Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 Học kì 1 có đáp án (Lần 1) (3 đề)

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 Học kì 1 có đáp án (Lần 1) (3 đề)

Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 Học kì 1 có đáp án (Lần 1) (3 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 9.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút lần 1 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

Câu 1: Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là gì?

A. Phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mỹ.

B. Góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới.

C. Mở đầu thời kì nhân loại sử dụng năng lượng nguyên tử.

D. Khống chế được các nước lớp trước một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Câu 2: Phương hướng chính của các kế hoạch 5 năm của Liên Xô là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

C. thực hiện cơ giới hóa nền nông nghiệp.

D. ưu tiên phát triển khoa học vũ trụ.

( Phương hướng chính của các kế hoạch 5 năm thứ năm (1951-1955) và thứ sáu (1956-1960)….là tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân.)

Câu 3: Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin là người đầu tiên

A. bay lên sao hỏa.

B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. bay vào vũ trụ.

D. đặt chân lên Mặt Trăng.

Câu 4: Liên Xô phòng con tàu “ Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất vào năm:

A. 1957

B. 1959

C. 1960

D. 1961

Câu 5: Thời điểm nào Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện?

A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 6: Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của

A. Cách mạng dân chủ nhân dân.

B. Cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 7: Năm 1957 đã diễn ra một sự kiện quan trọng ở Liên Xô?

A. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956-1960) được hoàn thành trước thời hạn.

B. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp, đứng hàng thứ hai (sau Mĩ).

C. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

D. Liên Xô đã phá thế độc quyền kinh tế và quân sự.

Câu 8: Mốc đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa là mốc nào?

A. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập.

B. Khối SEV thành lập.

C. Tổ chứ Hiệp ước Vác-sa-va thành lập.

D. Liên Xô hoàn thành khôi phục kinh tế.

Câu 9: Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện từ khi nào?

A. Năm 1973.

B. Cuối những năm 80.

C. Đầu những năm 80.

D. Năm 1985.

Câu 10: Câu 10: Sự kiện đánh dấu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn diễn ra ở đâu?

A. Ở Rô-đê-đia.

B. Ở Cộng hòa Nam phi.

C. Ở Tây Nam Phi.

D. Ở Ghi-nê Bít-xao.

Đáp án

1-A2-A3-D4-D5-A
6-A7-C8-B9-C10-B
Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút lần 1 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

Câu 1: Về đối ngoại, sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô thực hiện chính sách

A. chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

B. hòa hợp với các dân tộc, quan hệ hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. chuyển từ đối đầu sáng đối thoại.

D. hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

Câu 2: Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của

A. cách mạng dân chủ nhân dân.

B. cách mạng giải phóng dân tộc.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 3: Kết quả công cuộc “ cải tổ” đã đưa

A. kinh tế đất nước phát triển.

B. đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.

C. đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

D. đến sự tan rã của Liên bang Xô viết.

Câu 4: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tòn tại trong thời gian

A. Từ năm 1917 đến năm 1991.

B. Từ năm 1918 đến năm 1991.

C. Từ năm 1920 đến năm 1991.

D. Từ năm 1922 đến năm 1991.

Câu 5: Ở Đông Âu, khủng hoảng lên tới đỉnh cao vào cuối năm

A. 1980

B. 1985

C. 1988

D. 1990

Câu 6: Mốc đánh dấu sự chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô là mốc nào?

A. Góoc-ba-chốp cải tổ.

B. Cờ búa liềm trên nóc điện Cremli hạ xuống.

C. Đảo chính Góoc-ba-chốp.

D. Cộng đồng các quốc gia độc lập thành lập.

Câu 7: Chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu vào

A. đầu năm 1989.

B. cuối năm 1989.

C. đầu năm 1990.

D. cuối năm 1990.

Câu 8: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của

A. chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học.

C. một đường lối sai lầm.

D. tư tưởng chủ quan nóng vội.

Câu 9: Ở Đông Nam Á, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

D. Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Câu 10: Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc ( A-pác-thai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ điều gì?

A. Một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan dã.

C. Cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.

D. Chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.

( Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, và cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội là xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc đã thành công).

Đáp án

1-A2-A3-C4-D5-C
6-B7-B8-B9-A10-C
Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút lần 1 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

Câu 1: Điểm nào dưới đây KHÔNG phải mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thư hai là

A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

B. Tấn công tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

C. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh.

Câu 2: Đến năm 1868, Nhật Bản đã vươn lên trở thành

A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.

B. Cường quốc kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản.

C. Nước đế quốc quân phiệt với hệ thống thuộc địa rộng lớn.

D. Trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới.

Câu 3: Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. tác dụng của những cải cách dân chủ.

B. biết xâm nhập thị trường thế giới.

C. nhân tố con người.

D. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

(Sau chiến tranh kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, tất cả các ngành nông nghiệp công nghiệp, thương nghiệp đều bị sa sut, lạc hậu… đứng trước nguy cơ bị Mĩ chiếm đóng lâu dài, con người Nhật Bản đã cần cù, chịu khó, học hỏi để nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, học làm việc, học tập và sáng tạo ra các kĩ thuật, phương pháp sản xuất mang lại hiệu quả cao.)

Câu 4: Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại đã giúp Nhật Bản sớm kí được hiệp ước nào dưới đây?

A. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

B. Hiệp ước Hòa bình.

C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

D. Hiệp ước Vác-sa-va.

Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại do Mĩ khởi đầu diễn ra từ

A. Cuối thế kỉ XVIII.

B. Đầu thế kỉ XIX.

C. Đầu những năm 40 của thế kỉ XX.

D. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.

Câu 6: Hai đảng thay nhau nắm quyền ở nước Mĩ là

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

D. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.

Câu 7: Nội dung nào KHÔNG PHẢI là biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước tư bản Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật, I-ta-li-a cộng lại.

C. Mĩ nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng thế giới.

D. Đồng Đô-la là đồng tiền giao dịch quốc tế.

Câu 8: Nội dung nào KHÔNG PHẢI là nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Mĩ chịu nhiều tổn thất nặng nề khi tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 9: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.

D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 10: Cải cách quan trọng nhất Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. cải cách Hiến pháp.

B. cải cách ruộng đất.

C. cải cách giáo dục.

D. cải cách văn hóa.

Đáp án

1-B2-B3-C4-A5-D
6-C7-D8-D9-B10-A
Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút lần 1 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

Câu 1: Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh

A. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới.

B. Là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị Ianta.

C. Đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 2: Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 5 năm (1946-1950) của nhân dân Liên Xô đã hoàn thành trong thời gian

A. 5 năm.

B. 4 năm 3 tháng.

C. 4 năm 5 tháng.

D. 4 năm 8 tháng.

Câu 3: Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

B. Trật tự thế giới “một cực” được hình thành.

C. Duy trì hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Thành tựu quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.

C. Phóng tàu vũ trụ Phương Đông bay vòng quanh trái đất.

D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đồng minh tin cậy của phong trào cách mạng thế giới.

B. Cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao.

C. Nước viện trợ không hoàn lại giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945-1950 là gì?

A. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề.

B. Xây dựng nền kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh với Mĩ.

C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.

D. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị gián đoạn từ năm 1941.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu Liên bang Xô viết sụp đổ?

A. Nhà nước liên bang tê liệt.

B. Các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tác khỏi liên bang.

C. Cộng đồng các quốc giai độc lập (SNG) thành lập.

D. Tổng thống Góc-ba-chốp từ chức, lá cờ liên bang Xô viết trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống.

Câu 8: Sự tan rã của Liên bang Xô viết và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa các nước Đông Âu đã gây ra hậu quả gì?

A. Chấm dứt những ước vọng tốt đẹp xây dựng xã hội tốt đẹp của loài người tiến bộ.

B. Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

C. Đánh dấu sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

D. Là sự “cáo chung” của chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

Câu 9: Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành.

B. Trật tự thế giới “một cực” hình thành.

C. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”.

D. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa.

(Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ đứng đầu 2 cực của trật tự thế giới Ianta. Khi Liên Xô bị sụp đổ đồng nghĩa với việc chỉ còn 1 cực là Mĩ.)

Câu 10: Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế

A. của người chiến thắng, không phải chịu tổn thất gì.

B. của người chiến thắng nhưng không phải chịu những tổn thất hết sức nặng nền.

C. thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh.

D. thể hiện được vai trò và tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án

1-C2-B3-A4-D5-D
6-A7-D8-D9-B10-B

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Lịch Sử lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên