(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 33 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 10 Bài 33 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 33 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD
Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 10 Bài 33 (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.
2. Về kĩ năng
Nhận diện được những đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
3. Về thái độ
- Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và địa phương
- Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở điạ phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp, ...)
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Bản đồ công nghiệp thế giới, VN.
- Máy chiếu, tranh ảnh liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sgk, vở bài tập, vở ghi.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo hứng thú học tập thông qua các hình ảnh, clip. - Liên kết với bài mới. 2. Phương pháp – kĩ thuật: phát vấn, thuyết trình. 3. Phương tiện: - Máy chiếu, tranh ảnh liên quan (một số nhà máy, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp) 4. Tổ chức hoạt động - GV giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh xem lần lượt các hình ảnh về các hoạt động sản xuất công nghiệp của VN hoặc thế giới (một số nhà máy, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp) và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Các hình ảnh, clip trên nói về điều gì? - HS nhận nhiệm vụ: HS làm việc theo hình thức cặp đôi. (GV theo dõi thái độ làm việc của HS) - Trao đổi – thảo luận: Giáo viên gọi một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung kiến thức. - Đánh giá và chốt kiến thức: GV thuyết trình bổ sung và chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài mới. Các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật ở mỗi lãnh thổ khác nhau đã hình thành các hình thức TCLTCN khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các hình thức TCLTCN chính, đó là Điểm CN, Khu CN tập trung, TTCN, Vùng CN Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1: Tìm hiểu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (3 phút) a. Mục tiêu: - HS biết vai trò của các TCLT công nghiệp. b. Phương thức: cả lớp, phát vấn, thuyết trình. c. Tổ chức hoạt động: |
|
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
---|---|
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và hiểu biết bản, hãy trả lời câu hỏi: - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội? Liên hệ đối với nước ta? + Thời gian: 2 phút. HS nhận nhiệm vụ: HS đọc SGK trả lời. Trao đổi – thảo luận: Giáo viên gọi một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung kiến thức. Đánh giá và chốt kiến thức: GV thuyết trình bổ sung và chuẩn kiến thức. |
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động. - Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. |
Nội dung 2: Tìm hiểu Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (30 phút) a. Mục tiêu: - Biết những đặc điểm chính của điểm công nghiệp, khu công nghiệp. Trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. - Xác định được điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp Bản đồ. b. Phương thức: thảo luận nhóm (4 nhóm), dạy học hợp tác, khai thác hình ảnh. c. Phương tiện: - Bản đồ công nghiệp thế giới, VN. - Máy chiếu, tranh ảnh liên quan. d. Tổ chức hoạt động: |
|
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Chuyển giao nhiệm vụ: - GV Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phân nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1: Điểm công nghiệp Nhóm 2: Khu công nghiệp tập trung Nhóm 3: Trung tâm công nghiệp Nhóm 4: Vùng công nghiệp - Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong bảng Một số hình thức TCLTCN và sự hiểu biết của bản thân, hãy: + Hoàn thành nội dung theo phiếu học tâp. + Lấy ví dụ minh họa về các hình thức TCLTCN của nước ta. + Thời gian thực hiện 5 phút. - HS nhận nhiệm vụ: Làm việc với bảng Một số hình thức TCLTCN trong SGK và trao đổi trong nhóm để trả lời. - Trao đổi – thảo luận: Các nhóm báo cáo và trao đổi với nhóm khác về kết quả làm việc. - Đánh giá và chốt kiến thức: + GV đánh giá và chuẩn kiến thức. + GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh về các hình thức TCLTCN. + GV gọi học sinh lên xác định một số trung tâm CN, vùng CN trên bản đồ. |
II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Điểm công nghiệp 2. Khu công nghiệp tập trung 3. Trung tâm công nghiệp 4. Vùng công nghiệp |
Phiếu học tập
Thông tin phản hồi Phiếu học tập
Điểm công nghiệp |
Khu công nghiệp |
Trung tâm công nghiệp |
Vùng công nghiệp |
|
---|---|---|---|---|
Vị trí |
Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu. |
Khu vực có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay... |
- Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi. |
- Vùng lãnh thổ rộng lớn. |
Quy mô |
Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp. |
Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất. |
- Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ. |
- Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. |
Mối quan hệ giữa các xí nghiệp |
Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác. |
Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao. |
- Có các xí nghiệp nòng cốt - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ |
- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ. |
C. Hoạt động luyện tập. Dự kiến thời gian 6 phút.
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng qua bài học, góp phần hình thành năng lực tự học, sáng tạo.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân – Vấn đáp.
3. Tổ chức hoạt động
Câu 1: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là?
A. Có các xí nghiệp hạt nhân.
B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.
C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Câu 2: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.
C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
D. Có các xí nghiệp nòng cốt.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.
D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu.
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung ?
A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.
B. Đồng nhất với một điểm dân cư.
C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.
D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu.
+ Trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 132.
D. Hoạt động vận dụng – mở rộng. Dự kiến thời gian 2 phút.
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn của địa phương.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
3. Tổ chức hoạt động
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS về nhà tìm hiểu tư liệu về một số khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp của tỉnh Quảng Nam hoặc VN. (Nội dung: Tên hình thức - Vai trò – Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố và hoạt động của hình thức đó). Giờ học sau sẽ báo cáo kết quả.
- HS nhận nhiệm vụ: Ghi chép nhiệm vụ về nhà tìm hiểu.
Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp)
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)