Đề thi vào lớp 10 Văn Đà Nẵng năm 2024 (có đáp án)



Phần dưới tổng hợp các Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng năm 2024 và các năm có đáp án chi tiết. Ngoài ra, VietJack còn biên soạn bộ 30 đề ôn thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 bám sát cấu trúc ra đề thi các năm gần đây.

Đề thi vào lớp 10 Văn Đà Nẵng năm 2024 (có đáp án)

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2024 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Đà Nẵng:

Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng Xem thử Đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Hướng dẫn làm các dạng bài thi vào 10 Văn

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng (các năm)

30 đề ôn thi vào 10 môn Văn 2024

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Đề thi môn: Ngữ văn

Năm học 2018 - 2019

Thời gian: 120 phút

Câu 1. (2,0 điểm)

   Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre,...

   “Tre già măng mọc". Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

   Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.

   Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,...

(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai)

a) Đọc đoạn trích trên, hãy xác định:

- Từ láy.

- Thành ngữ.

- Khởi ngữ.

b) Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 2. (3,0 điểm)

   "Con chim sẻ nhỏ chết rồi

   Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

   Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

   Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

   Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi."

(Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một)

Trong đoạn thơ trên, tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

   “ - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

   Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

   - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

   Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

   - Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

   Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

   - Chào anh.

   Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:

   - Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.

   Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình:

   - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

   Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

   (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. (2,0 điểm)

a)

- Từ láy: lồng lộng, mênh mông

- Thành ngữ: Tre già măng mọc

- Khởi ngữ: Các em

b)Từ "măng" trong "lứa măng non" được sử dụng theo nghĩa chuyển.

Câu 2: (3 điểm)

   Trong đoạn thơ trên, tác giả muốn nói về vô cảm: là một trạng thái tinh thần mà ở đó con người không có tình cảm, cảm xúc nhân bản trước bất kì sự vật hiện tượng nào diễn ra xung quanh họ. Họ sống ích kỉ, lạnh lùng, trái tim băng giá, thờ ơ trước những người gặp bất hạnh, không quan tâm đến những xâu xa xung quanh mình.

Phân tích:

- Hiện trạng: Căn bệnh vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

- Biểu hiện:

    + Không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.

    + Chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân.

- Nguyên nhân của sự vô cảm:

    + Lối sống thực dụng của nền kinh tế hiện đại.

    + Sự ích kỉ trong lòng mỗi người, sợ vạ lây,...

    + Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, với ứng dụng hiện đại đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến giới trẻ.

    + ....

- Hệ quả:

    + Nhân cách con người phát triển lệch lạc.

    + Sự thờ ơ vô cảm dẫn đến cái xấu, cái ác lên ngôi, xã hội rối loạn.

- Biện pháp:

    + Luôn mở lòng, yêu thương những người xung quanh, yêu thương mà không đòi hỏi nhận lại.

    + Biện pháp giáo dục đúng đắn.

Mở rộng và liên hệ bản thân

- Bên cạnh đó vẫn có những người luôn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.

- Yêu thương, giúp đỡ mọi người khiến cuộc sống của mỗi người trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn.

- Liên hệ bản thân

Câu 3. (5,0 điểm):

1. Giới thiệu chung:

- Tác giả:

    + Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.

    + Thành công ở truyện ngắn và kí.

    + Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.

    + Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.

- Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970.

- là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác già.

- Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết.

- Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm những nét đẹp của những nhân vật này.

2. Phân tích từng phần của đoạn trích theo nhân vật

- Anh thanh niên: không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, có phong cách sông đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người:

    + Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc nuối, bịn rịn.

    + Biếu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.

    + Gửi cô kĩ sư cái khăn tay kèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc.

    + Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

→ Anh thanh niên khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp.

- Ông họa sĩ: không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình, ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:

    + Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.

→ Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.

- Nhân vật cô kĩ sư

    + Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.

    + Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác - bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô.

→ Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới.

3. Tổng kết, đánh giá

- Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính những nhân vật và cho người đọc..

- “Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Đề thi môn: Ngữ văn

Năm học 2019 - 2020

Thời gian: 120 phút

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Vầng trăng quê em

        Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

       (Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).

Câu 2. (3,0 điểm)

       Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:

(…) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

       - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.

Và:

(...) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

       - Ba đi rồi ba về với con.

       - Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

       (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

Đáp án & Thang điểm

Câu 1 (2 điểm)

a. Phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là: mái tóc - Đây là cụm danh từ

c. Câu đặc biệt là câu 5: Khuya

d. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 7: nhân hóa, so sánh.

Câu 2: (3 điểm)

- Giới thiệu khái quát về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày vô cùng quan trọng.

- Triển khai các luận điểm để chứng minh cho vai trò quan trọng của lời chào:

        + Lời chào là một hình thức khởi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp.

        + Lời chào thể hiện thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác.

- Trong đời sống, lời chào như một hình thức xã giao để bắt đầu một cuộc nói chuyện được tự nhiên, lịch sự, cởi mở. Người vai dưới gặp người vai trên mà không biết chào hỏi là bất kính. Người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là thiếu lịch sự, hách dịch, khinh người.

- Lời chào khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện sự trân trọng của bản thân đối với người khác. Nó giúp ta xác định rõ ràng vị trí mỗi người trong giao tiếp. Từ đó, thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn, hiệu quả và đúng mực. Người nhận được lời chào cũng cảm thấy mình cảm được tôn trọng, vui vẻ, hạnh phúc.

- Lời chào còn có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa dân tộc (lời chào cao hơn mâm cỗ).

- Khái quát lại vấn đề: một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của lời chào.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn trích 1: Trước khi nhận cha: Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

- Các em dẫn dắt vào bài văn có thể lựa chọn qua: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

       (Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má". )

- Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại.

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

Phân tích đoạn trích 2: Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt.

       Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Ba...a...a...ba!

- Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.

- "Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run".

→ Chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

       Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả: sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén.

→ Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên