Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được một số tổ chức quốc tế và khu vực: Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức thương mại thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
- Khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung
- Tự học tự chủ: Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề. Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
b. Năng lực địa lí
- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí để hiểu được: một số tổ chức khu vực và quốc tế, một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay; xây dựng được bảng so sánh các tổ chức quốc tế và khu vực theo các tiêu chí khác nhau); khai thác internet phục vụ môn học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế (tìm kiếm thông tin để cập nhật về các tổ chức khu vực và quốc tế và các vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay).
3. Phẩm chất
- Hiểu được sự cần thiết và ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình trên thế giới.
- Biết được vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực để từ đó thêm tự hảo và thêm yêu quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
- Khổ giấy lớn, bút lông, nam châm gắn bảng, phiếu học tập, một số hình ảnh về các tổ chức quốc tế và khu vực, một số vấn đề mang tính toàn cầu…
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, tập ghi chép.
- Giấy note
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT) - 3 PHÚT
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho bài học, dẫn dắt kiến thức vào bài mới.
b. Nội dung:
- Học sinh tham gia trò chơi khởi động do giáo viên tổ chức.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cờ (biểu tượng) của một số tổ chức quốc tế và khu vực, yêu cầu học sinh nối đúng với tên của tổ chức đó:
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nối đúng cờ với tên của tổ chức. GV hỗ trợ khó khăn (nếu có)
- Báo cáo, thảo luận: GV nhận xét kết quả làm thực hiện nhiệm vụ của HS.
- Kết luận: GV giới thiệu sơ qua về các tổ chức quốc tế và khu vực sau đó dẫn dắt vào bài: Để đảm bảo một nền hòa bình trên thế giới và nhằm điều tiết, giám sát, thúc đẩy hoạt động kinh tế toàn cầu và khu vực, các nước đã hình thành các tổ chức kinh tế và khu vực. Vậy các tổ chức này có vai trò như thế nào? Các vấn đề an ninh toàn cầu mà thế giới phải đối mặt hiện nay là gì?
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tổ chức quốc tế và khu vực (15 phút)
a. Mục tiêu
- Trình bày được một số tổ chức quốc tế và khu vực: Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức thương mại thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Lập được bảng tổng hợp về các tổ chức quốc tế theo tiêu chí tổng hợp
b. Nội dung
HS sử dụng SGK và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng sau:
Tên tổ chức |
UN |
WTO |
IMF |
APEC |
Năm thành lập |
||||
Số thành viên |
||||
Năm VN gia nhập |
||||
Tôn chỉ hoạt động |
||||
Mục tiêu hoạt động |
c. Sản phẩm
Sản phẩm của học sinh trên giấy A0
d. Tổ chức thực hiện
● VÒNG CHUYÊN GIA
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia nhận nhiệm vụ như sau:
+ Nhóm 1: Trình bày về tổ chức Liên hợp quốc
+ Nhóm 2: Trình bày về tổ chức Thương mại Thế giới
+ Nhóm 3: Trình bày về Quỹ Tiền tệ Quốc tế
+ Nhóm 4: Trình bày về Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thảo luận hoàn thành trong vòng 4 phút
● VÒNG MẢNH GHÉP
Ở mỗi nhóm, thành viên các nhóm tự đánh số cho cá nhân từ 1 đến 9, nếu dư ra lại xoay vòng về số 1. Sau khi các nhóm hoàn thành đánh số, học sinh sẽ di chuyển, các cá nhân số 1 cùng về vị trí nhóm 1, các cá nhân số 2 cùng về vị trí nhóm 2, các cá nhân số 3 cùng về vị trí nhóm 3, các cá nhân số 4 cùng về vị trí nhóm 4 để hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho cả 4 nhóm như sau: Trình bày về các tổ chức quốc tế và khu vực theo mẫu sau trong thời gian 5 phút:
Tên tổ chức |
UN |
WTO |
IMF |
APEC |
Năm thành lập |
||||
Số thành viên |
||||
Năm VN gia nhập |
||||
Tôn chỉ hoạt động |
||||
Mục tiêu hoạt động |
Hết thời gian nhóm 1 đưa sản phẩm cho nhóm 2, nhóm 2 đưa sản phẩm cho nhóm 3, nhóm 3 đưa sản phẩm cho nhóm 4 và nhóm 4 đưa sản phẩm cho nhóm 1. Trong thời gian 2 phút, các nhóm bắt đầu chấm và sửa lỗi cho nhau bằng bút màu đỏ. GV quan sát và hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn.
- Báo cáo, thảo luận: GV nhìn tổng thể sản phẩm của 4 nhóm, chọn ra sản phẩm ưng ý nhất và gọi 1 nhóm bất kỳ đứng dậy báo cáo sản phẩm, các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh.
+ GV chốt nội dung và mở rộng một số thông tin liên quan
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm an ninh toàn cầu (3 phút)
a. Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm an ninh toàn cầu, phân loại an ninh toàn cầu.
b. Nội dung
- HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết của bản thân để nêu khái niệm an ninh toàn cầu và cách phân loại
c. Sản phẩm:Sản phẩm của học sinh trên phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và hiểu biết của bản thân để hoàn thành phiếu học tập sau:
+ Khái niệm: An ninh toàn cầu chính là trạng thái ………(1)………. của toàn thế giới. Nhân tố quan trọng để bảo đảm an ninh toàn cầu chính là ………(2)… ……. con người.
+ Phân loại:
Đáp án:
1. bình yên, ổn định và hoà bình
2. đảm bảo an ninh
3. an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...
4. an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước,...
- Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân để hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong thời gian 1 phút.
- Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian, GV gọi bất kỳ HS nào lên để trình bày kết quả, các học sinh khác bổ sung
- Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của học sinh.
+ GV tổng hợp kiến thức và cung cấp thêm một số thông tin mở rộng.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu số vấn đề an ninh toàn cầu (20 phút)
a. Mục tiêu
- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
b.Nội dung
- HS dựa vào kiến thức đã học và các tư liệu đã sưu tầm đề trình bày một số vấn đề an ninh toàn cầu
c. Sản phẩm:Nội dung trên giấy A0 của các nhóm về một số vấn đề mang tính toàn cầu
d. Tổ chức thực hiện
a. Mục tiêu
- Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
b. Nội dung
- HS dựa vào kiến thức đã học và các tư liệu đã sưu tầm đề trình bày một số vấn đề an ninh toàn cầu
c. Sản phẩm:Nội dung trên giấy A0 của các nhóm về một số vấn đề mang tính toàn cầu
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm (có thể chia thành 2 cụm, mỗi cụm 4 nhóm tùy theo sĩ số lớp) nhận nhiệm vụ như sau trong thời gian 5 phút:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về an ninh lương thực theo bảng tiêu chí sau:
Vấn đề |
Khái niệm |
Biểu hiện |
Giải pháp |
An ninh lương thực |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Địa Lí 11 Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
Giáo án Địa Lí 11Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh
Giáo án Địa Lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)