Giáo án GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiếp theo)

Giáo án GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo, năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.

2. Kĩ năng

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.

3. Thái độ

- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên

SGK, SGV, Tranh ảnh, Chuyện kể, Giấy khổ lớn, bút dạ…

2. Học sinh

Đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

- Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ

? Kể một câu chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo?

? Suy nghĩ của em về câu chuyện đó?

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.

Gv. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm

Nhóm 1

? Thế nào là năng động sáng tạo

I/ Đặt vấn đề:

II/ Nội dung bài học:

1. Định nghĩa:

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới cách giải quyết mới.

Nhóm 2:

? Nêu những biểu hiện thể hiện tính năng động sáng tạo?

2. Biểu hiện:

Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động và cuộc sống.

? ý nghĩa của năng động sáng tạo trong học tập và cuộc sống?

3. ý nghĩa:

- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.

- Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian đạt mục đích.

- Vinh dự cho bản thân gia đình và xã hội.

Nhóm 3

Chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?

Hs: Đại diện nhóm trả lời

Lớp nhận xét

Gv: Tống kết theo nội dung bài học.

4. Rèn luyện

- Rèn luyện tính siêng năng cần cù chăm chỉ

- Biết vượt qua khó khăn thử thách

- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích.

Hoạt động 3: Luyện tập.

GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

? Tìm những hành vi thể hiện tính năng động sáng tạo và không năng dộng sáng tạo?

Hs: Làm ra giấy

Lên bảng trả lời

Lớp nhận xét

Gv: Đánh giá- cho điểm

III. Luyện tập

Bài 1/29:

- Hành vi: b,đ,e,h.

Thể hiện tính năng động sáng tạo

- Hành vi: a,c,d,g.

Thể hiện không năng động sáng tạo

Gv: Hướng dẫn để học sinh có thể tự xây dựng kế hoạch khắc phục khó khăn, cần đến sự giúp đỡ của ai? Thời gian khắc phục kết quả?

Bài 2/30:

- Em tán thành với quan điểm (d), (e). Bởi vì năng động, sáng tạo là phẩm chất không thể thiếu của mỗi người. Nó giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn trong thời gian ngắn hơn.

- Em không tán thành với quan điểm (a), (b), (c), (đ). Bởi vì, lứa tuổi nào, lĩnh vực nào cũng cần năng động, sáng tạo. Thiếu nó, chúng ta sẽ trở lên thụ động, dập khuôn máy móc và làm việc kém hiệu quả.

?Tìm những hành vi thể hiện tính năng động sáng tạo?

Bài 3/30:

Hành vi (b), (c), (d) thể hiện tính năng động sáng tạo.

Bài 4/30: HS tự giới thiệu.

? Vì sao học sinh phải rèn tính năng động sáng tạo? để rèn đức tính đó, học sinh cần phải làm gì?

Bài 5/30:

- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động hơn trong công việc và học tập cũng như cuộc sống.

- Giúp các em xử lí linh hoạt các tình huống trong học tập, cuộc sống, từ đó mang lại kết quả tốt nhất trong công việc.

- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần chăm chỉ và ham học hỏi, biết lập kế hoạch và chủ động tìm tòi những phương pháp học tập, cách làm mới. Đồng thời học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Gv: Giúp học sinh chỉ ra những khó khăn trong lao động và cuộc sống hàng ngày.

Bài 6/31:

VD: - Học kém văn

- Cần sự giúp đỡ:

Cô giáo

Các bạn

Nỗ lực của bản thân

? Sưu tầm 1 số câu ca dao tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tính năng đống sáng tạo:

Bài 7/31:

- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- Cần cù bù thông minh.

- Thua keo này bày keo khác.

4. Củng cố

Gv: Tổ chức cho học sinh làm bài tập nhanh

Ghi các bài tập vào phiếu.

Câu 1. Những việc làm sau đây biểu hiện tính năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo ntn?

Biểu hiện hành vi

- Cô giáo Hà luôn tìm tòi cách giảng dạy GDCD để học sinh thích học.

- Bác Mai vươn lên làm giàu thoát khỏi nghèo.

- Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho là bài tập quá khó.

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động sáng tạo:

- Cái khó ló cái khôn

- Học một biết mười

- Miệng nói tay làm

- Há miệng chờ sung

- Siêng làm thì có

Siêng học thì hay.

Ngay từ bây giờ em làm gì để rèn luyện tính năng động sáng tạo.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Làm các bài tập trong sgk.

- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.

- Tìm những tấm gương, câu chuyện có tính năng động sáng tạo.

- Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 9 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên