Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả để tìm ra con đường vận chuyển, hấp thụ nước và chất khoáng ở khắp các bộ phận của cây. Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết khoa học tự nhiên:Nhận biết, kể tên các loại mạch, các bộ phận của cây và vai trò của chúng.
- Tìm hiểu tự nhiên:Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Liên hệ và giải thích được các kiến thức vào thực tiễn trồng trọt: tưới nước và bón phân hợp lí, chăm sóc cây cối,...
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về con đường vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm.
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Video đóng - mở khí khổng, video về vận chuyển các chất trong cây, video sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
- Phiếu học tập.
- Bài giảng power point.
2. Học sinh:
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
- Tìm hiểu mạch gỗ - mạch rây ở thực vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
Cây xanh không có một “trái tim” để bơm máu đi nuôi cơ thề như ở hầu hết động vật, vậy theo em các chất cần thiết cho cơ thể thực vật (nước, chất khoáng và chất hữu cơ) được vận chuyển như thế nào trong cây?
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh động vòng tuần hoàn ở người. - GV đặt vấn đề: Cây xanh không có một “trái tim” để bơm máu đi nuôi cơ thể như ở hầu hết động vật, vậy theo em: các chất cần thiết cho cơ thể thực vật (nước, chất khoáng và chất hữu cơ) được vận chuyển như thế nào trong cây? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ 2 học sinh, nêu ra ý kiến cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. - Giáo viên:Theo dõi và động viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học: Tuy rằng, thực vật không có tim để bơm máu đi nuôi cơ thể như hầu hết các loài động vật, nhưng chúng có hệ mạch giúp vận chuyển các chất trong cơ thể. |
- Các câu trả lời của HS. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ
a) Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân và lá cây.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát H30.1 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở đâu?
2. Mô tả con đường nước và chất khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của cây.
- HS hoạt động nhóm 2 học sinh, quan sát H 30.1 và trả lời câu hỏi.
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập nhóm 2 HS, quan sát H 30.1 SGK trả lời câu hỏi: 1. Sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở đâu? 2. Mô tả con đường nước và chất khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của cây. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, thống nhất câu trả lời và ghi chép nội dung. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn học sinh kết luận nội dung con đường hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ. |
I. Sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ - Nước và chất khoáng hoà tan trong đất được các tế bào lông hút ở rễ. - Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo mạch gỗ lên các bộ phận khác của cây. Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ nước và chất khoáng. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự vận chuyển các chất trong cây
a) Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây.
b) Nội dung:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 5 HS), yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1: Bảng 30.1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c)Sản phẩm:
- Bảng 30.1
Loại mạch |
Hướng vận chuyển chủ yếu |
Chất được vận chuyển |
Nguồn gốc chất được vận chuyển |
Mạch gỗ |
Từ rễ → lá |
Nước, chất khoáng |
Được rễ hấp thụ từ trong đất |
Mạch rây |
Từ lá → cơ quan tích lũy, cơ quan cần dùng |
Chất hữu cơ |
Được lá tổng hợp nhờ quá trình quang hợp |
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập: yêu cầu HS đọc thông tin, hoạt động nhóm và quan sát hình ảnh mục II SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1: Bảng 30.1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, thống nhất câu trả lời và ghi chép nội dung vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung sự vận chuyển các chất trong cây. |
II. Sự vận chuyển các chất trong cây - Nước và chất khoáng hoà tan được vận chuyển theo mạch gỗ từ rễ lên các bộ phận khác của cây (dòng đi lên). - Chất hữu cơ do lá tổng hợp được vận chuyển đến nơi cán dùng hoặc nơi dự trữ nhờ mạch rây (dòng đi xuống). |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về quá trình thoát hơi nước ở lá
a) Mục tiêu:
- HS nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin SGK phần III, trang 128, quan sát hình ảnh 30.3 SGK, video đóng mở khí khổng, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sgk để tìm hiểu về hoạt động đóng mở khí khổng và ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá.
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS, HS rút ra được cơ chế hoạt động đóng mở của khí khổng và ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh SGK, video về sự đóng mở khí khổng thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 1. Mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng và cho biết độ mở của khí khổng phụ thuộc vào yếu tố nào? 2. Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường? 3. Tại sao vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh và video, thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi một đại diện nhóm bất kì trình bày câu trả lời, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Sau khi các nhóm hoàn thành phần tình bày của mình, GV chiếu lại video cho cả lớp cùng quan sát để chốt kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức. |
III. Quá trình thoát hơi nước ở lá. 1.Hoạt động đóng mở của khí khổng. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây phụ thuộc vào sự đóng, mở của khí khổng. - Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước làm khí khổng mở rộng tăng cường thoát hơi nước. - Khi cây thiếu nước tế bào khí khổng sẽ xẹp xuống, khí khổng đóng lại → giảm thoát hơi nước. 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước của lá - Thoát hơi nước ở lá góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cho cây, làm mát không khí xung quanh, giúp khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường. |
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
a) Mục tiêu:
- Trình bày được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin và hình ảnh sgk phần IV, trang 129, quan sát hình ảnh được GV cung cấp thêm, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS: hoàn thành PHT số 2.
Yếu tố ảnh hưởng |
Biểu hiện và minh họa |
Ánh sáng |
Ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng → thoát hơi nước → trao đổi nước và khoáng tăng hoặc giảm. |
Nhiệt độ |
Tăng (trong giới hạn) → thoát hơi nước tăng → tăng sự hút nước và khoáng. Hoặc giảm ngược lại. |
Độ ẩm đất và không khí |
Độ ẩm cao (trong giới hạn) → hệ rễ sinh trưởng tốt → sự hút nước và khoáng thuận lợi. |
Độ tơi xốp của đất |
Đất tơi xốp và thoáng khí → hấp thụ nước và khoáng thuận lợi |
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình ảnh sgk, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT số 2. - Liên hệ trả lời câu hỏi 3 SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi và PHT. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi một đại diện nhóm bất kì trình bày câu trả lời, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức. |
IV. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật - Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí, ... có ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật. |
Hoạt động 2.5: Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn.
a) Mục tiêu:
- Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn trồng, chăm sóc và bảo vệ cây.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin và hình ảnh sgk phần V, trang 130, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c)Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 3. - Sau đó trả lời các câu hỏi: 1. Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành, lá? 2. Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước cho cây. - Liên hệ thêm các biện pháp khác được sử dụng trong thực tế. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm nhỏ, thống nhất câu trả lời và ghi chép nội dung vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và chốt nội dung. |
V. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn. - Mỗi loài thực vật khác nhau có nhu cầu khác nhau về nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng. Đề cây trổng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao cần tưới nước, bón phân hợp lý cho cây. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học về trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
b) Nội dung:
- GV tổ chức Trò chơi: Ai là họa sĩ.
Tổ chức hoạt động nhóm vẽ con đườnghấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. qua mạch gỗ.
Câu 2: Khi cây thiếu nước, tế bào khí khổng sẽ xẹp xuống, khí khổng sẽ
A. khép lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài tăng lên.
B. khép lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.
C. mở rộng khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài tăng lên.
D. mở rộng khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.
Câu 3: Chất hữu cơ được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. qua mạch gỗ.
c)Sản phẩm:
- Hình ảnh học sinh vẽ trên giấy khổ lớn.
- 1.D; 2B; 3A.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS không sử dụng sách giáo khoa, vận dụng kiến thức đã học hoạt động nhóm, vẽ con đường hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ. Lưu ý:có chú thích và thuyết minh sản phẩm. - GV chiếu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập -HS tái hiện kiến thức đã học qua sản phẩm vẽ của nhóm. - HS đọc và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV cho lần lượt các nhóm lên báo cáo sản phẩm và thuyết minh, nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét, đánh giá tính thẩm mỹ và đúng đắn về kiến thức. - GV đưa đáp án và chốt kiến thức. |
- Các câu trả lời của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Liên hệ và giải thích được các kiến thức vào thực tiễn trồng trọt: tưới nước và bón phân hợp lí, chăm sóc cây cối,...
b. Nội dung:
- HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.(làm ở nhà)
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
Câu 1. Do ngập lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen nên quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và chất khoáng. Cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ cây ngập trong nước.
Câu 2. Khi độ ẩm không khí ở mức cao, không khí đạt trạng thái bão hòa hơi nước, nước vận chuyển từ mạch gỗ của rễ cây lên lá không thể hóa hơi qua khí khổng được và bị ứ đọng thành các giọt ở mép lá.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi: Câu 1. Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trọng với sự sống của cây? Câu 2. Đôi khi ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá vào buổi sáng sớm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện làm bài tập vào vở bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS trả lời vào đầu tiết học sau hoặc kiểm tra vở bài tập của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Loại mạch |
Hướng vận chuyển chủ yếu |
Chất được vận chuyển |
Nguồn gốc chất được vận chuyển |
Mạch gỗ |
|||
Mạch rây |
Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
1. Kể tên các yếu tổ ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
.............................................................................................................................................................................................................................................................
Yếu tố ảnh hưởng |
Biểu hiện và minh họa |
Phiếu học tập số 3
1. Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cần chú ý các yếu tố nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Nối tương ứng thông tin trong cột A với thông tin hợp lý trong cột B và giải thích
1. Cây non, cây mới trồng |
a. tăng cường bón phân hữu cơ, nhiều chất mùn tăng khả năng giữ nước và khoáng |
2. Sau mưa lớn, đất bị ngập nước |
b. cung cấp đủ nước |
3. Trời hanh khô, không mưa |
c. bón nhiều phân kali, tăng cường đậu quả, quả chắc, mẩy. |
4. Khi bón phân cho cây |
d. khơi rãnh tiêu nước. |
5. Vùng đất cát |
e. che bớt nắng, ngắt bớt lá ở những cây lớn. |
6. Trồng lúa (lấy hạt) |
f. theo dõi để hồi phục bộ rễ bị tổn thương. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án KHTN 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Giáo án KHTN 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Giáo án KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Giáo án KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án KHTN 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án Khoa học tự nhiên 7 chuẩn của cả ba bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)