Giáo án GDCD 6 Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Giáo án Giáo dục công dân 6

Giáo án GDCD 6 Bài 9: Lịch sự, tế nhị

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hành ngày.

- Hiểu được lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp.

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của lịc sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày.

2. Thái độ

Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dung ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Kĩ năng

- Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có những hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.

- Có kĩ năng đánh giá bản thân và mội người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặc chưa biết sống chan hoà.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học

1. Giáo viên

Sưu tầm bài báo, tranh ảnh theo chủ đề, các mẩu truyện...

2. Học sinh

Sách giáo khoa, nháp, vở ghi…..

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………….

2. Kiểm tra bài cũ

GV: Liên hệ bản thân với chủ đề bài “sống chan hoà với mội người”

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Phân tích tình huống

GV:

- Hãy nhận xét hành vi của những bạn chạy vào lớp khi thầy giáo đang giảng bài?

- đánh giá hành vi của bạn Tuyết?

 

- Nếu là em, em sẽ xử sự như thế nào? vì sao?

HS: Thảo luận nhóm

GV: Gợi ý:

+ Phê bình gắt gao trước lớp trong giờ sinh hoạt.

+ Phê bình kịp thời ngay lúc đó.

+ Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học.

+ Coi như không có chuyện gì và tự rút ra bài học cho bản thân.

+ Cho rằng là học sinh thì sẽ thế nên không nhắc gì.

+ Phản ánh ngay với GV chủ nhiệm.

HS: Phân tích ưu nhược điểm của từng cách ứng xử.

GV: Nếu em đến họp lớp, họp đội muộn mà người điều khiển buổi họp đó cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn em, em sẽ xử sự như thế nào?

HS: Trả lời...

1. Tình huống: SGK

 

 

- Bạn không chào: vô lễ, thiếu lịch sự, thiếu tế nhị.

- Bạn chào rất to: thiếu lịch sự, không tế nhị.

 

- Bạn Tuyết: lễ phép, khiêm tốn, biết lỗi...lịch sự, tế nhị.

 

- Nhất thiết phải xin lỗi vì đã đến muộn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Có thể không cần xin phép vào lớp mà nhẹ nhàng vào.

Hoạt động 2: Xây dựng nội dung bài học

GV:

- Lịch sự, tế nhị biểu hiện ở những hành vi nào?

- Lịch sự, tế nhị có khác nhau không?

HS: Trả lời...

GV: Kết luận:

2. Nội dung bài học

 

a. Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với yêu cầu xã hội, thực hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

b. Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử.

c. Tế nhị, lịch sự thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp và quan hệ với những người xung quanh.

d. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiển trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.

Hoạt động 3: Luyện tập

GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk

HS: làm bài tập theo nhóm sau đó cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ...

3. Bài tập

Bài a/22:

Biểu hiện lịch sự: 1, 6, 7.

Biểu hiện tế nhị: 11.

Bài b/22:

Trường THCS B tổ chức cắm trại và ăn một bữa buffet. Vì lần đầu tiên được ăn buffet nên các bạn đều hào hứng tranh giành nhau thật nhiều đồ ăn. Duy nhất chỉ có bạn Hằng và bạn An ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, đến một chút nước canh cuối cùng cũng được người hai bạn đổ vào bát uống cạn. Ăn uống xong, chỉ có hai bạn đó ở lại giúp thầy cô dọn dẹp, vệ sinh sân trường. Sau khi dọn xong, hai bạn đã rất lễ phép chào hỏi thầy cô rồi ra về.

Bài c/22:

Học sinh tự phân tích hành vi của bản thân thể hiện rõ thái độ lịch sự, tế nhị.

VD: Không cười đùa khi đến dự đám tang, không chế giễu ngoại hình của bạn bè...

Bài d/22:

Hành vi của Tuấn là thiếu lịch sự, tế nhị vì: hút thuốc nơi công cộng làm ảnh hưởng đến mọi người. Đã được nhắc nhở khéo léo nhưng Tuấn vẫn cố tình hút mà còn nói to, gây khó chịu cho người khác. Đây là hành vi thiếu lịch sự, tế nhị.

Hành vi của Quang thì trái ngược hoàn toàn với Tuấn. Khi thấy bạn hút thuốc, Quang không nói to (vì sợ làm bạn xấu hổ) mà góp ý rất chân thành, nhẹ nhàng. Đây là hành vi của người tế nhị, lịch sự, biết tôn trọng người khác.

4. Củng cố

GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.

? Em sẽ làm gì để trở thành người lịch sự, tế nhị?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Hướng dẫn học sinh xem trước nội dung bài 10.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên