Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 11: Đồ chơi dân gian - Cánh diều

Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 11: Đồ chơi dân gian - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Công nghệ lớp 4 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, Hs: nhận biết và sử dụng được một số đồ chơi dân gian.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn.

- Năng lực công nghệ:

+ Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định, sử dụng an toàn các đồ chơi nơi công cộng

Quảng cáo

II. Đồ dùng dạy học

a. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, Một số hình ảnh trong SGK, sưu tầm thêm hình ảnh một số đồ chơi dân gian ở các vùng miền khác nhau hoặc video quá trình làm ra đồ chơi dân gian.

- Chuẩn bị một số đồ chơi dân gian để HS quan sát

b. Học sinh

- Vở ghi, SGK.

III. Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu

- Tạo hứng thú và nhu cầu tìm hiểu các đồ chơi dân gian phù hợp lứa tuổi.

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức trò chơi để HS thi kể về những đồ chơi dân gian mà em biết.

- GV đặt câu hỏi:

+ Trong các đồ chơi các bạn vừa kể, đồ chơi nào phù hợp với lứa tuổi chúng ta?

+ Sử dụng đồ chơi dân gian đó như thế nào cho an toàn?

=> Khen HS trả lời đúng. Hôm nay các em sẽ cùng cô tìm hiểu cách nhận biết và sử dụng đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi thông qua bài 11: Đồ chơi dân gian

- GV nêu mục tiêu bài học cần nắm

- HS kể

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- Chú ý lắng nghe

- HS đọc nối tiếp tên bài học

2. Khám phá

2.1. Một số đồ chơi dân gian (15 phút)

a. Mục tiêu

- Nhận biết được một số đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức cho HS quan sát 6 hình (đánh dấu A, B, C, D, E, G) và 6 nhãn tên đồ chơi dân gian (đánh số từ 1 đến 6)(SGK/55)

Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 11: Đồ chơi dân gian | Cánh diều

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 ghép tên đồ chơi dân gian với hình ảnh cho phù hợp

- GV gọi 1 2 nhóm trình bày, nhóm HS khác nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc SGK/56 mục em có biết và SGK/68 Đồ chơi dân gian được làm từ những vật liệu nào? Đồ chơi dân gian có đặc điểm chung gì?

- GV NX, tuyên dương

=> GV chốt kiến thức, đưa ra kết luận

+ Đồ chơi dân gian là đồ chơi hình thành trong đời sống con người và được làm thủ công.

+ Đồ chơi dân gian lưu giữ nét văn hoá truyền thống, được làm thủ công bằng những vật liệu đơn giản dễ kiếm như tre, giấy (diều giấy, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi, đầu lân, đèn kéo quân, chuồn chuồn tre,…), bột gạo hấp chín (tò he), lá cây (trâu lá mít, cào cào lá dứa,…).

Đặc điểm chung của đồ chơi dân gian là được làm làm thủ công từ những vật liệu đơn giản dễ kiếm.

– GV có thể nêu thêm cho HS một số thông tin mô tả cách làm một số đồ chơi dân gian. Tò he Bột gạo hấp chín có độ dẻo, độ dính được nhuộm màu. Màu có nguồn tự nhiên như màu vàng từ củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ nhọ nồi, màu xanh từ lá riềng,… Những cục bột nhỏ với nhiều màu sắc được nặn thành các hình thù ngộ nghĩnh. Châu chấu, cua lá dứa Lá dứa, lá dừa,… là những vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên. Chỉ cần chút khéo léo là chúng ta có thể tết thành đồ chơi hình con cào cào, châu chấu, con cua,... rất sống động (cho HS xem video và ảnh)

- Hs quan sát, đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm 2

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe, đọc SGK trả lời câu hỏi

- HS chú ý lắng nghe

- HS lắng nghe, quan sát

3. Luyện tập (10 phút)

a. Mục tiêu

- HS hệ thống hoá kiến thức về tên gọi đồ chơi dân gian.

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức trò chơi “Ai kể nhiều hơn?”.

+ Làm việc cả lớp: Mỗi lần chơi chọn 4 HS, tổ chức vòng tròn kể tên các đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi sau không trùng tên đồ chơi đã được kể trước đó, ai kể cuối sẽ chiến thắng.

- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu

- GV nhận xét, tuyên dương 1 số nhóm thực hiện đúng, nhanh

− GV cùng HS chốt kiến kiến thức về nhận biết và sử dụng đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. Tiếp đó, GV yêu cầu HS đọc nội dung phần “Kiến thức cốt lõi” trang 57 SGK

- HS lắng nghe.

- Cả lớp nghe luật chơi rồi chơi theo nhóm 4

- HS quan sát

- HS lắng nghe.

- HS đọc, cả lớp ghi nhớ.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Công nghệ lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Công nghệ lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Công nghệ lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên