Giáo án Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Giáo án Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1: Kiến thức:
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và atlat.
3. Thái độ:
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
- Đàm thọai gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý
2. Phương tiện:
- Các hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.Hoạt động khởi động (5 phút): trò chơi “HỎI NHANH - ĐÁP GỌN”
- Bước 1. GV cho HS quan sát hình ảnh: Trang 3 Atlat Việt Nam trong vòng 2 phút
- Bước 2. HS nghiên cứu trong 3 phút.
- Bước 3. Thực hiện trò chơi. HS ghi đáp án trong bảng phụ bằng bút lông/ giơ tay trả lời
+ Để thể hiện khoáng sản là than, người ta dùng kí hiệu nào?
+ Để thể hiện cây ăn quả, người ta dùng kí hiệu nào
+ Để thể hiện các đối tượng địa lí di chuyển, người ta dùng kí hiệu gì?
- Bước 4: GV tổng kết, khen ngợi HS và nhắc lại vài vấn đề trọng tâm qua trò chơi để vào bài, nhấn mạnh đến các hình thức thể hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ.
4. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu
- Hình thức: Hoạt động cặp.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
- Thời gian: 8 phút.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và hình 2.2 trong SGK, thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau? - Đối tượng thể hiện là gì? - Hình thức thể hiện gì? - Khả năng biểu hiện như thế nào? Bước 2: - HS thảo luận và phân tích hoàn thành phiếu học tập - GV gọi đại diện nhóm HS lên trình bày kết quả. Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức. |
1. Phương pháp kí hiệu: - Đối tượng: phân bố theo dạng điểm: điểm dân cư, nhà máy, mỏ khoáng sản... - Hình thức: 3 dạng + Chữ + hình học + tượng hình - Khả năng thể hiện + Vị trí, phân bố + số lượng, chất lượng + động lực phát triển |
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm và phương pháp biểu đồ bản đồ
- Hình thức: Hoạt động nhóm.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
- Thời gian: 30 phút.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1 : Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Nhóm 2: Tìm hiểu phương phóa chấm điểm. Nhóm 3: Tìm hiểu phương pháp biển đồ, bản đồ Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu HT số 2. Bước 3: Hs các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu HT Bước 4: GV giúp HS chuẩn kiến thức. |
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp biểu đồ, bản đồ. |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Hoạt động củng cố (2 phút)
Chọn phương án đúng
Câu 1: Để thể hiện những đối tượng địa lý phân bố theo điểm cụ thể người ta dùng phương pháp:
A. bản đồ, biểu đồ.
B. kí hiệu.
B. chấm điểm.
C. đường chuyển động.
Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện các đối tượng địa lý như:
A. Hướng gió, hướng di dân, đường hành quân.
B. Đường hàng không, đường biển, đường biên giới.
C. Đường ô tô, ống dẫn dầu, đường sắt.
D. Điểm dân cư, quốc lộ, đường biên giới.
Câu 3: Phương pháp bản đồ, biển đồ thể hiện:
A. Vị trí chính xác của đối tượng địa lý.
B. Quy mô, chất lượng của đối tượng địa lý.
C. Số lượng, chất lượng và cơ cấu của đối tương địa lý.
D. Hướng di chuyển của đối tượng địa lý.
2. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Quan sát hình 2.3, 2.4, 2.5 và nội dung trong sách giáo khoa, thảo luận theo cặp trong vòng 5 phút hoàn thành nội dung bảng sau:
Bảng1: Phương pháp biển hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
Phương pháp | Đối tượng biển hiện | Hình thức biển hiện | Khả năng biển hiện |
---|---|---|---|
Kí hiệu đường chuyển động | |||
Chấm điểm | |||
Bản đồ-biểu đồ |
Phụ lục 2: Thông tin phản hồi
Bảng1: Phương pháp biển hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
Phương pháp | Đối tượng biển hiện | Hình thức biển hiện | Khả năng biển hiện |
---|---|---|---|
Kí hiệu đường chuyển động | - sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Ví dụ: gió, bão, dòng biển, vận chuyển hàng hóa, luồng di cư... |
đường mũi tên | + Hướng di chuyển của đối tượng + Khối lượng của đối tượng di chuyển + Chất lượng của đối tượng (tốc độ) |
Chấm điểm | đối tượng phân bố không đồng đều. | điểm chấm (tương ứng với một giá trị nhất định) | + Sự phân bố của đối tượng + Số lượng của đối tượng |
Bản đồ-biểu đồ | biểu đồ | giá trị tổng cộng của đối tượng trong những đơn vị phân chia lãnh thổ. | + Số lượng của đối tượng + Cơ cấu của đối tượng. |
2. Tổng kết ( 3 phút)
- Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS nhận biết các phương pháp biểu hiện trên bản đồ.
- GV gọi một HS trình bày tóm tắt những kiến thức trọng tâm của bài học.
3. Giao bài tập: ( 1 phút)
Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở. Đọc trước bài mới: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
V. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH
………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới khác:
- Địa Lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
- Địa Lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (tiếp)
- Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tài liệu Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới được biên soạn theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT bám sát chương trình Địa Lí lớp 10.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)