Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT Yên Lạc
Bài viết đề thi thử vào 10 Văn năm 2024 Phòng GD&ĐT Yên Lạc. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024.
Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT Yên Lạc
Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi vào 10 Văn 2024 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và viết vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D ứng với đáp án đúng cho các câu hỏi (từ Câu 1 đến Câu 4):
“Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả các ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.5)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
A. Truyện người con gái Nam Xương.
B. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
C. Phong cách Hồ Chí Minh.
D. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Câu 2. Nội dung của đoạn văn trên là:
A. Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác.
B. Bác đi nhiều nơi, làm nhiều nghề và không ngừng học hỏi.
C. Bác có khả năng nói và viết theo nhiều thứ tiếng.
D. Bác rất am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa thế giới.
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
A. Tự sự.
B. Biểu cảm.
C. Nghị luận.
D. Thuyết minh.
Câu 4. Câu văn cuối cùng trong đoạn văn trên có phép tu từ nào?
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Liệt kê.
D. Nhân hóa.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về thói ỷ lại của giới trẻ hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn. Gạch chân câu nghi vấn đó.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2009, tr.140)
Đáp án Đề thi thử vào 10 Văn 2024 Phòng GD&ĐT Yên Lạc
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm).
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
A |
D |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội (Bàn về thói ỷ lại của giới trẻ hiện nay) có cấu trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
Phần |
Nội dung |
Điểm |
Mở đoạn |
Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Thói ỷ lại đang là “căn bệnh” nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. |
0,25 |
Thân đoạn |
* Giải thích và nêu thực trạng - Ỷ lại là bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. - Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề đòi hỏi con người phải chủ động giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người nhất là những người trẻ tuổi đang tự tạo cho mình thói quen xấu là phó mặc vào người khác từ việc nhỏ đến việc lớn. + Trong phạm vi gia đình: Ỷ lại hoàn toàn việc nhà cho người thân, sống vô trách nhiệm với người thân, gia đình. + Trong học tập: Ỷ lại vào bạn bè và thầy cô giáo, gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè hoặc mặc kệ không làm vì cho rằng thầy cô sẽ chữa bài… + Trong việc quyết định những việc lớn lao của cuộc sống thì phó mặc cho bố mẹ hoặc dựa dẫm vào quyền thế của gia đình |
0,75 |
* Nguyên nhân - Do sự lười biếng trong lao động, trong tư duy; thiếu nghị lực , thiếu năng lực đưa ra quyết định quan trọng khi cần thiết của một số bạn trẻ. - Từ cách giáo dục sai lầm của gia đình, quá nuông chiều con cái, bố mẹ gần như quyết định hộ con cái mọi việc... |
0,25 |
|
* Hậu quả - Người có thói ỷ lại sẽ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo...dễ gặp thất bại trong mọi việc. Thậm chí, vì không làm chủ được cuộc đời nên họ có thể trở thành nô lệ của đồng tiền, trở thành tay sai của người khác. - Người có thói ỷ lại sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội và tương lai của đất nước cũng không thể phát triển nếu chủ nhân tương lai của đất nước lười biếng, ỷ lại như vậy. |
0,5 |
|
* Giải pháp - Bản thân mỗi người cần rèn luyện lối sống tự lập, học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống. - Gia đình và nhà trường cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và cách giáo dục, không nuông chiều, bao bọc thái quá, cần hình thành và rèn luyện lối sống tự lập cho con em mình. |
0,25 |
|
* Bài học nhận thức và hành động: - Thói ỷ lại là lối sống lệch lạc mà chúng ta cần khắc phục. - Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ cần tích cực học tập, lao động, trau dồi kiến thức, kĩ năng sống để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến, chủ động đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt trong mọi việc. |
0,25 |
|
Kết đoạn |
- Khẳng định lại tác hại của thói ỷ lại. - Liên hệ bản thân. |
0,25 |
Đoạn văn có câu văn câu nghi vấn (gạch chân dưới câu nghi vấn) |
0,5 |
Câu 2: (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của đoạn thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Phần |
Nội dung |
Điểm |
Mở bài |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. |
0,5 |
Thân bài |
* Về giá trị nội dung - Vẻ đẹp của con người: + Chủ động, khỏe khoắn, đầy hứng khởi trong không khí lao động sôi nổi khẩn trương (Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng). + Tư thế, tầm vóc lớn lao, sánh ngang cùng vũ trụ. Con người vừa là một phần của thiên nhiên vừa thực sự làm chủ thiên nhiên và cuộc sống của mình (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng).. + Tình yêu tha thiết và lòng biết ơn sâu nặng dành cho biển quê hương (Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào). - Vẻ đẹp của thiên nhiên: + Không gian bao la, rộng mở, vừa kì vĩ vừa nên thơ. + Biển cả phong phú với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy như một bức tranh sơn mài, biển giàu có với sự đa dạng của các loài cá đẹp; biển ân tình với con người. - Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hòa, hô ứng với nhau tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ vừa gần gũi, đó là bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
4,0 |
* Về giá trị nghệ thuật - Bút pháp lãng mạn với cảm hứng say sưa, bay bổng cùng các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ trụ; thủ pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ. - Hình ảnh tráng lệ, kì vĩ; giọng điệu thơ sôi nổi, khỏe khoắn, nhịp thơ biến hóa linh hoạt tạo âm hưởng hào hùng, lạc quan. |
||
Kết bài |
- Đoạn thơ thể hiện sự thống nhất hài hòa giữa cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động mới; bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất nước và cuộc sống. - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. |
0,5 |
Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Xem thêm đề thi thử vào 10 Ngữ văn năm 2024 trên cả nước khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)