Giáo án Hóa học 9 Bài 54: Polime mới nhất

Giáo án Hóa học 9 Bài 54: Polime mới nhất

I/Mục tiêu:

1/Kiến thức: Biết được

- Định nghĩa, cấu tạo,cách phân loại của polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp)(KTTT)

- Tính chất chung của polime.(KTTT)

- Khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, (KTTT) và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong đời sống và sản xuất

2/Kĩ năng:

-Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,… từ các monomer

-Sử dụng bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su, trong gia an toàn và hiệu quả

-Phân biệt một số vật liệu polime.

-Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp

3/Thái độ:

- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4/Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-Một số mẫu vật được chế tạo từ polime: PE, PVC,sợi bông, len lông cừu, sợi tơ tằm tơ nilon, cao su. hoặc ảnh, tranh các sản phẩm chế tạo từ polime

III/Tiến trình lên lớp:

1.ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

Protein có ở đâu? Nêu tính chất hoá học và ứng dụng của protein

3.Bài mới:

Tiết 1*Giới thiệu bài:Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì? nó có cấu tạo , tính chất và ứng dụng như thế nào?Hôm nay các em sẽ được nghiên cứu .

*Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:I/TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ POLIME, PHÂN LOẠI POLIME

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS viết công thức của của tinh bột và xenlulozơ , polietilen

-GV yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung về kích thước phân tử , khối lượng phân tử .

-GV bổ sung và kết luận

-GV yêu cầu HS trình bày những sản phẩm(tơ tằm, bông , tinh bột, cao su, PE, PVC.)và yêu cầu HS phân loại các polime trên theo nguồn gốc

-GV bổ sung và kết luận

-HS viết công thức

(-C6H10O5-)n ,

(-CH2 - CH2 - )n

-HS nhận xét (có phân tử khối rất lớn)

-HS làm theo yêu cầu của GV và phân loại polime

1.Polime là gì?

-Khái niệm về polime:Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau toạ nên

-Phân loại polime :

Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ,cao su thiên nhiên …

Polime tổng hợp :polietilen, polivinylclorua, tơ nilon ...

Hoạt động 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA POLIME

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV cho các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1

-GV cho đại diện của 1 nhóm HS trình bày

-GV yêu cầu nhóm khác nhận xét về dạng tồn tại của các phân tử polime

-GV bổ sung và kết luận

-GV cho các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số2

-GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày

-GV yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung về tính chất vật lí

-HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1

-Đại diện nhóm trình bày

-Đại diện nhóm khác nhận xét

-HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2

-Đại diện nhóm trình bày

-Đại diện nhóm khác nhận xét

*Cấu tạo :Gồm nhiều mắc xích liên kết với nhau

-Mạch thẳng, mạch nhánh và mạng không gian.

*Tính chất vật lí:Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hoàn thành bảng tổng hợp sau:

Tên polime Công thức chung Mắt xích Dạng mạch
PE
PVC
Tinh bột
xenlulozơ
Một protein đơn giản

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thí nghiệm Hiện tuợng Nhận xét
-Đun nóng nhựa PE(túi nilon), PVC(ống nước bằng nhựa)
-Hoà tan 1 số polime trong nước lạnh, nước nóng và trong rượu etylic PE, PVC, tinh bột
-Hoà tan crếp(cao su non) trong xăng, nhựa bóng bàn trong axeton

4/Tổng kết và vận dụng :

*GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1-Trong các chất sau đây, dãy nào là polime

Dãy chất Lựa chọn
Tinh bột, xenlulozơ, cao su, tơ, nhựa tổng hợp
Xà phòng, protein, chất béo, xenlulozơ, tơ nhân tạo
Đá vôi, chất béo, dầu ăn, đường glucozơ, dầu hoả.
Đường saccarzơ, nhựa PE, tơ tằm, protein

2-Hoàn thành bài tập số2 sgk

*GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 4

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

1.Hoàn thành bài tập số 4 sgk

TIẾT 2: *Giới thiệu bài:GV cho HS làm 2 THÍ NGHIỆM nhỏ:kéo dãn 1 sợi dây cao su rồi thả ra, kéo dãn nhẹ túi PE sau đó thả ra. Nhận xét hình dạng trước và sau THÍ NGHIỆM đối với mỗi vật.

-GV nhận xét bổ sung nếu cần thiết và kết luận :Dựa vào tính chất vật lí và ứng dụng của các polime khác nhau người ta chia polime thành 3 loại cơ bản đó là chất dẻo, tơ và cao su

*Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động1:II/TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHẤT DẺO

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV đưa ra 1 số mẫu vật chế tạo từ chất dẻo:bàn chải đánh răng, vỏ bút, ống nước PVC… giới thiệu cách chế tạo các vật dụng đó. Dẫn dắt HS tìm hiểu thành phần của chất dẻo

-GV bổ sung và kết luận

-GV cần lưu ý HS về những đặc tính của chất độn, chất phụ gia, có thể gây độc đối với người và đông vật. Vì vậy cần chú ý khi dùng dụng cụ bằng chất dẻo để đựng nước uống, thực phẩm…

-GV yêu cầu HS kể những ứng dụng của chất dẻo

-GV bổ sung và nhận xét

-HS quan sát các mẫu vật và chú ý lắng nghe để tìm hiểu thành phần của chất dẻo

-HS chú ý lắng nghe

-HS nêu ứng dụng của chất dẻo

-Chất dẻo là loại vật liệu chế từ polime có tính dẻo

Chất hoá dẻo:là làm tăng tính dẻo để dễ gia công, tạo hình.

Chất độn:làm tăng độ bền cơ học, độ bền nhiệt, tính chịu nước, chịu axit, chịu ăn mòn …

Chất phụ gia:tạo màu ,mùi

Hoạt động 2:TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA TƠ

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV hỏi HS về 1 số tơ, sợi mà các em đã biết .

-GV yêu cầu HS phân loại chúng theo nguồn gốc và quá trình chế tạo

-GV nhận xét và đưa ra sơ đồ phân loại sgk

-GV yêu cầu HS nêu những ưu điểm của tơ nhân tạo và tơ tổng hợp so với tơ tự nhiên

-GV thông báo sản lượng tơ đã đáp ứng yêu cầu của đời sống và sản xuất

-HS trả lời

-HS trả lời

-HS chú ý lắng nghe và quan sát sơ đồ

-HS trả lời

-HS chú ý lắng nghe

-Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng

-Phân loại:Tơ thiên nhiên , tơ hoá học(tơ nhân tạo, tơ tổng hợp)

Hoạt động 3:TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA CAO SU

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV hỏi HS về 1 số vật dụng được chế tạo từ cao su

-GV yêu cầu HS nêu những ưu điểm của cao su

-GV nhận xét và đưa ra sơ đồ phân loại cao su

-GV thông báo thêm cách chế tạo cao su tổng hợp

-HS trả lời (xăm lốp ô tô, xe máy,đệm ray…)

-HS trả lời (tính đàn hồi, tính chịu nhiệt, …)

-HS dựa vào sơ đồ để phân loại cao su

-HS chú ý lắng nghe

-Cao su là polime có tính đàn hồi

-Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện, chịu axit, kiềm…

-Phân loại:cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp

*Tổng kết và vận dụng:

-GV đưa ra sơ đồ tổng kết về polime và yêu cầu hoàn thành theo sơ đồ sau

Chất dẻo Cao su
Khái niêm
Tính chất
Ứng dụng

-Nếu còn dư thời gian GV yêu cầu HS đọc phần em có biết

*Dặn dò: HS học bài cũ và nghiên cứu bài thực hành : Tính chất của gluxit

-Kẻ bảng tường trình, nghiên cứu tính chất tác dụng của glucozơ với AgNO3 trong dd NH3, nhận biết glucozơ, saccarozơ, tinh bột

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn theo chuẩn Giáo án môn Hóa học 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên