Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể được một số quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em.

- Biết được vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

- Thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với lứa tuổi.

- Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia một số hoạt động liên quan tới quyền và bổn phận của trẻ em.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm đối với quyền và bổn phận của trẻ em.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.

- Bộ tranh về Quyền trẻ em theo Thông tư số 37/2021-TT/BGDĐT.

- Câu chuyện, bài hát, trò chơi gắn với nội dung chủ đề.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Quảng cáo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho cả lớp hát theo bài hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” (Nhạc: Lê Mây, lời: Phùng Ngọc Hùng).

https://www.youtube.com/watch?v=ktxObXeqNG8

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Trẻ em là mầm non, tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước bởi đất nước có phồn thịnh hay không là nhờ vào lớp trẻ ấy. Bài học “Quyền và bổn phận của trẻ em” sẽ giúp các em biết được những quyền cơ bản của mình và nghĩa vụ của mình đối với gia đình, với xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quyền của trẻ em

a. Mục tiêu: HS kể được một số quyền của trẻ em.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát các bức tranh trong SGK và cho biết: Các bạn trong tranh đang được hưởng quyền gì?

Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận:

+ Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

+ Các bạn trong tranh được hưởng những quyền như:

· Quyền được chăm sóc sức khoẻ.

· Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

· Quyền được học tập.

· Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự.

·Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

· Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: Em còn biết quyền nào khác của trẻ em?

- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận: Ngoài ra, trẻ em còn có rất nhiều quyền khác như:

· Quyền sống; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

· Quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật; Quyền bí mật đời sống riêng tư.

· Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi.

 

 

 

 

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Đạo đức lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên