Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước, vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hoạt động nhóm một cách có hiệu quả để tìm hiểu về vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước. Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết một số tình huống thực tiễn liên quan đến bài như: tình trạng cây bị héo, người bị mất nước, thiếu dinh dưỡng,…
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với đời sống sinh vật.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về vai trò của nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Ảnh mô hình cấu trúc, cấu tạo của phân tử nước.
- Video về nạn đói năm 1945:
https://www.youtube.com/watch?v=9L5cPs7n6O0
- Video về vai trò của nước đối với sinh vật:
https://www.youtube.com/watch?v=mDrKathOBEU
- Hình ảnh minh họa về những hậu quả động vật và thực vật khi bị thiếu nước hay thiếu dinh dưỡng.
- Phiếu học tập theo bảng 29.1.
- Bài giảng power point.
- Dụng cụ và hóa chất phục vụ thí nghiệm: nước, đường, muối, dầu ăn, cốc thủy tinh, thìa,…
2. Đối với học sinh
- Học bài cũ ở nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung:
- GV chiếu video nạn đói năm 1945 yêu cầu HS quan sát và cho biết nội dung video.
- GV chiếu hình ảnh một cây tươi tốt. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây lâu ngày không được tưới nước? Từ đó GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu video nạn đói năm 1945 yêu cầu HS quan sát và cho biết nội dung video. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV chiếu hình ảnh một cây tươi tốt. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây lâu ngày không được tưới nước? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, và thực hiện. - GV hướng dẫn và quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và kết luận: Nạn đói năm 1945 do thiếu lương thực thực phẩm hay được gọi là thiếu chất dinh dưỡng. - GV nhận xét nhấn mạnh và dẫn vào bài: Qua 2 trường hợp trên ta thấy rằng: Nước và các chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với sinh vật nói chung và với con người nói riêng. Vậy, nước và các chất dinh dưỡng có vai trò và tác động như thế nào đến sinh vật. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay |
- Các câu trả lời của HS. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước
a. Mục tiêu:
- HS nêu được thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất của nước.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về thành phần hóa học và cấu trúc của nước.
- GV cho HS quan sát thí nghiệm để rút ra các tính chất của nước.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 29.1, đọc thông tin SGK: Hãy cho biết thành phần hóa học và cấu trúc của phân tử nước. - GV thực hiện một số thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát từ đó nêu tính chất của nước: TN 1: Quan sát mẫu nước trong cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa trong và rút ra nhận xét: màu sắc, mùi vị, hình dạng. TN 2: Đặt 3 cốc thủy tinh lên bàn, đổ nước vào 3 cốc - lượng nước bằng nhau. Cốc 1 cho vào một thìa muối, cốc 2 cho vào 1 thìa đường, cốc 3 em cho vào 1 ít dầu ăn. Dùng thìa khuấy đều cả 3 cốc. Yêu cầu HS quan sát TN và cho biết nước có khả năng hòa tan hoặc không hòa tan chất nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh các thí nghiệm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước - Thành phần hóa học và cấu trúc của phân tử nước: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc, có công thức hóa học là H2O. - Tính chất của nước: + Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100°C, đông đặc ở 0°C (nước đá). + Nước có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…nhưng không hòa tan được dầu mỡ. + Nước có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật
a. Mục tiêu:
- HS nêu được vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK, kết hợp với video về vai trò của nước đối với sinh vật và hình ảnh minh họa về những hậu quả đối với thực vật, động vật khi thiếu nước để HS nêu được vai trò của nước đối với sinh vật.
c. Sản phẩm học tập:
- Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Sự sống trên Trái đất liên quan và phụ thuộc vào nước. Nước là nhân tố quan trọng đối với các cơ thể sống. Sinh vật cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống. - GV chiếu video vai trò của nước yêu cầu HS theo dõi và ghi lại vai trò của nước đối với đời sống sinh vật? - GV hỏi: Khi bị mất nước do sốt hay tiêu chảy cơ thể bị mất nhiều nước ta cần làm gì? - GV lưu ý HS: Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi: trong máu, các cơ bắp, trong xương tủy, phổi… Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát video, hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vai trò của nước đối với đời sống sinh vật, chuyển sang nội dung mới. |
2. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật (1) Vai trò của nước: - Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật. - Nước là dung môi hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. - Nước là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp ở thực vật, tiêu hoá ở động vật... - Nước còn góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể. - Khi sinh vật bị thiếu nước, các quá trình sống trong cơ thể bị rối loạn, thậm chí có thể chết. - Khi bị mất nước, cần bổ sung nước, ăn thức ăn lỏng hoặc bổ sung nước qua đường tĩnh mạch (truyền nước). |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu vai trò của các chất chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
a. Mục tiêu:
- HS nêu được vai trò của các chất chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK mục III, liên hệ thực tế và các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Đáp án bảng 29.1
Chất dinh dưỡng |
Vai trò chính đối với cơ thể |
Thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng |
Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng |
Protein |
- Cấu tạo tế bào và cơ thể - Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra thuận lợi |
Các loại thịt, cá, các loại đậu…. |
- Thiếu:cơ thể gầy còm, chậm lớn, khả năng đề kháng kém - Thủa: tăng cân bất thường, táo bón... |
Carbohydrate |
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu |
Cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngô |
-Thiếu: mệt mỏi, khi năng tập trung giảm - Thừa: béo phì. |
Lipid |
- Dự trữ năng lượng, chống mất nhiệt - Là dung môi hòa tan một số vitamin |
Dầu thực vật, mỡ động vật, trứng, quả ba, hạt hướng dương. |
- Thiếu: Khả năng chịu lạnh kém, thiếu một số vitamin do cơ thể không hấp thụ được..... - Thừa: béo phì, xơ vữa | mạch máu, gan nhiễm mỡ.... |
Vitamin và muối khoáng |
- Tham gia cấu tạo nên enzyme, xương răng. - Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể |
Rau, củ, quả, trứng, sữa,… |
- Thiếu: cơ thể gầy còm, chậm lớn,… - Thiếu hoặc thừa đều gây rối loạn cho các quá trình sống. Ví dụ: Thiếu vitamin D, gầy còi xương. |
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 2.3.1: Tìm hiểu về vai trò của chất dinh dưỡng với thực vật | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình trong SGK, liên hệ kiến thức đã học và kiến thức từ thực tế để trả lời các câu hỏi: (1) Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? (2) Kể tên một số chất dinh dưỡng ở thực vật? (3) Khi cây thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng có biểu hiện nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV giới thiệu một số loại phân bón phổ biến mà người trống dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, ví dụ: phân đạm chứa nitrogen, phần lần chứa phosphorus, phân kali chứa potassium, phản N - P – K chứa nitrogen, phosphorus, potassium. - GV giới khả năng đặc biệt của rễ cây họ đậu – cố định đạm. |
III. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật 1. Vai trò của chất dinh dưỡng với thực vật - Chất dinh dưỡng ở thực vật là các chất khoáng được hấp thụ chủ yếu ở đất: + Những chất cơ thể cần với số lượng lớn (C, H, O, N...) là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể như protein, diệp lục... + Những chất cơ thể cần với số lượng ít (Cu, Fe, Zn. Mn,...) tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất. - Khi cây thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ có các dấu hiệu bất thường như là đối màu, quả dị dạng... - Nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau ở các loài thực vật, do đó người ta thường trồng thay đổi các loài cây trên cùng một diện tích ở các mùa vụ khác nhau trong một năm để tránh suy kiệt một số chất dinh dưỡng trong đất. |
Hoạt động 2.3.2: Tìm hiểu về vai trò của chất dinh dưỡng với động vật | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đối với động vật. - GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4-5) HS thảo luận trong 5 phút hoàn thiện bảng 29.1, (mỗi nhóm tìm hiểu về 1 nhóm chất). + Nhóm 1,5: Tìm hiểu về Protein. +Nhóm 2,6: Tìm hiểu về carbohydrate. + Nhóm 3,7: Tìm hiểu về lipid. + Nhóm 4,8: Tìm hiểu về vitamin và muối khoáng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mở rộng kiến thức: Chiếu ảnh tháp dinh dưỡng và giới thiệu chế độ ăn đối với lứa tuổi 12-14: Trẻ em từ 12 đến 14 tuổi nên ăn 2 phần trái cây, 5 đến 6 phần rau củ, 3.5 phần sữa, 5 đến 6 phần bánh mì, cơm, ngũ cốc và 2.5 phần cá, thịt. Chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm: bột đường, đạm, chất béo và các vitamin khoáng chất. Các em nên uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khỏe và giải khát tốt nhất. Đặc biệt, là những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Hạn chế những loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao, trà, tăng lực và cà phê. Từ đó đưa lời khuyên đối với các HS không nên nhịn ăn để giảm cân giữ dáng. |
2. Vai trò của chất dinh dưỡng với động vật - Thức ăn của động vật chứa các loại chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, trong đó những chất dinh dưỡng động vật cần với lượng lớn như chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate) và chất béo (lipid). Những chất cơ thể cần ít hơn nhưng không thể thiếu và vitamin và chất khoáng. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học về vai trò của nước và chất dinh dưỡng thông qua trả lời câu hỏi.
b. Nội dung:
- HS sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các câu hỏi sau:
Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì:
A. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
B. Nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.
C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. Nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 2. Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào sau đây?
(1) Sốt cao.
(2) Đi dạo.
(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.
(4) Ngồi xem phim.
(5) Nôn mửa và tiêu chảy.
A. (1), (3), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (4).
D.(2), (4), (5).
Câu 3. Đâu không phải là tính chất của nước?
A. Là chất lỏng.
B. Không màu, không mùi, không vị.
C. Hòa tan được dầu, mỡ.
D. Có thể tác dụng được với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.
Câu 4. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể?
A. 50%.
B. 70%.
C. 90%.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống chúng ta vì:
A. Nhiệt dung riêng cao.
B. Liên kết hydrogen giữa các phân tử.
C. Nhiệt bay hơi cao.
D. Tính phân cực.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
Câu 1. Đáp án B.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Đáp án B.
Câu 5. Đáp án D.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV có thể hỏi theo từng câu, gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đưa đáp án và kết luận.. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết một số tình huống thực tiễn liên quan đến bài như: tình trạng cây bị héo, người bị mất nước, thiếu dinh dưỡng,…
b. Nội dung:
- HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.(làm ở nhà)
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
Câu 1. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là câu tục ngữ của nhân dân ta chỉ ra 4 yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp lúa nước, đó là 4 yếu tố: Nước, Phân bón, Công chăm sóc, Giống lúa. - Nhất nước: Thứ nhất là Nước. Ruộng lúa phải đảm bảo nước đầy đủ. - Nhì phân: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón cần được bón đúng loại, đầy đủ và đúng thời điểm. - Tam cần: Thứ ba là Cần, tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc, ví dụ làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, v.v.. - Tứ giống: Thứ tư là Giống, tức là giống lúa, giống tốt thì mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đây là 4 yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao.
Câu 2. Để phòng tránh bị bệnh bướu cổ, nên bổ sung các loại thức ăn có chứa iot trong bữa ăn hằng ngày như trứng gà, rau cần, tảo bẹ, cá biển,....
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi: Câu 1. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”? Câu 2. Hãy tìm hiểu và nêu một số loại thức ăn có trong bữa ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh bướu cổ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện làm bài tập vào vở bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS trả lời vào đầu tiết học sau hoặc kiểm tra vở bài tập của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Kết quả Bảng 29.1: Vai trò của chất dinh dưỡng đối với động vật
Chất dinh dưỡng |
Vai trò chính đối với cơ thể |
Thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng |
Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng |
Protein |
- Cấu tạo tế bào và cơ thể - Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra thuận lợi |
||
Carbohydrate |
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu |
||
Lipid |
- Dự trữ năng lượng, chống mất nhiệt - Là dung môi hòa tan một số vitamin |
||
Vitamin và muối khoáng |
- Tham gia cấu tạo nên enzyme, xương răng. - Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án KHTN 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Giáo án KHTN 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Giáo án KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Giáo án KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án KHTN 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án Khoa học tự nhiên 7 chuẩn của cả ba bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)