 2 electron, lớp 2 có 8 electron, lớp 3 có 6 electron. Sơ đồ cấu tạo như hình vẽ sau.
Câu 2 : Nguyên tử có thể liên kết với nhau, nhờ electron mà nguyên tử có khả năng này. Do đó khả năng liên kết tuỳ thuộc ở số electron và sự sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử.
Câu 3 : Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử, vì : Khối lượng nguyên tử bao gồm khối lượng của hạt nhân và khối lượng của các electron mà khối lượng của electron rất nhỏ bé so với khối lượng của hạt nhân ( khối lượng của electron chỉ bằng 0,0005 lần khối lượng của proton) nên có thể bỏ qua.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 5)
Câu 1 : Hãy nêu định nghĩa về nguyên tố hoá học.
Câu 2 : Biết 1/4 nguyên tử X nặng bằng 1/3 nguyên tử kali. Xác định tên và kí hiệu của nguyên tố X.
Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. Hãy xác định tên và kí hiệu của nguyên tố X.
Câu 3 : Cho những từ và cụm từ : nguyên tử ; nguyên tố ; proton ; những nguyên tử. Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau :
Đáng lẽ nói những ___ loại này, những ___ loại kia, thì trong khoa học nói ___ hoá học này ___ hoá học kia.
Những nguyên tử có cùng số ___ trong hạt nhân đều là ___ cùng loại, thuộc cùng một ___ hoá học.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1 : Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 2 : Theo đề bài, ta có :
Theo đề bài, ta có: MX = 3,5 MO = 3,5 x 16 = 56 : sắt (Fe).
Câu 3:
Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hoá học này, nguyên tố hoá học kia.
Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là những nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
Đề kiểm tra 1 tiết
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1:
a) Lập công thức hóa học của các hợp chất hai nguyên tố sau: Ca và O, Al và Cl.
b) Tính khối lượng mol của các chất sau: H2O, Al2O3, Mg3(PO4)2, Ca(OH)2.
Câu 2: Xác định số prôton trong hạt nhân nguyên tử, số electron ở lớp vỏ nguyên tử, số lớp electron và số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho.
Câu 3: Một kim loại M tạo muối sunfat có dang M2(SO4)3. Hãy xác định công thức muói nitrat của kim loại M.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:
a) Gọi công thức tổng quát của Ca và O có dạng CaxOy
Theo quy tắc hóa trị thì: x × II = y × II
Chuyển thành tỉ lệ:
Vậy công thức hóa học là CaO.
- Gọi công thức tổng quát của Al và Cl có dạng AlxCly
Theo quy tắc hóa trị thì: x × III = y × I
Chuyển thành tỉ lệ:
Công thức hóa học của hợp chất là AlCl3.
b) Khối lượng mol của H2O là:
1 x 2 + 16 = 18
Khối lượng mol của Al2O3 là:
27 x 2 + 16 x 3 = 102
Khối lượng mol của Mg3(PO4)2 là:
24 x 3 + (31 + 16 x 4) x 2 = 262
Khối lượng mol của Ca(OH)2 là:
40 + (16 +1) x 2 = 74.
Câu 2:
Số proton là : 15
Số electron là: 15
Số lớp electron là: 3
Số electron lớp ngoài cùng là: 5
Câu 3: Từ công thức M2(SO4)3 → M có hóa trị III.
Mà gốc NO3̄ có hóa trị I → công thức muối nitrat của kim loại M là M(NO3)3.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố hóa học là 40; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số nơtron trong nguyên tử trên.
Câu 2: Tính hóa trị của nguyên tố Mn, S, Fe, Cu, N trong mỗi công thức hóa học sau: CuCl, Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2, NO2, FeCl2, N2O3, MnSO4, SO3, H2S trong đó Cl hóa trị I, nhóm (SO4) có hóa trị II, nhóm NO3 có hóa trị I. (Chỉ tính từng bước cho một công thức, còn các công thức sau chỉ ghi kết quả).
Câu 3: Nêu ý nghĩa của các công thức hóa học sau:
a) Fe2(SO4)3 b) O3 c) CuSO4
Câu 4: Lập công thức hóa học, tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi (công thức đầu gji đủ các bước, các công thức sau chỉ ghi kết quả):
a) Nguyên tố sắt(III) với nguyên tố Cl (I); nhóm SO4 (II); nhóm NO3 (I); nhóm PO4 (III); nhóm OH (I).
b) Nguyên tố S (II) với nguyên tố H; nguyên tố S (IV) với nguyên tố O; nguyên tố S (VI) với nguyên tố O.
c) Biết:
- Hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3.
- Hợp chất giữa nguyên tố Y với nguyên tố H là H3Y.
Hãy xác định công thức hóa học giữa X và Y (không tính phân tử khối).
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron.
Theo đề bài, ta có: p + n + e = 40 (1)
Vì p = e nên (1) → 2p + n = 40 (*)
Mà: 2p – n = 12 (**)
Từ (*) và (**) → n = 14
Câu 2:
- Xác định hóa trị của Cu trong CuCl:
Biết Cl có hóa trị I. Gọi hóa trị của Cu là a, ta có: 1 × a = 1 × I, rút ra a = I.
- Hóa trị của Mn, S, Fe, Cu, N trong các hợp chất còn lại là:
Fe2(SO4)3 (Fe hóa trị III);
Cu(NO3)2 (Cu hóa trị II);
NO2 (N hóa ttrị IV);
FeCl2 (Fe hóa trị II);
N2O3 (N hóa trị III);
MnSO4 (Mn hóa trị II);
SO3 (S hóa trị VI);
H2S (S hóa trị II).
Câu 3:
- Công thức Fe2(SO4)3 cho biết:
Hợp chất trên gồm 3 nguyên tố: Fe, S và O tạo nên.
Có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O trong phân tử.
Phân tử khối bằng: 56.2 + 3.32 + 16.12 = 400 (đvC).
- Công thức O3 cho biết:
Khí ozon do nguyên tố oxi tạo nên
Có 3 nguyên tử oxi trong một phân tử
Phân tử khối bằng: 16.3 = 48 (đvC)
- Công thức CuSO4 cho biết:
Hợp chất này gồm 3 nguyên tố Cu, S và O tạo nên.
Có 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong phân tử.
Phân tử khối bằng: 64 + 32 + 16 × 4 = 160 (đvC).
Câu 4:
a)– Fe(III) với Cl(I).
Công thức chung có dạng: FexCly
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
Công thức hóa học là: FeCl3
Phân tử khối FeCl3 là: 56 + 35,5 × 3 = 162,5 đvC.
– Các hợp chất của Nguyên tố sắt (III) với nhóm SO4 (II); nhóm NO3 (I); nhóm PO4 (III); nhóm OH (I) lần lượt là: Fe2(SO4)3, Fe(NO3)3, FePO4, Fe(OH)3.
Phân tử khối của Fe2(SO4)3 là 56 × 2 + (32 + 16 × 4) × 3 = 400 đvC.
Phân tử khối của Fe(NO3)3 là 56 + (14 + 16 × 3) × 3 = 242 đvC.
Phân tử khối của FePO4 là 56 + 31 + 16 × 4 = 151 đvC.
Phân tử khối của Fe(OH)3 là 56 + (1 + 16) × 3 = 107 đvC.
b) - H với S (II)
Công thức chung có dạng: HxSy
Theo quy tắc hóa trị, ta có: I × x = II × y →
Công thức hóa học là: H2S
Phân tử khối của H2S là 1 × 2 + 32 = 34.
- Hợp chất tạo bởi nguyên tố S (IV) với nguyên tố O là SO2.
Phân tử khối của SO2 là 32 + 16 × 2 = 64.
- Hợp chất tạo bởi nguyên tố S (VI) với nguyên tố O là SO3.
Phân tử khối của SO3 là 32 + 16 × 3 = 80.
c) Trong X2(SO4)3, nguyên tử X có hóa trị III.
Trong H3Y, nguyên tử Y có hóa trị III.
Vậy công thức hóa học giữa X và Y là XY.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Hóa Học lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu 1: Biết số proton trong hạt nhân của oxi là 8, kali là 19, clo là 17, silic là 14, canxi 20, nhôm là 13, lưu huỳnh là 16. Phân tử nào sau đây có số electron nhiều nhất?
A. SiO2
B. Al2O3
C. CaCl2
D. KCl
Câu 2: Biết 1đvC = 1,66.10-24 gam. Nguyên tử (Z) nặng 5,312.10-23 gam. Xác định tên và kí hiệu của nguyên tố (Z).
Câu 3: Hãy biểu diễn các ý sau:
a) Bốn nguyên tử nhôm
b) Mười phân tử clo
c) Bảy nguyên tử oxi
d) Chín phân tử muối ăn (NaCl)
Câu 4: Tính hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong các công thức hóa học sau: AlCl3, CuSO4, N2O5, NO2, Fe(OH)3, SO2, Fe(NO3)2.
Câu 5: Một hợp chất (X) có tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là: mMg : mC : mO = 2 : 1 : 4, biết MX = 84 đvC. Xác định hóa trị của Mg trong hợp chất (X) vừa lập.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: chọn C
Số electron của CaCl2 là: 20 + 17 x 2 = 54 electron.
Câu 2: NTK(Z) = 5,312.10-23/1,66.10-24 = 32 (đvC): lưu huỳnh (S).
Câu 3: a) 4Al b) 10Cl2 c) 7O d) 9NaCl
Câu 4: Gọi hóa trị của Al trong AlCl3 là x
Ta có: x.1 = I.3 → x = III.
- Gọi hóa trị của Cu trong CuSO4 là x
Ta có: x × 1 = II × 1 → x = II.
- Gọi hóa trị của N trong N2O5 là x
Ta có: x × 2 = II × 5 → x = V.
- Gọi hóa trị của N trong NO2 là x
Ta có: x × 1 = II × 2 → x = IV.
- Gọi hóa trị của Fe trong Fe(OH)3 là x
Ta có: x × 1 = I × 3 → x = III.
- Gọi hóa trị của S trong SO2 là x
Ta có: x × 1 = II × 2 → x = IV.
- Gọi hóa trị của Fe trong Fe(NO3)2 là x
Ta có: x × 1 = I × 2 → x = II.
Câu 5: Lập tỉ lệ: x : y : z = 2/24:1/12:4/16= 1/3 ∶ 1/3 ∶1 = 1: 1: 3.
Công thức nguyên (X): (MgCO3)n
Mà MX = (24 + 12 + 48)n = 84 → n = 1 → CTHH: MgCO3
Áp dụng quy tắc hóa trị → Mg có trị II.
Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Hóa học lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Chương 2: Phản ứng hóa học
- Chương 3: Mol và tính toán hóa học
- Chương 4: Oxi - Không khí
- Chương 5: Hidro - Nước
- Chương 6: Dung dịch
Tổng hợp Bộ đề thi Hóa học lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Hóa học của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều