I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1. Tình hình thế giới
- Từ những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh...
- Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.
2. Tình hình Việt Nam
a. Chính trị
- Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, thi hành một số chính sách tiến bộ: ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí,...
- Tại Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động, song, Đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong quần chúng.
b. Kinh tế:
- Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.
+ Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền (cao su, cà phê,...)
+ Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ (đường, giấy, diêm,..).
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
⇒ Những năm 1936 - 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
c. Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
- Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
- Nông dân: này càng bị bần cùng hóa.
- Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, đời sống bấp bênh.
II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)
a. Hoàn cảnh triệu tập:
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
- Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng đói khổ, ngột ngạt...
⇒ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì.
b. Những quyết định quan trọng của hội nghị.
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
c. Ý nghĩa:
- Đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào đấu tranh mới.
- Nghị quyết Hội nghị chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Đông Dương.
d. Sự phát triển, hoàn thiện của đường lối đấu tranh.
- Chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các khì Hội nghị Trung ương vào năm 1937, 1938.
- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
- Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936).
- Phong trào đón rước phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương (đầu năm 1937).
- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7/1937).
- Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội, 1/5/1938).
Mít tinh tại Khu Đấu Xảo nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5/1938)
b. Đấu tranh nghị trường
- Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1939), nhằm mục đích:
+ Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.
+ Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai.
+ Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
- Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong, Dân chúng, Tin tức,...
Báo Dân chúng ra đời trong Phong trào dân chủ 1936 - 1939
- Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng,...
Tác phẩm “Vấn đề dân cày” do Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp biên soạn.
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
a. Ý nghĩa lịch sử
- Uy tín, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương được mở rộng, mở rộng trong quần chúng; chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như đường lối, chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng.
- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên được nâng cao một bước rõ rệt.
- Đội quân chính trị quần chúng được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục.
- Qua quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...
- Phong trào cách mạng 1936 – 1939 có ý nghĩa như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
b. Bài học kinh nghiệm
- Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc:
+ Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...