Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT Mê Linh

Bài viết đề thi thử vào 10 Văn năm 2024 Phòng GD&ĐT Mê Linh. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024.

Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT Mê Linh

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi vào 10 Văn 2024 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phần I: (6,5 điểm)

Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có những dòng hồi tưởng đầy xúc động:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Câu 1. Chỉ ra và giải nghĩa một thành ngữ có trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Hai câu thơ “Chỉ nhở khói hun nhêm mắt cháu/Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” giúp em cảm nhận được điều gì trong cảm xúc của người cháu?

Câu 3. Cũng trong bài thơ Bếp lửa, bắt đầu những suy ngẫm về bà là câu thơ:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”

a. Chép 07 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

b. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ em vừa chép để làm rõ những

suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một phép thế để liên kết câu và một câu cảm thán (gạch chân, chủ thích rõ câu cảm thán và phép thế).

Phần II: (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thể, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực ... Vẫn để không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt. cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga, Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định rõ một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Tác giá Phạm Lữ Ân khẳng định: “ ... thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai

có thể là bản sao 100% của ai cả.”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 3: Từ gợi dẫn của đoạn trích cùng trải nghiệm thực tế của bản thân, hãy bảy tỏ suy nghĩ của em trong một bài luận khoảng 01 trang giấy thi về ý kiến: “Người duy nhất bạn nên so sánh với bản thân mình chính là bạn của ngày hôm qua”.

Đáp án Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT Mê Linh

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

   

6,5

 

1

- Thành ngữ: “đói món đói mỏi”.

- Ý nghĩa: gợi cái đói triền miên, dai dẳng khiến con người ta kiệt sức.

0,5

0,5

 

2

Cảm xúc về mùi khói bếp đã trở thành quen thuộc và đọng lại thành dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người cháu. Sống mũi cay vừa là phản ứng tự nhiên với khói lửa vừa là phản ứng tâm lý xúc động khi nhớ về người bà thân thương, nhớ về những năm tháng cơ cực tuổi ấu thơ,… → cảm xúc vừa xót xa, vừa ngậm ngùi, xúc động ...

1,0

 

3

a. Chép tiếp chính xác 07 câu thơ tiếp theo thuộc khổ sáu

b. Viết đoạn NLVH

* Hình thức: đúng đoạn văn qui nạp (0,25đ); sử dụng câu cảm thán, phép thế đúng, có gạch chân, chú thích (0,5đ); dung lượng đủ (0,25)

* Nội dung: Học sinh có thể triển khai theo những hình thức khác nhau song cần bám sát nghệ thuật (biểu cảm kết hợp với bình luận; BPTT ẩn dụ, đảo ngữ, điệp ngữ; từ láy; giọng thơ thủ thỉ tâm tình nhưng đầy xót xa, ngậm ngùi, thấm thía ... ) trong đoạn thơ để có những phân tích, bình luận và đánh giá phù hợp làm rõ những suy ngẫm về bà và bếp lửa quê hương

- Suy ngẫm về cuộc đời bà:

+ Dằng dặc thời gian - “mấy chục năm rồi ... “: những cơ cực bà gánh vác như miên man, dằng dặc ..

+ Chất chồng khó nhọc: Từ láy “lận đận”, ẩn dụ “nắng mưa” thể hiện cuộc đời bà đầy lo toan, vất và, không thể đong đếm

=> Cảm nhận của người cháu đã cùng bà trải qua bao khó nhọc, thấu hiểu bà đến tận cùng mọi đắng cay.

- Suy ngẫm về hình ảnh của bà và ý nghĩa cao cả, thiêng liêng của công việc nhóm lữa:

+ Vừa bình dị đời thường: được gợi nhắc qua thói quen “dậy sớm”, “nhóm bếp lửa”. Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày - nhóm bếp lửa mỗi sớm mai trong gian bếp để sưởi ấm, để nấu bữa ăn cho gia đình => sự đảm đang, tần tảo và tấm lòng ấm áp yêu thương.

+ Vừa thiêng liêng cao cả: Bà làm công việc khởi đầu của một đời - bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quí trong tâm hồn cháu, bà truyền cho cháu:

. Tình yêu thương ruột thịt “nhóm niềm yêu thương”,

. Tình đoàn kết chia sẻ xóm làng “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”.

. Và đặc biệt, bà còn khơi dậy “những tâm tình tuổi nhỏ”, thức dậy trong cháu bao ước mơ và tình cảm tốt đẹp.

→ Như vậy:

+ Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa, truyền lửa

+ Ngọn lửa bà truyền cho cháu là ngọn lửa của tình yêu, niềm tin, đức hi sinh

+ Không chỉ bà truyền lửa cho cháu mà đây còn là sự trao truyền của thế hệ trước đối với thế hệ sau

- Cảm xúc, tình cảm của tác giả khi khám phá ra ý nghĩa kì lạ và

thiêng liêng của bếp lửa: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng-bếp lửa!”

- Câu cảm thán, từ “ôi” ở đầu câu: sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xúc động của cháu:

+ Kì lạ bởi bếp lửa chỉ được nhóm bằng củi rơm thông thường lại có sức sống phi thường tồn tại qua mọi đói khát, đạn bom, năng mưa luân chuyển.

+ Thiêng liêng bởi nó nuôi dưỡng tâm hồn với yêu thương và gắn bó, sẻ chia và hi vọng, niềm tin và nghị lực.

→ Người cháu yêu thương, trân trọng, nhớ về bà, về bếp lửa như nhớ một miền ký ức thân thương và cũng chính là nhớ về quê hương, cội nguồn với lòng tri ân sâu nặng.

* Lưu ý: Nếu học sinh chi diễn xuôi mà không khai thác nghệ thuật, chỉ cho tối đa một nửa số điểm của nội dung.

1,0

3,5

II

   

3,5

 

1

HS xác định rõ một phép liên kết

VD: + phép nối: “bởi thế”

+ phép lặp: “bạn”, “vịt”, “thiên nga” ...

+ phép thế: “chúng ta” (thay thế cho “bạn” “tôi”).

0,5

 

2

- Đồng ý với ý kiến của tác giả

- Khẳng định trong cuộc sống, mỗi người đều có một khả năng, thế mạnh, giá trị, sức mạnh tiềm ẩn, một điểm riêng biệt không ai giống ai.

0,25

0,75

 

2

Bài làm đảm bảo yêu cầu:

* Hình thức: Đúng bài văn nghị luận, có lập luận chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt sáng rõ, lưu loát, đủ độ dài theo quy định khoảng 01 trang giấy thi.

* Nội dung: Vấn đề cần nghị luận: “Người duy nhất bạn nên so sánh với bản thân mình chính là bạn của ngày hôm qua”.

- Giải thích: không nên so sánh mình với bất kì ai mà cần nhìn lại chính mình để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh từ đó hoàn thiện bản thân mình từng ngày; để tự tin, trân trọng giá trị bản thân.

- Bàn luận: Tại sao lại không nên so sánh với người khác mà chỉ nên so sánh với chính bản thân mình?

+ Cuộc sống cần đến sự so sánh, đối chiếu. Nhưng không nên so sánh bạn với bất kì ai trong thế giới này bởi bạn là duy nhất, không ai giống bạn và bạn không thể giống một ai khác.

+ Mỗi người có cuộc sống, hoàn cảnh, khả năng và giá trị riêng biệt. So sánh với chính bản thân mình là cần thiết để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; để bằng lòng và trân trọng với những gì mình đang có; để luôn thấy tự tin và hạnh phúc; để có ý thức tự hoàn thiện mình từng ngày.

+ Việc so sánh mình với người khác nếu theo hướng tiêu cực sẽ khiến bản thân luôn thấy tự ti, kém cỏi, thiệt thòi, từ đó sẽ dẫn đến sự bi quan, chán nản, tuyệt vọng.

* Lập luận phản biện: So sánh với chính bản thân mình không có nghĩa là bảo thủ, không cần nhìn nhận và học hỏi điểm mạnh của người khác. Vì việc biết nhìn nhận, đánh giá người khác một cách tích cực trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt cũng là cách để hoàn thiện bản thân mình hơn. So sánh với chính mình để tự tin chứ không tự bằng lòng một cách dễ dãi và thiếu sự phấn đấu.

(HS biết lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh làm rõ quan điểm)

- Bài học:

+ Luôn có ý thức hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

+ Luôn tự tin là chính mình, trân trọng bản thân mình đồng thời biết tôn trọng sự khác biệt, trân trọng tất cả mọi người.

*Lưu ý: GV chấm linh hoạt, khuyến khích HS có sự sáng tạo hợp lí, điểm thưởng cho những HS có lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo... ; Không cho điểm bài làm có suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc.

0,5

1,5

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Xem thêm đề thi thử vào 10 Ngữ văn năm 2024 trên cả nước khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên